Đông Dược Công Đức

kiến thức đông y ; phòng đông y quận 2 ; mỹ phẩm đông y ; thuốc thiên nhiên đông dược công đúc

sách về thuốc đông y ,cây thuốc đông y , bài thuốc đông y, thưc phẩm chức năng , sách y học đông y ,

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức
Đông Dược Công Đức
Chi tiết bài viết

 

 - TÁ KIM BÌNH MỘC 佐金平木

Phương pháp thanh túc Phế khí để ức chế Can mộc. Thường dùng để chữa chứng Can khí xông lên Phế, Phế khí không giáng xuống được. Thấy các triệu chứng: Đau tức hai bên hông sườn, khí suyễn không yên, mạch huyền.

- TÀ

❶ Còn gọi là Tà khí. Dùng để phân biệt với chính khí trong cơ thể. Là từ chung để chỉ các nhân tố gây ra bệnh. ❷ Các nguyên nhân gây ra bệnh. như khí của Lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả), và khí dịch lệ. Do từ ngoài xâm nhập vào cơ thể nên gọi là Ngoại tà.

- TÀ CHI SỞ TẤU , KỲ KHÍ TẤT HƯ 邪之所凑,其气必虚

Hiện tượng tà khí xâm nhập được vào cơ thể là do sức đề kháng của cơ thể vốn đã suy yếu.

- TÀ CHÍNH TIÊU TRƯỞNG 邪正消长

Quá trình đấu tranh giữa chính khí và tà khí. Trong giai đoạn này, nếu chính khí thắng tà khí thì bệnh tật thối lui, người bệnh bình phục dần. Nếu tà khí thắng, còn chính khí bị hao mòn, thì bệnh ngày càng nặng thêm.

- TÀ HẠI KHÔNG KHIẾU 邪害空窍

Các nhân tố gây bệnh xâm nhập vào các bộ phận như: mắt, mũi, miệng, tai gây nên bệnh.

- TÀ PHI MẠCH 斜飞脉

Còn gọi là Phản quan mạch. Do cấu tạo sinh lý của một số người có vấn đề đặc biệt, nên chỗ động mạch xích bộ của xương trụ hướng ra phía ngoài dọc theo hướng huyệt Hợp cốc, vì vậy nên khó tìm thấy được ở bộ vị bình thường.

- TÀ HỎA 邪火

Bệnh lý của Hỏa. Dùng để phân biệt với hoả sinh lý trong lục dâm. Những bệnh do hỏa tà gây nên, thường xuất hiện những triệu chứng phát sốt.

- TÀ KHÍ THỊNH TẮC THỰC 邪气盛则实

Trong quá trình tà khí xâm nhập vào cơ thể phát sinh bệnh. Sức đề kháng trong cơ thể còn mạnh thì lập tức giữa các nhân tố gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể sẽ xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt. Biểu hiện bằng các hiện tượng: Sốt cao, phiền táo, đau bụng chối nắn, đại tiện phân táo kết, tiểu tiện đỏ sẻn, mạch hoạt sác hữu lực.

- TÀ KHÍ 邪气

Xem mục Tà.

- TÀ LUYẾN TÂM BÀO 邪挛心胞

Tình trạng tà khí xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở Tâm bào. Thường thấy hôn mê kéo dài, co giật.

- TÀ LƯU TAM TIÊU 邪留三焦

❶ Bệnh lý, do thấp nhiệt lưu lại ở Tam tiêu khí phận. Chứng thấy ho, tức ngực, bụng trướng, đại tiện phân lỏng, tiểu tiện không thông. ❷ Do bệnh tà vây hãm Tam tiêu làm cho tình trạng trao đổi thủy dịch bị trở ngại. Xuất hiện triệu chứng ngực sườn tức trướng, bụng dưới co thắt, tiểu tiện không thông.

- TÀ NHIỆT  邪热

❶ Nhiệt tà (nguyên nhân gây bệnh) ❷ Chứng trạng phát sốt do ngoại tà xâm phạm gây ra.

- TÀ PHẠM VỆ PHẬN 邪犯卫分

Tức Vệ phận chứng.

- TẢ BẠCH 泻白

Tức tả Phế.

- TẢ CAN 泻肝

Phương pháp dùng các loại thuốc có vị đắng lạnh để thanh tiết Can hỏa. Thường dùng chữa chứng Can hỏa bốc. Thường thấy đau đầu, choáng váng, tai ù, tai điếc, mặt mắt đỏ, miệng đắng và khô, đau hông sườn, nôn mửa ra nước vàng đắng. Nặng thì thổ huyết, người hay nóng nảy, tức giận, đại tiện thường bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Còn gọi là Thanh Can tả hỏa, Thanh Can hỏa.

- TẢ HẠ CẤM LỆ 泻下禁例

Điều cấm kỵ trong phép tả hạ. Những tình huống dưới đây, không nên áp dụng phép tả hạ:

1- Bệnh tà ở biểu hoặc ở bán biểu bán lý.

2- Người già huyết hư trường táo.

3- Phụ nữ mới đẻ, huyết hư đại tiện bí.

4- Sau khi mắc bệnh, tân dịch hao tổn mà đại tiện bí.

5- Người bị mất nhiều máu.

6- Nhiệt tà ở lý, đại tiện táo kết đúng là chứng hậu nên tả hạ nhưng người bệnh trên, dưới, trái, phải rốn có động khí, mạch vi nhược hoặc phù đại mà ấn vào vô lực, hoặc mạch trì, khí suyễn mà vùng ngực trướng đầy, muốn nôn mửa; bệnh nhân thường ngày khí hư, hành động là suyễn thở, người bệnh trướng bụng, có lúc giảm nhẹ, không bao lâu lại trướng;

7- Phụ nữ có thai hoặc tới kỳ hành kinh...

- TẢ HẠ 泻下

Tức Hạ pháp.

- TẢ HỎA TỨC PHONG 泻火熄风

Phương pháp dùng các loại thuốc vị đắng, tính hàn để thanh nhiệt tả hỏa và trấn kinh tức phong để chữa các chứng nhiệt  cực sinh phong (chứng thực nhiệt). Thích hợp chữa các bệnh phát sốt do nhiệt tà cực thịnh. Chứng thấy sốt cao, chân tay co giật, mắt nhìn ngược, gáy cứng, nặng thì uốn ván, thần chí hôn mê... (gọi là nhiệt cực sinh phong). Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực. Còn gọi là thanh nhiệt tức phong.

- TẢ PHẾ 泻肺

Phương pháp thanh tả Phế nhiệt. Thích hợp chữa các chứng do trong Phế có uất nhiệt nung nấu. Chứng thấy ho, suyễn thở, sốt lâu không lui, về đêm thì nóng tăng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

- TẢ TÂM 泻心

Phương pháp tả hỏa thông giáng. Thích hợp chữa Tâm Vị hỏa thịnh. Vì Vị hỏa thịnh mà chân răng sưng đau, hôi miệng, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác. Có thể cho uống ‘Tả Tâm thang’ để tả hỏa giải độc. Nếu Tâm hỏa thịnh mà bức huyết đi càn lên trên, làm cho chảy máu mũi, hoặc nôn ói ra máu,  hoặc đại tiện bí kết, tiểu tiện đỏ rát, mắt đỏ sưng đau, miệng lưỡi lở, rêu lưỡi vàng, mạch sác, cũng có thể dùng phương trên để chữa.

- TÁC CƯỜNG CHI QUAN 作强之官

Tức Thận chủ kỹ xảo. (Tác cường: Chỉ động tác mạnh mẽ; Kỹ xảo: Chỉ sự tinh xảo, khéo léo). Thận khí thịnh vượng thì tinh thần sáng suốt, gân cốt có sức, động tác linh hoạt, vì thế mới có tên gọi.

- TAI THŨNG 腮肿

Chứng quai bị. Còn gọi là Sạ tai,

- TÁI NGHỊCH 再逆

Tình trạng phạm sai lầm một lần trong điều trị lâm sàng.

- TÁI TRUYỀN 再传

Bệnh thương hàn truyền biến trong sáu kinh, từ kinh Thái dương sang kinh Dương minh, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm đến Quyết âm, mỗi ngày truyền qua một kinh. Nếu đến ngày thứ sáu mà bệnh chưa khỏi hẳn, sang ngày thứ bảy lại truyền bắt đầu lại từ kinh Thái dương. Trên thực tế lâm sàng điều này rất ít thấy.

- TAM ÂM 三阴

❶ Tên gọi chung cho ba kinh Thái âm, Thiếu âm và Quyết âm, bao gồm ba kinh âm tay và ba kinh âm chân, thực tế là sáu đường kinh mạch. Trong biện chứng lục kinh, bệnh tam âm là chỉ bệnh tà tiến sâu vào cơ thể hoặc 5 tạng có bệnh. ❷ Kinh Thái âm. Đối chiếu thứ tự phát bệnh từ biểu truyền vào lý trong bệnh thương hàn thì trong ba kinh âm, kinh Thái âm mắc bệnh trước tiên gọi là tam âm; Tiếp đó là kinh Thiếu âm gọi là nhị âm; cuối cùng đến kinh Quyết âm mắc bệnh gọi là nhất âm. ❸ Kinh túc Thái âm Tỳ. ❹ Âm dịch của tạng Tâm do  doanh huyết tạo thành. Về sinh bệnh lý có quan hệ chặt chẽ với Tâm huyết, mặt khác còn có mối quan hệ đầy vơi với sự tiêu trưởng của Phế âm và Thận âm. Trên lâm sàng có không ít bệnh chứng âm hư nội nhiệt có quan hệ tới sự suy giảm tân dịch của Tâm, Phế, Thận.

- TAM ÂM BỆNH 三阴病

Từ chung để chỉ ba kinh âm có bệnh (Thái âm, Thiếu âm và Quyết âm).

- TAM ÂM KÍNH 三阴痉

Bệnh kính xuất hiện trong các chứng trạng của ba kinh âm. Ngoài các triệu chứng tay chân quyết lạnh, gân mạch co rút, mồ hôi ra không ngừng, gáy cứng, mạch trầm, còn thấy các chứng trạng của ba kinh âm như đầu lắc lư, răng cắn chặt (thuộc Quyết âm); chân tay cứng đơ không co vào được, phát sốt, đau bụng, (thuộc Thái âm); mắt nhắm, hay nằm ngủ (thuộc Thiếu âm).

- TAM ÂM NGƯỢC 三阴疟

➊ Tức chứng Tam nhật ngược. ➋ Bệnh sốt rét phát về đêm.

- TAM BẢO 三宝

Tam bảo: Tinh – Khí – Thần, là nền tảng giúp duy trì sự sống.

- TAM BỘ 三部

Ba bộ vị bắt mạch. Thời xưa tam bộ là chỉ vùng đầu, và thượng hạ chi. Ngày nay tam bộ là chỉ các bộ vị Thốn, Quan, Xích ở vùng xương quay cổ tay.

- TAM BỘ CỬU HẬU 三部九候

❶ Tam bộ cửu hậu ở thốn khẩu. Căn cứ mạch ở thốn khấu chia ba bộ thốn, quan, xích, mỗi bộ lại có ba hậu, căn cứ vào mức độ ấn của ngón tay mà phân ra khinh án, trung án, trọng án. Tại đây còn tùy theo ba bậc nặng nhẹ của ngón tay mà chia ra phù, trung, trầm cộng lại là chín lần khám (cửu hậu). ❷ Phương pháp khám bệnh toàn thân thời cổ đại. Chia con người làm ba khu vực trên đầu, chi trên và chi dưới, mỗi bộ phận đều có động mạch ở ba nơi trên, giữa và dưới, người ta chẩn mạch ở ba nơi ấy gọi là tam bộ cửu hậu.

- TAM DƯƠNG 三阳

❶ Tên gọi chung cho ba kinh Thái dương, Dương minh và Thiếu dương. Bao gồm ba kinh dương tay và ba kinh dương chân, thực tế là 6 đường kinh mạch. Trong biện chứng lục kinh, bệnh tam dương là chỉ bệnh tà ở bề mặt da hoặc lục phủ có bệnh. ❷ Kinh Thái dương. Theo thứ tự phát bệnh, từ biểu truyền vào lý trong bệnh thương hàn thì trong ba kinh dương, kinh Thái dương ở vị trí đầu tiên của thể tam dương; tiếp đó là kinh Dương minh gọi là nhị dương; cuối cùng đến kinh Thiếu dương mắc bệnh gọi là nhất dương. ❸ Kinh Thái dương Bàng quang ở chân.

- TAM DƯƠNG BỆNH 三阳病

Từ gọi chung để chỉ bệnh lý ở ba kinh dương (Thái dương bệnh, Thiếu dương bệnh, Dương minh bệnh).

- TAM DƯƠNG HỢP BỆNH 三阳合病

Tình trạng bệnh lý ở hai kinh Thái dương, Thiếu dương cùng xâm nhập vào kinh Dương minh. Xuất hiện các triệu chứng: Mình nóng, khát nước, ra mồ hôi, vùng bụng trướng đầy, mỏi mệt, nặng nề, xoay chuyển người khó khăn, nói năng khó, miệng nhạt nhẽo, thần chí mê man nói nhảm, tiểu tiện không tự chủ...

- TAM DƯƠNG TẠI ĐẦU, TAM ÂM TẠI THỦ 三阳在头, 三阴在手

Quan điểm bệnh lý. Tam dương tại đầu là chỉ mạch nhân nghinh của kinh túc Dương minh ở vùng đầu cổ; Tam âm tại thủ là chỉ mạch thốn khẩu của kinh thủ Thái âm kinh ở cổ tay. Đây là lý do khí của tam dương lấy Dương minh Vị khí làm gốc; khí của tam âm lấy Thái âm Tỳ khí làm gốc.

- TAM HÃM CHỨNG 三陷症

Ba chứng hãm. Độc tà mụn nhọt nội công, xuất hiện ba loại nghịch chứng: Hỏa hãm, Can hãm, Hư hãm.

a/ Hỏa hãm: gặp trong thời kỳ mụn nhọt hình thành hoặc gây mủ, đầu nhọt không cao, rễ tản mạn, màu nhọt tía sạm, miệng nhọt khô, không có mủ, nhưng nóng rát đau dữ dội, kèm theo sốt cao, khát nước, đại tiện bí, tiểu tiện ít, phiền táo không yên, hôn mê nói nhảm, lưỡi tía mạch sác. Thường do âm dịch khuy tổn, hỏa độc nung nấu mạnh gây nên.

b/ Can hãm: gặp trong thời kỳ mụn nhọt nung mủ hoặc đã phá vỡ. Nguyên nhân do khí huyết đều suy, không khả năng gây mủ cho nên độc tà không tống được ra ngoài, cục bộ gây mủ không đều, giữa miệng nhọt bị loét, ít mủ và loãng, màu nhọt đen sạm, đầu nhọt bằng phẳng kèm theo sợ lạnh, mỏi mệt, tự ra mồ hôi, mạch hư sác. Nặng thì chuyển thành chứng thoát, chân tay giá lạnh, mạch vi.

c/ Hư hãm: gặp trong thời kỳ mụn nhọt gắn miệng, vì cả khí và huyết đều tổn thương hoặc Tỳ Thận dương suy cho nên thịt bị thối, tuy đã thoát mà nước mủ loãng cứ tiết ra, thịt mới không sinh ra được, miệng nhọt khó gắn liền, bề mặt nhọt không cảm giác đau, kèm theo sốt nóng, sốt rét không giảm, mỏi mệt, ngán ăn hoặc đau bụng, tiêu chảy, mồ hôi ra, chân tay lạnh... cũng có khi chuyển thành chứng thoát.

- TAM HẬU 三候

Tức Tiết khí.

- TAM KÌ 三奇

Tức Tam bảo.

- TAM LĂNG CHÂM 三棱针

Một trong 9 loại kim châm. Thân kim tròn, mũi kim có ba cạnh nhọn sắc. Chủ yếu dùng chọc tĩnh mạch ở dưới da và mạch máu nhỏ, chữa ung nhọt, bệnh nhiệt và viêm ruột cấp tính. Còn gọi là Phong châm.

- TAM MAO 三毛

Phía sau móng ngón chân cái, tương đương đốt thứ 2 của ngón chân cái, chỗ có lông mọc.

- TAM NHÂN CỰC - BỆNH CHỨNG PHƯƠNG LUẬN 三因极一病症方论

1174, Trần Ngôn (Vô Trạch), đời Tống, Trung quốc. Gồm 18 quyển. Dựa và sự phân loại nguyên nhân gây bệnh trong ‘Kim quỹ yếu lược, tiến thêm một bước, nêu rõ học thuyết tam nhân (nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân), về nguyên nhân gây bệnh, chia ra 180 môn chứng bệnh có kèm theo phương thuốc điều trị.

- TAM NHÂN 三因

Tam nhân. Tên gọi chung cho ba nguyên nhân gây bệnh nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

- TAM NHẬT NGƯỢC 三日疟

Biểu hiện là cứ cách 3 ngày thì lên cơn sốt rét một lần.

- TAM PHÁP 三法

Ba phép điều trị là hãn pháp, thổ pháp, hạ pháp.

- TAM PHẨM 三品

Còn gọi là thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm. Phương pháp phân loại dược vật vào thời cổ đại. Những loại không có độc tính, có thể uống nhiều, uống lâu không hại gì cơ thể, xếp là thượng phẩm; không có độc hại hoặc có độc mà chỉ nên châm chước sử dụng, vừa chữa được bệnh, vừa bổ hư, xếp là trung phẩm; có độc nhiều và không thể uống kéo dài, có khả năng trừ tà khí hàn nhiệt, phá tích tụ, xếp là hạ phẩm. Việc xếp loại trên, hiện nay có chỗ có thể áp dụng, nhưng ngay trong thượng phẩm cũng có một số vị thuốc rất độc, vì vậy phân loại như thế mang tính chất nguyên thủy chưa chuẩn xác.

- TAM PHỤC 三伏

➊ Ba giai đoạn: sơ phục, trung phục, mạt phục. Đây là thời điểm rất nóng nực trong một năm.                    ➋ Mạt phục.

- TAM TÀI BOÅ TẢ 三才补泻

Tức đề tháp bổ tả, thiên, nhân, địa, tam tài bổ tả.

- TAM TIÊU 三消

Tức bệnh tiêu khát (Tiểu đường). Căn cứ theo bệnh cơ, chứng trạng và bệnh tình có từng giai đoạn phát triển khác nhau mà chia bệnh tiêu khát là Thượng tiêu, Trung tiêu, và Hạ tiêu. Tam tiêu là từ chung để gọi ba loại kể trên.

- TAM TIÊU 三焦

Tam Tiêu, một trong sáu phủ. Chia ra thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có chức năng thông tiết các hoạt động cơ năng của tạng phủ và tham gia điều tiết, trao đổi thể dịch.

- TAM TIÊU BIỆN CHỨNG 三焦辨症

Một trong những phương pháp biện chứng. Dựa vào quá trình bệnh lý và các tình huống truyền biến của bệnh ôn nhiệt. Lấy thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu là ba giai đoạn để làm cương lĩnh biện chứng. Phán đoán bệnh biến của bộ vị, mức độ nặng nhẹ của bệnh để tiên lượng chiều hướng của bệnh.

- TAM TIÊU CHỦ QUYẾT ĐỘC 三焦主决渎

Là một trong những công năng của Tam tiêu, Tức là thông điều thủy đạo, vận hành thủy dịch, tham gia điều tiết sự trao đổi thủy dịch. Khi các chức năng này bị rối loạn có thể xuất hiện các chứng tiểu không thông, phù thũng.

- TAM TIÊU HƯ HÀN 三焦虚寒

➊ Chứng Tam tiêu hư hàn. Thượng, trung, hạ, Tam tiêu bị hư hàn. Thượng tiêu chỉ Tâm Phế bị hư hàn. Trung tiêu chỉ Tỳ Vị bị hư hàn. Hạ tiêu chỉ Can Thận bị hư hàn.➋ Cơ chế của bệnh thủy thũng và hạ tiêu (hạ tiêu ở đây chỉ bệnh về thủy dịch ở phần dưới cơ thể).

- TAM TIÊU KHÁI 三焦咳

Triệu chứng khi ho thì bụng trướng đầy, không muốn ăn uống.

- TAM TIÊU THỰC NHIỆT 三焦实热

Thực nhiệt tà xâm phạm vào Tam tiêu, xuất hiện các bệnh lý Tâm Phế thực nhiệt, Tỳ Vị thực nhiệt, và Can Thận thực nhiệt.

- TAM THÍCH 三刺

➊ Một phép châm thích cổ đại. Phương pháp: châm sâu dưới da chia làm ba mức, thoạt tiên châm ở mức nông; tiếp theo tiến châm ở mức sâu hơn, cuối cùng tiến châm sâu tới mức đạt yêu cầu.

Ý nghĩa: ở mức nông để đuổi tà khí và tiến vào huyết khí; mức sâu hơn đạt tới tà khí ẩn náu ở âm khí; mức sâu cuối cùng nhằm đạt tới cốc khí [Linh khu - Quan châm]

➋ Tên riêng của phép Tề thích.

- TAM TÝ 三痹

Từ gọi chung để gọi các chứng tý. Đó là Hành tý, Thống tý, Trước tý.

- TÁN

Còn gọi là tán tễ. Dạng thuốc bột. Đem dược liệu tán thành bột mịn. Thuốc tán được chia làm hai loại: Loại uống bên trong và loại để thoa bóp ở bên ngoài.

- TÁN GIẢ THU CHI 散者收之

Phương hướng điều trị các tật bệnh thuộc khí tán bất cố. Cũng là cách thu liễm cố sáp. Như ho nhiều mồ hôi, thuộc chứng Phế khí bất cố. Phương pháp điều trị thường là thu liễm Phế khí, chỉ khái.

- TÁN MẠCH 散脉

Một loại mạch tượng. Mạch đến rời rạc không tập trung, ấn nhẹ tay có cảm giác mạch đi tán loạn, ấn nặng tay không thấy mạch đập. Nguyên nhân do nguyên khí hao tán. Thường gặp mạch này ở giai đoạn hiểm nguy.

- TÁN THÍCH 散刺

Một trong mười hai phép châm chích dùng để chữa ung thũng. Phương pháp: Châm thẳng một mũi kim vào nơi đau, lại rút ra ngay; rút ra châm vào như vậy nhiều lần ở mức độ châm nông, mục đích làm nơi đau xuất huyết [Linh khu - Quan châm].

- TÁN Ứ 散瘀

Tức Phá ứ tiêu trưng.

- TẠNG CHÂN 脏真

Một trong các bộ phận của chân khí. Là nguyên động lực thúc đẩy các hoạt động sinh lý của ngũ tạng.

- TẠNG ĐỘC TIỆN HUYẾT 脏毒便血

Chứng đại tiện ra máu, thường vón cục, vẩn đục sắc tối, đại tiện loãng mà khó đi, kém ăn, mỏi mệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Do Trường Vị tích nhiệt hoặc thấp nhiệt uất trệ gây nên.

- TẠNG ĐỘC 脏毒

➊ Chứng đại tiện ra máu do nội thương tích tụ lâu ngày gây ra. ➋ Chứng kiết lỵ do độc tà tích trong tạng phủ phát sinh. ➌ Tức ung nhọt ở hậu môn.

- TẠNG HÀN 脏寒

➊ Trẻ mới sinh trong một trăm ngày xuất hiện triệu chứng chân tay nghịch lạnh, môi má tái xanh, trên trán ra mồ hôi, biếng ăn, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy ra nước trong và khóc về đêm. Nguyên nhân do khi sinh bị nhiễm khí lạnh hoặc cuống rốn buộc không chặt nhiễm phải hàn khí gây nên. ➋ Chứng Tỳ Vị hư hàn. ➌ Thể tạng thuộc hàn.

- TẠNG HỘI 脏会

Một trong bát giao hội huyệt. Tức huyệt Chương môn, là nơi tinh khí của ngũ tạng hội tụ.

- TẠNG KẾT 脏结

➊ Loại bệnh tương tự chứng kết hung, tâm hạ bĩ ngạnh. Ấn vào đau, cũng có lúc đi tiêu chảy. Nguyên nhân do tà khí nhân hư nhập vào lý, cùng kết với âm hàn có sẵn từ bên trong mà phát bệnh. ➋ Người bệnh vùng hạ sườn vốn có hòn khối tích tụ, lại lan ra tới cạnh rốn, đồng thời đau lan xuống bụng dưới, đi vào trong hạ bộ. Bệnh thuộc loại khó trị.

- TẠNG KHÍ 脏气

Khí của ngũ tạng, chức năng của ngũ tạng.

- TẠNG PHỦ BIỆN CHỨNG 脏腑辨证

Phương pháp tư duy trên lâm sàng. Dựa vào các đặc điểm sinh lý và bệnh lý của tạng phủ. Đối với các dấu hiệu phát sinh bệnh phải phân tích, quy nạp, để phán đoán bộ vị, tính chất, chính tà, thịnh suy của bệnh. Đây là một trong những phương pháp biện chứng cơ bản của Đông y.

- TẠNG PHỦ TƯƠNG HỢP 脏腑相合

Mối quan hệ và ảnh hưởng giữa các biến hóa bệnh lý và chức năng sinh lý của tạng và phủ.

- TẠNG QUYẾT 脏厥

Hiện tượng tay chân lạnh quíu do dương khí của nội tạng bị suy yếu. Đây là chứng hàn quyết, bệnh thuộc giai đoạn nặng.

- TẠNG TÁO 脏躁

Một loại bệnh tinh thần, thường gặp nhiều ở nữ giới. Khi phát cơn thì tự cảm thấy phiền muộn, nóng nảy vô cớ, thở dài, hoặc bi thương muốn khóc. Nguyên nhân do Tâm Can huyết hư, có thêm các triệu chứng tình chí ưu uất. Còn gọi là Ý bệnh.

- TẠNG TƯỢNG 脏象

Hiện tượng các dấu hiệu bệnh lý của tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài.

- TẠNG TƯỢNG HỌC THUYẾT 脏象学说

Là học thuyết nghiên cứu các quy luật hoạt động của tạng phủ và các mối quan hệ của các tạng phủ đó trong cơ thể người. Học thuyết này nói về các khái niệm giải phẫu của tạng phủ, giải thích về các hiện tượng bệnh lý và các chức năng sinh lý. Có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị của Y học cổ truyền.

- TẠNG UNG TRĨ 脏痈痔

Tình trạng giang môn sưng như cái bánh bao nhỏ, hai bên chèn kín, bên ngoài cứng, bên trong loét, thường chảy mủ. Tương đương với chứng ung thư trực trường của Y học hiện đại.

- TÁO

➊ Chứng Táo tà, một trong lục dâm. Có đặc điểm là dễ làm tổn thương tân dịch, có thể dẫn đến mắt đỏ, miệng mũi khô, ho khan, đau hông sườn, táo bón. ➋ Chứng vong âm.

- TÁO CUỒNG 躁狂

Chứng táo cuồng do thần chí thất thường. Chứng thấy cuồng loạn không yên, tay chân nhiễu động.

- TÁO ĐÀM 燥痰

Chứng đàm do Phế táo gây ra. Chứng thấy đàm dính đặc, lượng ít, khó khạc, hoặc kèm có sắc mặt trắng khô, lông da khô rụng, miệng khô, mũi ráo, ho suyễn.

- TÁO GIẢ NHU CHI 燥者濡之

Phương hướng điều trị. Chữa tân dịch khô ráo do táo tà gây ra. Có thể dùng thuốc tư nhuận để chữa.

- TÁO HOA Ế 枣花翳

Tức Táo hoa ế nội chướng.

- TÁO HOA Ế NỘI CHƯỚNG 枣花翳内障

Hiện tượng mắt kéo mây có hình dáng giống như hoa táo hoặc răng cưa. Nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt, đàm hỏa ủng thịnh; hoặc do uống các loại rượu bia, ăn các thức ăn cay nóng mà phát bệnh.

- TÁO HỎA 燥火

Tức Táo nhiệt.

- TÁO HỎA HUYỄN VỰNG 燥火眩晕

Một trong các chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do cảm táo nhiệt tà gây ra. Chứng thấy phát sốt, người phiền táo, miệng khát muốn uống, đêm nằm không yên, đầu váng, mắt tối sầm, tiểu vàng sẻn, mạch táo, tật.

- TÁO KẾT 燥结

Bệnh táo kết. Sau khi bệnh tà hóa nhiệt, tà nhiệt kết ở Trường Vị, tân dịch ở Trường Vị bị hao tổn hình thành bệnh. Có các triệu chứng: phát sốt hoặc nóng cơn về buổi chiều, bụng trướng đau, đại tiện bí, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác.

- TÁO KÍNH 燥痉

Chứng kính do táo làm tổn thương tân dịch. Thường gặp trong các bệnh nhiệt giai đoạn cuối. Do nhiệt thịnh làm cho tân dịch bị tổn thương, gân mạch không được nuôi dưỡng mà gây ra. Chứng thấy phát sốt, tay chân co giật, miệng khô, họng ráo, da khô.

- TÁO KHẢ KHỨ THẤP 燥可去湿

Dùng các thuốc táo để khu trừ thấp tà ở trung tiêu. Như do thủy thấp đình trệ mà phát sinh phù thũng, tiểu không thông lợi, ho do đàm thấp, khí suyễn.

- TÁO KHÁI 燥咳

Chứng ho do táo nhiệt làm hao tổn tân dịch ở Phế.

- TÁO KHÍ 燥气

Tức Táo.

- TÁO KHÍ THƯƠNG PHẾ 燥气伤肺

Tình trạng bệnh lý táo tà làm tổn thương tân dịch của Phế tạng. Xuất hiện các triệu chứng như: Ho khan không đờm hoặc khạc ra đờm lẫn máu, họng đau, ngực sườn đau...

- TÁO NHIỆT 燥热

Do cảm thụ táo khí làm tổn thương tân dịch đến nỗi hỏa nhiệt, hóa hỏa. Thường có các triệu chứng: Mắt đỏ, chân răng sưng, đau họng, miệng khô, chảy máu mũi, ho khan, khạc ra máu.

- TÁO NHIỆT KHÁI THẤU 燥热咳嗽

Chứng ho do cảm phong nhiệt táo tà, làm tổn thương Phế kim mà gây ra. Chứng thấy ho khan, đàm ít đặc dính, khó khạc, mũi khô họng ráo. Ho nhiều thì ngực sườn đau tức hoặc kèm có các biểu chứng như người lạnh, sốt.

- TÁO NHIỆT NUY 燥热痿

Chứng nuy do táo nhiệt làm tổn thương tân dịch và huyết dịch, gân mạch không được nuôi dưỡng mà gây bệnh. Chứng thấy tay chân yếu sức, không thể vận động, kèm có lông tóc khô rụng, miệng khô môi nứt nẻ.

- TÁO TỄ 燥剂

Phương thuốc dùng các vị thuốc có tác dụng táo thấp. Như các vị thuốc Thương truật, Hậu phác, Xích tiểu đậu.

- TÁO THẮNG TẮC CAN 燥胜则干

Táo khí thiên thắng sẽ xuất hiện bệnh lý khô ráo.

- TÁO THẤP 燥湿

Phương pháp dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính táo để khu trừ thấp tà. Thích hợp chữa các bệnh do thấp làm trở ngại trung tiêu. Thường được chia làm hai loại: Khổ ôn táo thấp và Khổ hàn táo thấp.

- TÁO THẤP HÓA ĐÀM 燥湿化痰

Một trong các phép hóa đàm. Là phương pháp chữa thấp đàm. Thích hợp chữa các chứng do chức năng vận hóa của Tỳ kém mà làm cho thấp tụ sinh đàm. Chứng thấy đàm sắc trắng dễ khạc ra, ngực khó chịu, hay lợm giọng, hoặc váng đầu, tim đập nhanh, hồi hộp, rêu lưỡi trắng trơn mà nhớt.

- TÁO THỈ 燥矢

Chứng đại tiện phân táo kết rắn. Nếu kèm theo sốt cao phiền khát, bụng trướng đau cự án... là thuộc chứng Dương minh phủ thực nhiệt. Nếu vài ngày không đi đại tiện mà không có cảm giác đau trướng bụng, bệnh thuộc tân (dịch) hư táo kết.

- TÀO TẠP 嘈杂

Chứng tào tạp, hay còn gọi là xót ruột. Chỉ chứng trạng Vị trống không, hoặc xót ruột không yên. Nguyên nhân do Can khí uất kết, đàm nhiệt trở vị, Tỳ Vị hư nhược đều có thể dẫn đến chứng xót ruột.

- TẢO TIẾT早泄

Hiện tượng xuất tinh sớm. Nguyên nhân do Thận hư, tướng hỏa thịnh gây nên.

- TẠP BỆNH 杂病

Còn gọi là tạp chứng. Bệnh ngoại cảm thông thường. Những bệnh xâm phạm ở bên ngoài trong phạm vi nội khoa.

- TẮC NHN TẮC DỤNG 塞因塞用

Một trong các phép phản trị. Đối với các chứng bế tắc không thông, cần phải dùng phép thông lợi. Nhưng đối với một số chứng bế tắc do giả tượng gây ra, mà bản chất do chứng hư sinh ra. Thì không những không được thông, mà ngược lại phải dùng phép bổ. Thí dụ: Như trung khí bất túc, Tỳ Vị hư yếu làm cho người bệnh có cảm giác ngực bụng đầy  trướng. Hoặc do Mệnh môn hỏa suy mà phát sinh chứng bí tiểu. Hay do khí hư, huyết khô, Xung Nhâm khuy tổn mà xuất hiện chứng kinh nguyệt không thông... Khi điều trị cần phải phân biệt mà dùng các phép bổ Tỳ, cố Thận, dưỡng huyết để chữa trị cho đúng. 

- TẮC PHÁP 塞法

Một trong các phép chữa bên ngoài. Cho thuốc vào túi vải may kín miệng hoặc chế thuốc thành dạng thỏi rồi nhét thuốc vào lỗ mũi, vào âm đạo hoặc hậu môn để điều trị.

- TẶC PHONG 贼风

➊ Phong tà. ➋ Hư tà tặc phong. Sự thay đổi bất thường của khí hậu trong bốn mùa.

- TẶC TÀ 贼邪

Một trong ngũ tà. Tức bệnh tà từ tạng bất thắng truyền tới.

- TĂNG DỊCH NHUẬN HẠ 增液润下

Một trong các phép nhuận hạ. Là dùng các loại thuốc vị ngọt tính bình, có tác dụng tư âm, làm gia tăng tân dịch để chữa chứng táo bón do Đại trường có nhiệt kết.

- TĂNG THỦY HÀNH CHU 增水行舟

Thuộc phép nhuận hạ. Là dùng các thuốc có tác dụng tư nhuận tân dịch để chữa các chứng ôn nhiệt làm tân dịch khô kiệt mà phát sinh táo bón. Cũng giống như là thêm nước để đẩy thuyền. Vì thế mới có tên gọi.

- TÂM

Một trong ngũ tạng. Là một tạng phủ quan trọng nhất trong ngũ tạng. Chức năng chủ yếu của Tâm là giúp cho huyết dịch được lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Đông y cho rằng Tâm có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động của hệ thần kinh cao cấp. Khi Tâm phát bệnh chủ yếu là phản ảnh lượng huyết dịch tuần hoàn trong cơ thể và hệ thống thần kinh cao cấp bị trở ngại. Đó cũng là sự trở ngại của tinh thần và ý thức. Ngoài ra Tâm có quan hệ với mồ hôi, và sự biến hóa của lưỡi vì Tâm khai khiếu ở lưỡi và mồ hôi là chất dịch của Tâm.

- TÂM ÂM 心阴

Chỉ âm dịch ở tạng Tâm, là bộ phận tạo thành doanh huyết. Về mặt sinh lý và bệnh lý có liên quan mật thiết đến Tâm huyết. Đồng thời có quan hệ với Phế âm và Thận âm trên phương diện tiêu trưởng, thịnh suy.

- TÂM ÂM BẤT TÚC 心阴不足

Tức Tâm âm hư.

- TÂM ÂM HƯ 心阴虚

Chỉ bệnh lý Tâm âm vơi cạn. Chứng thấy tâm phiền, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, miệng khô, mạch tế sác. Còn gọi là Tâm âm bất túc.

- TÂM BÀO LẠC 心包络

Lớp màng ngoài có chức năng bảo vệ tim, thường có quan hệ với hệ thống trung khu thần kinh. Nếu nhiệt nhập Tâm bào thì thấy hôn mê, nói sảng.

- TÂM BÀO LẠC HỢP TAM TIÊU 心包络合三焦

Tức Tạng phủ tương hợp.

- TÂM BỆNH 心病

Từ chung để chỉ chức năng của tạng Tâm bị rối loạn mà phát sinh bệnh. Chứng thấy tức ngực, hụt hơi, đau ran vùng tim, ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tinh thần hoảng hốt, hay khóc lóc sợ sệt.

- TÂM CAM 心疳

Một trong ngũ cam. Do bú mớm không điều độ, Tâm kinh có uất nhiệt. Chứng trạng chủ yếu là phát sốt, gầy còm, trướng bụng, sắc mặt vàng úa, gò má đỏ, miệng lưỡi lở, ngực sườn tức trướng, miệng khát, thích uống mát, mồ hôi trộm, ỉa nhiều lần, phân lầy nhầy kèm có mủ máu, nghiến răng, hay giật mình.

- TÂM CHỦ HÃN 心主汗

Tâm chủ mồ hôi. Sách Nội kinh ghi: ‘Mồ hôi là dịch của Tâm”. Đông y cho rằng mồ hôi và huyết có cùng nguồn gốc, cũng có mối quan hệ mật thiết. Trên lâm sàng khi thấy hiện tượng mồ hôi ra quá nhiều thì người ta thường nghĩ đến chức năng của tạng Tâm bị rối loạn.

- TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH 心主血脉

Một trong những chức năng sinh lý của Tâm. Tâm chủ trì sự vận hành huyết mạch, đồng thời là động lực thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn.

- TÂM CHỦ NGÔN 心主言

Một trong những chức năng sinh lý của Tâm. Tâm có chức năng chủ trì và khống chế ngôn ngữ. Khi tà xâm nhập Tâm thường xuất hiện hiện tượng nói sảng.

- TÂM CHỦ THẦN MINH 心主神明

Một trong những chức năng sinh lý của Tâm. Đông y cho rằng tinh thần và các hoạt động tình chí có quan hệ mật thiết với tạng Tâm.

- TÂM DOANH QUÁ HAO 心营过耗

Do mắc các bệnh nhiệt lâu ngày không giải hoặc do hư nhiệt cang thịnh làm tổn thương Tâm âm. Xuất hiện chứng sốt về đêm, tâm phiền, dễ ra mồ hôi, lưỡi đỏ sậm, mạch tế sác.

- TÂM DI NHIỆT VU TIỂU TRƯỜNG 心移热于小肠

Do Tâm với Tiểu trường có quan hệ biểu lý, Tâm hỏa vượng thịnh sẽ xuất hiện các bệnh lý ở tạng Tâm, nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới công năng phân biệt trong đục của Tiểu trường. Xuất hiện chứng trạng: tâm phiền, miệng lưỡi lở, tiểu tiện sẻn đỏ và đau, hoặc tiểu tiện ra máu...

- TÂM DƯƠNG  心阳

Tức dương khí của Tâm, cũng là thể hiện công năng của hệ thống tim mạch. Khi Tâm dương bất túc thường thấy xuất hiện các hiện tượng lạnh. Như tay chân lạnh quíu, mạch vi muốn tuyệt.

- TÂM DƯƠNG BẤT CHẤN 心阳不振

Tức Tâm dương hư.

- TÂM DƯƠNG HƯ 心阳虚

Chứng Tâm khí hư. Ngoài những chứng trạng của Tâm khí hư ra, còn có triệu chứng chân tay quyết lạnh, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, nặng thì hôn mê bất tỉnh, mạch vi nhược muốn tuyệt... Phần lớn thường gặp trong các chứng tuần hoàn suy kiệt cấp và mạn tính.

- TÂM ĐỘNG QUÝ 心动悸

Tình trạng tim đập nhanh và mạnh.

- TÂM GIẢ, QUÂN CHỦ CHI QUAN 心者,君主之官

Đông y cho rằng Tâm là chủ của ngũ tạng, có tác dụng quan trọng là điều tiết các chức năng sinh lý của tạng phủ. Cho nên dùng cụm từ “Quân chủ” để nói lên tầm quan trọng của tạng Tâm.

- TÂM HẠ BĨ MÃN 心下痞满

Tình trạng vùng vị quản trướng đầy, ấn vào thấy mềm nhưng không đau.

- TÂM HẠ BĨ NGẠNH 心下痞硬

Tức là chứng Bĩ.

- TÂM HẠ BĨ THỐNG 心下否痛

Tình trạng vùng vị quản trướng đầy, đau.

- TÂM HẠ CẤP心下急

Vùng vị quản có cảm giác đầy trướng, hơi đau. Nguyên nhân do nhiệt tà kết ở Vị.

- TÂM HẠ CHI KẾT心下支结

Vùng vị quản có cảm giác như có vật gì vướng mắc, làm cho phiền muộn khó chịu. Thường gặp trong các bệnh ngoại cảm, tạp bệnh.

- TÂM HẠ CHI MÃN 心下支满

Vùng thượng vị có cảm giác tức trướng. Nguyên nhân do trung dương bị tổn thương, chức năng vận hóa bị rối loạn, làm cho thủy dịch ứ đọng ở trung tiêu mà gây bệnh. Tức chứng Tâm hạ mãn.

- TÂM HẠ QUÝ 心下悸

Tình trạng vùng trước tim hoặc vùng thượng vị có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh.

- TÂM HẠ THỐNG 心下痛

Tức chứng Vị quản đông thống.

- TÂM HẠ UẨN UẨN DỤC THỔ 心下愠愠欲吐

Tâm hạ: vùng vị quản; Uẩn uẩn: lờm lợm. Vị quản có cảm giác lờm lợm muốn nôn, muốn nôn mà không nôn ra được. Nguyên nhân trong Vị có hàn ẩm nghịch lên hoặc đàm khí nghẽn tắc ở trong ngực gây nên.

- TÂM HÃN 心汗

Vùng phía trước tim (giữa ngực) có hiện tượng ra mồ hôi. Nguyên nhân do ưu tư, sợ sệt nhiều làm tổn thương Tâm Tỳ mà phát bệnh.

- TÂM HỆ 心系

Mối quan hệ giữa tạng Tâm và các mạch máu, giữa tạng Tâm và các tạng phủ khác.

- TÂM HỎA NỘI PHẦN 心火内焚

Tức Tâm hỏa nội xí.

- TÂM HỎA NỘI XÍ 心火内炽

Hiện tượng Tâm hỏa quá thịnh. Có các triệu chứng: tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp không yên, nặng thì cuồng táo, nói sảng, cười mãi không thôi.

- TÂM HỎA THƯỢNG VIÊM 心火上炎

Hiện tượng do Tâm âm bất túc. Hư hỏa của bản thân tạng Tâm bốc lên. Chứng trạng chủ yếu là miệng lưỡi lở loét, tâm phiền, mất ngủ.

- TÂM HỢP MẠCH 心合脉

Chức năng sinh lý của tạng Tâm và mạch máu có mối quan hệ mật thiết. Mạch là nơi huyết dịch lưu thông, Tâm thông qua mạch mà thực hiện chức năng làm cho huyết lưu thông trong mạch.

- TÂM HỢP TIỂU TRƯỜNG 心合小肠

Giữa Tâm và Tiểu trường có quan hệ biểu lý. Chủ yếu thông qua đường kinh lạc. Về mặt sinh lý và bệnh lý thường có liên quan và ảnh hưởng với nhau.

- TÂM HUYẾT 心血

Lượng huyết dịch lưu thông trong cơ thể. Tâm huyết không những nuôi dưỡng các tổ chức toàn thân mà cũng là cơ sở cho mọi hoạt động của tinh thần.

- TÂM HUYẾT BẤT TÚC 心血不足

Tức Tâm huyết hư.

- TÂM HUYẾT HƯ 心血虚

Chứng Tâm huyết bất túc. Chứng trạng chủ yếu là: váng đầu, sắc mặt trắng xanh, hồi hộp, tim đập nhanh, tâm phiền, mất ngủ, hay chiêm bao, chóng quên, mạch tế nhược.

- TÂM HUYẾT HƯ BẤT ĐẮC NGỌA 心血虚不得卧

Chứng mất ngủ do Tâm huyết hư. Biểu hiện là ngủ hay kinh sợ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng lưỡi khô ráo, mạch tế sác.

- TÂM HƯ 心虚

Khí huyết ở tạng Tâm bất túc. Chứng trạng chủ yếu: tim đập nhanh, hồi hộp, sợ sệt, hụt hơi, hay quên, hay sợ sệt, kém vui, ngủ không yên, mặt kém tươi, hoặc tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm.

- TÂM HƯ ĐỞM KHIẾP 心虚胆怯

Triệu chứng điển hình là dễ sợ hãi. Nguyên nhân do Tâm huyết bất túc, Tâm khí suy nhược có quan hệ nhất định với nhân tố tinh thần. Thường gặp ở các chứng thiếu máu hoặc suy nhược thần kinh.

- TÂM KHAI KHIẾU VU THIỆT 心开窍于舌

Mối quan hệ giữa Tâm và lưỡi. Tình trạng sinh bệnh lý của Tâm, có thể nhận biết được qua phản ánh biến hóa của chót lưỡi.

- TÂM KHÁI 心咳

Chứng Tâm khái. Khi ho đau ran cả vùng tim ngực, bụng. Trong họng có cảm giác như có vật vướng mắc, nặng thì yết hầu sưng đau.

- TÂM KHÍ 心气

Chỉ chức năng của hệ thống mạch máu ở tim. Ngoài ra Đông y cho rằng các hoạt động tinh thần của người có quan hệ với Tâm khí.

- TÂM KHÍ BẤT CỐ 心气不固

Chứng thấy mau quên, hay lo sợ, tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, tự ra mồ hôi. Do Tâm khí suy nhược không thu liễm được mà phát bệnh.

- TÂM KHÍ BẤT NINH 心气不宁

Do tinh thần nhọc mệt quá độ. Hoặc quá kích thích, hoặc lo sợ quá độ làm cho Tâm huyết bất túc mà gây ra chứng tinh thần không yên. Chứng thấy tim đập nhanh, hồi hộp, hay kinh sợ, tâm phiền, mất ngủ.

- TÂM KHÍ BẤT TÚC 心气不足

Tức Tâm khí hư.

- TÂM KHÍ BẤT THU  心气不收

Tâm khí hư nhược không thu liễm được. Tâm có công năng chứa tinh thần và chủ về hãn dịch. Nếu Tâm khí hư nhược không thu liễm được, sẽ xuất hiện các chứng tâm thần phù việt, tinh thần rối loạn, hay quên dễ sợ, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, nhiều mồ hôi hoặc hễ lao động là vã mồ hôi.

- TÂM KHÍ HƯ 心气虚

Chức năng của Tâm khí suy giảm. Chứng trạng chủ yếu là hồi hộp, tim đập nhanh, tự có cảm giác hụt hơi, lồng ngực không khoan khoái, tự ra mồ hôi, mạch tế nhược hoặc rối loạn nhịp tim.

- TÂM KHÍ HƯ BẤT ĐẮC NGỌA 心气虚不得卧

Tình trạng do Tâm khí hư gây ra chứng mất ngủ. Biểu hiện là về đêm khó ngủ, hoặc ngủ được mà dễ thức giấc, tim đập nhanh, hồi hộp, tinh thần mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, mạch trì hoặc vô lực.

- TÂM KHÍ THỊNH 心气盛

Bệnh lý ở Tâm. Chỉ chức năng của Tâm khí quá cang thịnh. Chứng thấy tinh thần quá hưng phấn, tâm phiền, mất ngủ, nặng thì xuất hiện cuồng táo. Còn gọi là Tâm dương thịnh.

- TÂM KINH KHÁI THẤU心经咳嗽

Tức chứng Tâm khái.

- TÂM, KỲ HOA TẠI DIỆN 心,其华在面

Vẻ tươi đẹp của Tâm biểu hiện ở mặt. Thông qua quan sát sắc mặt để biết được tình trạng khí huyết trong cơ thể. 

- TÂM LAO 心劳

Một trong ngũ lao, do hao tổn Tâm huyết gây nên. Chứng trạng chủ yếu là tâm phiền mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp hay kinh sợ.

- TÂM NUY 心痿

Tức Mạch nuy.

- TÂM NHIỆT 心热

Bệnh lý do Tâm hỏa cang thịnh. Biểu hiện chứng trạng mặt đỏ, tâm phiền, giấc ngủ không yên, tiểu tiện đỏ, nặng thì nói sảng hoặc nôn ói ra máu.

- TÂM Ố NHIỆT 心恶热

Do nhiệt tà làm ảnh hưởng đến chức năng chủ huyết dịch và chủ thần minh của Tâm, cho nên nói là Tâm ố nhiệt. Như sốt cao có thể làm cho tinh thần mê man, nói sảng, cuồng táo. Đó là hiện tượng nhiệt làm tổn thương thần minh.

- TÂM PHIỀN 心烦

Tức vùng tim, ngực đầy tức không yên. Nguyên nhân do nhiệt uất ở bên trong (bao gồm thực nhiệt và hư nhiệt) gây ra.

- TÂM QUÝ 心悸

Tình trạng tim đập nhanh. Nguyên nhân phần nhiều do khí hư, huyết hư, đình ẩm hoặc khí trệ huyết ứ gây ra.

- TÂM SÁN 心疝

Do hàn tà xâm phạm Tâm kinh gây nên triệu chứng đau tim cấp tính. Biểu hiện vùng bụng có hòn khối gò lên, khí xông ngược lên lồng ngực làm cho tim đau dữ dội, mạch huyền cấp.

- TÂM THẦN PHIỀN LOẠN 心神烦乱

Tình trạng tâm phiền bất an, tinh thần rối loạn. Chứng này phần nhiều do nhiệt tà (bao gồm cả thực nhiệt hoặc hư nhiệt) quấy động trong tâm thần mà phát sinh.

- TÂM THẬN BẤT GIAO 心肾不交

Bệnh biến do quan hệ sinh lý giữa Tâm dương và Thận âm bị rối loạn. Thận âm bất túc hoặc Tâm hỏa nhiễu động đều làm cho mối quan hệ của hai tạng bị rối loạn. Triệu chứng lâm sàng là tâm phiền mất ngủ, hay mơ mộng, hồi hộp, sợ sệt, di tinh. Bệnh lý này thường gặp ở người hư nhược mạn tính hoặc bệnh về cơ năng thần kinh.

- TÂM THẬN TƯƠNG GIAO 心肾相交

Quan hệ giữa Tâm và Thận. Tâm thuộc hỏa, tàng thần; Thận thuộc thủy, tàng tinh. Hai tạng có tác dụng hỗ trợ và chế ước lẫn nhau. Để duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chân dương có trong Thận được đưa lên để ôn dưỡng Tâm hỏa; Tâm hỏa ức chế Thận thủy để hỗ trợ chân dương; Còn Thận thủy thì ức chế Tâm hỏa, giữ cho Tâm hỏa không cang thịnh để ích Tâm âm. Mối quan hệ này gọi là thủy hỏa tương tế hay thủy hỏa ký tế.

- TÂM THỐNG 心痛

➊ Triệu chứng đặc trưng là đau lói vùng tim. ➋ Tức chứng Vị quản thống.

- TÂM THỐNG TRIỆT BỐI心痛彻背

Hiện tượng đau vùng ngực lan ra sau lưng.

- TÂM THỦY 心水    

Xem Ngũ thủy.

- TÂM TRUNG ĐẢM ĐẢM ĐẠI ĐỘNG 心中怛怛大动

Tình trạng tim rung động kịch liệt, tâm thần không yên. Nguyên nhân do âm hư thủy khuy, hư phong nội nhiễu, tâm thần mất tự chủ gây nên.

- TÂM TRUNG ÚC NÙNG 心中懊憹

Tức Úc nùng.

- TÂM TUNG 心忪

Tức chứng Chính xung.

- TÂM TÝ 心痹

Chứng đau tức ngực, một trong các chứng tý thuộc ngũ tạng. Có các triệu chứng: Đau tức ngực, suyễn thở, tim đập nhanh, hồi hộp, họng khô, hay thở dài, phiền táo, dễ kinh sợ.

- TÂM TỲ LƯỠNG HƯ 心脾两虚

Bệnh lý ở hai tạng Tâm và Tỳ. Có các triệu chứng: Tim đập nhanh, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ngủ hay mơ, kém ăn, trướng bụng, đại tiện phân lỏng nhão, tinh thần mỏi mệt, uể oải, hoặc đi cầu ra máu, xuất huyết dưới da, kinh hành quá nhiều, lưỡi nhợt, mạch tế nhược.

- TẦM MA CHẨN 寻麻疹

Tức chứng Ẩn chẩn. Thường gọi là Mề đay.

- TẨM BÀO 浸泡

Xem mục Bào.

- TẨM DÂM SANG 浸淫疮

Tức chứng thấp chẩn cấp tính. Lúc mới phát nổi mẩn như hạt thóc, ngứa ngáy chảy nước, sau đó lan nhanh, thành từng dề, nặng thì phát sốt. Do Tâm hỏa vượng hoặc Tỳ có thấp tà ngưng trệ không tán, lại cảm nhiễm phong tà, uất ở cơ phu mà gây bệnh.

- TẨM TẨY TỄ 浸洗剂

Đem thuốc nấu lấy nước dùng để tắm toàn thân hoặc rửa tại chỗ vết thương.

- TÂN

Lượng dịch trong cơ thể người, có công dụng dinh dưỡng và nhuận trạch cơ nhục, bì phu. Ngoài ra Đông y còn cho rằng mồ hôi và nước tiểu đều có nguồn gốc từ tân dịch, khi phát hãn quá mức, hoặc lợi tiểu quá độ đều làm tổn thương tân dịch.

- TÂN

Chỉ dược vật có vị cay, thường có tác dụng sơ tán và hành khí. Như Kinh giới sơ tán phong hàn, Sa nhân hành khí.

- TÂN CAM HÓA DƯƠNG 辛甘化阳

Phép trị dùng các loại thuốc có vị cay và vị ngọt chung với nhau để trợ dương khí. Thích hợp chữa các chứng Tỳ Thận dương hư.

- TÂN CAM PHÁT TÁN VI DƯƠNG 辛甘发散为阳

Chỉ các vị thuốc có vị cay và vị ngọt có tác dụng phát tán, các vị thuốc này tính dược của nó thuộc dương. Như Quế chi, Phòng phong (tính vị cay ngọt, có tác dụng phát tán biểu tà).

- TÂN CẢM 新感

Phân loại bệnh. Sau khi cảm nhiễm bệnh tà, phát bệnh nhanh gọi là tân cảm. Nếu bên trong có phục tà do tân cảm xúc động đến mà phát bệnh, gọi là tân cảm dẫn động phục tà. Sự khác nhau giữa tân cảm với phục tà ở chỗ: tân cảm ôn bệnh, tùy theo cảm nhiễm mà phát sinh, đầu tiên có biểu chứng sợ gió, sợ lạnh. Phục khí đầu tiên có ngay chứng trạng nội nhiệt. Tức Phục khí ôn bệnh.

- TÂN CẢM DẪN ĐỘNG PHỤC TÀ 新感引动伏邪

Xem Tân cảm.

- TÂN CẢM ÔN BỆNH 新感温病

Tình trạng cảm nhiễm ngoại tà trong bốn mùa thuộc ôn bệnh, cảm nhiễm tùy lúc. Đầu tiên là chứng biểu hàn, phát sốt hơi nhẹ, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi thân thể, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhợt, trong miệng bình thường, không khát, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn. Về sau hóa nhiệt vào lý, đầu tiên là chứng biểu nhiệt, phát sốt nặng hơn, ố hàn đau đầu, đau thân thể nhẹ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, khát nước, mạch phù sác. Và cuối cùng nhiệt tà phạm vào lý phận càng nặng hơn. Các chứng phong ôn, thử ôn, thấp ôn, thu táo, đông ôn... đều thuộc tân cảm ôn bệnh.

- TÂN DỊCH 津液

❶ Chỉ lượng nước trong cơ thể. ❷ Đồ ăn thức uống thông qua tác dụng của tạng phủ như Vị, Tỳ, Phế, Tam tiêu mà chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

- TÂN HÀN SINH TÂN 辛寒生津

Phương pháp dùng thuốc có vị cay tính hàn để thanh Vị nhiệt, sinh tân dịch. Thích hợp chữa Vị hỏa thịnh, Vị âm bất túc. Chứng thấy miệng lở, trong miệng có mùi hôi, rêu lưỡi vàng sạm, mạch đại mà hư.

- TÂN HÀN THANH KHÍ 辛寒清气

Phương pháp dùng thuốc thanh hàn để thanh nhiệt tà ở khí phận. Người bệnh sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, vã mồ hôi, mặt mắt đỏ, thở thô, nặng tiếng, tiểu tiện sẻn ít, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

- TÂN HUYẾT ĐỒNG NGUYÊN 津血同源

Tân dịch và huyết dịch đều có nguồn gốc từ ngũ cốc, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chuyển hóa và điều tiết thể dịch. Trên bệnh lý cũng có ảnh hưởng lẫn nhau.

- TÂN KHAI KHỔ GIÁNG 津开苦降

Tức Tân khai khổ tiết.

- TÂN KHAI KHỔ TIẾT 辛开苦泄

Dùng các vị thuốc có vị cay để phát tán biểu tà, khai thông ngực bụng. Hoặc dùng các vị thuốc có vị đắng để thanh tiết lý nhiệt.

- TÂN KHÍ 津气

Công năng của tân. Tân là chất trong và loãng, thuộc dương. Tân có các dạng phân bố khí và làm ấm áp cơ phu. Hoạt động của tân không tách rời khí, mà công năng biểu hiện cụ thể của tân gọi là tân khí.

- TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU 辛凉解表

Dùng vị thuốc có tính vị cay mát, sức phát hãn yếu. Có tác dụng thoái nhiệt trong biểu chứng. Phương pháp này thích hợp chữa các chứng phong nhiệt tại biểu hoặc ôn bệnh mới phát.

- TÂN LƯƠNG THANH KHÍ 辛凉清气

Phương pháp dùng các loại thuốc có vị cay tính hàn để thanh nhiệt tà ở khí phận. Thường dùng chữa ôn nhiệt bệnh tà ở khí phận. Chứng thấy sốt cao, không sợ lạnh, ngược lại sợ nóng, khát nước, nhiều mồ hôi, mặt mắt đỏ, hơi thở ồ ồ, tiếng nói nặng đục, tiểu vàng sẻn, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng đại.

- TÂN NHẬP PHẾ 辛入肺

Tức ngũ vị sở nhập.

- TÂN ÔN GIẢI BIỂU 辛温解表

Phép tân ôn giải biểu. Dùng vị thuốc có vị cay tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn ở biểu. Ứng dụng chữa các chứng như sợ lạnh nhiều, phát sốt nhẹ, thân thể đau nhức, không ra mồ hôi thuộc thể phong hàn biểu chứng, hoặc nửa phần trên cơ thể sưng phù, nặng hơn là phù thũng thời kỳ đầu.

- TẦN PHỤC 频服

Phương pháp uống thuốc. Bệnh ở bộ phận trên, thuốc nên uống lượng ít và nhiều lần. Bệnh ở yết hầu, nên uống từ từ và uống nhiều hợp với chủ ý sao cho thuốc lưu lại lâu ở họng đừng trôi xuống vội.

- TẦN NGƯỢC 牝疟

Chứng sốt rét. Chứng trạng: khi lên cơn sốt nóng nhẹ, sắc mặt trắng nhợt, lên cơn có giờ nhất định hàng ngày, mạch trầm mà trì. Nguyên nhân do khí nguyên dương vốn hư yếu, tà khí náu ở kinh Thiếu âm.

- TẦN TẠNG 牝脏

Các tạng thuộc âm trong năm tạng như Tỳ, Phế, và Thận.

- TẤT 膝

Đầu gối. Là nơi giao tiếp giữa đùi lớn và đùi nhỏ, bên trong có xương đùi và xương ống chân liên kết lại mà thành xương gối. Phía trước có xương bánh chè, phía sau có khoeo chân. Các gân chính ở đùi đều tập trung về gối. Người xưa gọi đầu gối là phủ của gân (cân chi phủ).

- TẤT CÁI LY VỊ 膝盖离位

Tức chứng Tẫn cốt thoát cửu (sai khớp bánh chè).

- TẤT CÁI TỔN ĐOẠN 膝盖损断

Chỉ hiện tượng té ngã gây gãy xương đầu gối, vùng cục bộ sưng đau, ấn vào đau, dưới da có ứ huyết, khớp gối vận động bị hạn chế.

- TẤT DU PHONG 膝游风

Tức chứng Hạc tất phong.

- TẤT GIẢO 漆咬

Tức chứng Tất sang.

- TẤT NHÃN PHONG 膝眼风

Tức Hạc tất phong.

- TẤT SANG 漆疮

Chứng da nổi mẩn ngứa do dị ứng với cây Sơn.

- TẤT THỐNG 膝痛

Chỉ hiện tượng đau nhức khớp gối. Nguyên nhân do Can Thận hư, phong hàn thấp khí từ bên ngoài tràn vào.

- TẬT MẠCH 疾脉

Một loại mạch tượng. Mạch đến nhanh, gấp khác thường, một hơi thở bình thường của thầy thuốc, mạch của bệnh nhân đập từ 7-8 lần (tương đương 120 – 140 lần/phút). Nguyên nhân do dương nhiệt cực thịnh, âm khí sắp kiệt. Gặp trong giai đoạn nhiệt tính ở giai đoạn nhiệt tà cực thịnh hoặc bệnh lao nghiêm trọng, viêm cơ tim. Ngoài ra phụ nữ đến thời điểm lâm bồn (sắp đẻ) cũng xuất hiện mạch tượng này.

- TẬT TỪ BOÅ TẢ 疾徐补泻

Một thủ pháp châm thích cổ đại. Tiến châm từ từ, rút châm nhanh, đó là phép châm bổ. Ngược lại, tiến châm nhanh chóng, rút châm từ từ, đó là phép châm tả.

- TẬT Y 疾医

Một trong các phân khoa của đời nhà Chu. Tương đương với Nội khoa ngày nay.

- TẤU LÝ 腠理

➊ Tên gọi chung cơ nhục, bì phu và tạng phủ. ➋ Vùng giao tiếp giữa bì phu và cơ nhục (bì tấu).

- TẨU CHÚ 走注

Tức Phong tý.

- TẨU MÃ HẦU PHONG 走马喉风

Chứng hầu phong, phát bệnh nhanh, bệnh tình phát triển mau lẹ. Xem chứng Hầu phong.

- TẨU MÃ NHA CAM 走马牙疳

Hiện tượng chân răng sưng đỏ gây đau nhức, nặng thì gây hoại tử, lở loét. Nguyên nhân do cảm thụ thời hành dịch lệ, độc tà tích lại công lên nướu răng gây ra.

- TẨY 洗

Rửa. Dùng nước rửa dược liệu để làm sạch đất cát bám vào.

- TẾ MẠCH 细脉

Mạch tế, một loại mạch tượng, đập nhỏ mà mềm như sợi tơ. Gặp trong trường hợp khí huyết đều hư.

- TỀ 脐

Còn gọi là Thần khuyết (lỗ rốn). Chỉ lỗ hõm giữa thành bụng, trẻ sau khi sanh rốn bị cắt sau thời gian lành tạo thành vết sẹo.

- TỀ ĐỘT 脐突

Tức Tề sán.

- TỀ HẠ QUÝ 脐下季

Chứng trạng vùng bụng máy động không yên. Nguyên nhân do vốn có thủy thấp ứ đọng cơ thể, hoặc do phát hãn không thích đáng, làm tổn thương Tâm dương, khiến thủy khí xông ngược lên.

- TỀ HUYẾT 脐血

Sau khi cắt rốn, rốn có hiện tượng chảy máu không cầm. Bệnh thường gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 1 tuần trước hoặc sau khi rụng rốn.

- TỀ LẬU 脐漏

Nguyên nhân do tề ung lâu ngày chữa không khỏi, hình thành lỗ dò. Chứng thấy trong bụng có lúc chảy mủ, máu tanh hôi, để lâu không liền miệng.

- TỀ LẬU SANG 脐漏疮

Tức chứng Tề lậu.

- TEÀ PHONG 脐风

Loại bệnh phá thương phong ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng điển hình là miệng mím chặt, co cứng uốn ván, mặt nhăn nhó khổ sở; nặng hơn thì sắc mặt tái xanh, thở gấp. Nguyên nhân chủ yếu do dụng cụ cắt rốn không được tiệt trùng hoặc rụng rốn quá sớm, tổn thương bội nhiễm. Còn gọi là Toát khẩu, Cấm phong.

- TỀ SÁN 脐疝

Chứng lồi rốn. Triệu chứng chủ yếu: vùng rốn đột nhiên nổi lên (lồi) thành khối u, màu da sáng bóng, có thể nghe được tiếng sôi ruột. Thường gặp ở trẻ sơ sinh. Còn gọi là Tề đột.

- TỀ SANG 脐疮

Chỉ tình trạng rốn trẻ bị ẩm ướt, bị lở loét gây nhiễm trùng rốn. Chứng thấy vùng rốn sưng đỏ, nặng thì xung quanh rốn lở loét, mủ chảy ra ngoài, kèm có phát sốt, phiền táo, môi đỏ miệng khô.

- THA CHÂM 搓针

Thủ thuật vê kim trong châm cứu. Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm đốc kim xoay tới xoay lui sao cho chỗ châm có cảm giác tê rần, nặng buốt,  tê tức là được.

- THÁC BÀN ĐINH 托盘疔

Nhọt lòng bàn tay gây nhiễm trùng. Còn gọi là Chưởng tâm độc.

- THÁC ĐỘC THẤU NÙNG PHÁP 托毒透脓法

Phương pháp dùng các thuốc bổ ích khí huyết và giải độc bài nùng để hỗ trợ chính khí, thúc mủ ra ngoài. Thích hợp chữa các vết thương đã làm mủ, hoặc đã chảy mủ nhưng ra không hết, tà thịnh mà chính khí chưa hư.

- THÁC KINH 错经

Tức Kinh hành tiện huyết.

- THÁC NGỮ 错语

Chứng nói lẫn. Người bệnh có trạng thái thần chí tỉnh táo nhưng nói năng lại lẫn lộn. Đặc điểm là khi nói xong lại tự thấy mình nói sai. Do Tâm khí hư yếu.

- THÁC PHÁP 托法

Tức Nội thác.

- THÁC THƯ 托疽

Nhọt mọc ở cạnh gối, giáp ranh huyệt Dương quan và Dương lăng tuyền. Bệnh thuộc kinh túc Thiếu dương Đởm. Chỗ đau sưng nóng, sau đó thành mủ, sau khi vỡ, mủ ra hết thì khỏi.

- THẠCH ANH 石瘿

Một loại bướu cổ. Triệu chứng: tuyến giáp trạng sưng to, cứng, bề mặt lồi lõm không bằng phẳng, ấn vào không di động. Kèm theo là người hay nổi giận, nhiều mồ hôi, tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực. Thường thấy ở khí quản, thực đạo và thanh đới bị chèn ép gây thành bệnh. Nguyên nhân do khí uất, đàm thấp hoặc ứ huyết ngưng trệ gây ra.

- THẠCH HÀ 石瘕

Do hàn khí xâm nhập, làm cho ác huyết đình tụ trong tử cung phát bệnh. Thường thấy trong tử cung có khối u, ngày càng lớn, cứng như đá, đồng thời gây bế kinh.

- THẠCH LÂM 石淋

Bụng dưới căng cứng, một bên thắt lưng đau quặn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục, tiểu tiện khó hoặc ngắt quãng hoặc đi lắt nhắt, đi vội, đau buốt khó ra, có khi trong nước tiểu có lẫn sỏi cát, nước tiểu vàng đục có khi ra máu. Nguyên nhân do thấp nhiệt nung nấu hạ tiêu, tạp chất ngưng tụ ở trong nước tiểu mà gây bệnh. Thuộc loại bệnh sỏi đường tiết niệu. Còn gọi là Sa lâm.

- THẠCH NỮ 石女

Còn gọi là thực nữ. ➊ Tình trạng cửa âm đạo rất nhỏ bé (dị tật bẩm sinh của nữ giới) hoặc kèm tử cung phát dục không hoàn chỉnh.          ➋ Chứng bế kinh nguyên phát ở phụ nữ.

- THẠCH NGA 石蛾

Một loại nhũ nga. Triệu chứng cũng giống nhũ nga. Thường gặp ở trẻ em, bệnh tình phát triển từ từ nhưng lâu khỏi, hạt trong họng sưng to và cứng (vì vậy gọi là thạch nga). Tương tự viêm amiđan mạn tính.

- THẠCH THỦY 石水

Một loại thủy thũng. Do thủy khí ngưng tụ ở hạ tiêu. Chứng thấy bụng trướng nước, vùng bụng dưới sưng to cứng như đá, đau lan tỏa đến hạ sườn, mạch trầm.

- THẠCH THƯ 石疽

Nhọt cứng như đá, to bằng hạt đào hoặc trứng gà. Nổi dưới da, màu da bình thường, lớn dần lên, khó tiêu khó vỡ, khi đã vỡ khó liền miệng. Thường mọc ở cổ, lưng và chân. Nguyên nhân do hàn ngưng khí trệ.

- THAI BẤT CHÍNH 胎不正

Ngôi thai không đúng vị trí. Sau khi mang thai do khí trệ hoặc do khi sanh quá sợ sệt, làm ảnh hưởng tới sự vận chuyển của bào thai.

- THAI BẤT TRƯỞNG 胎不长

Mức độ phát triển của thai nhi quá chậm. Nguyên nhân do lậu huyết làm ảnh hưởng đến bào thai; hoặc do cơ thể của người mẹ vốn suy yếu; hoặc vốn có bệnh trước khi mang thai, làm cho khí huyết bất túc, thai không được nuôi dưỡng mà gây bệnh.

- THAI BỆNH 胎病

Đứa bé bị bệnh từ khi đang trong bụng me. Tức chứng điên giản (động kinh) ở trẻ em.

- THAI CẤU 胎垢

Phụ nữ khi đã có dấu hiệu thụ thai, nhưng hàng tháng vẫn thấy kinh nguyệt. Đặc điểm: người vẫn khỏe mạnh, thai phát triển tốt, chỉ khi thai lớn 6-7 tháng mới không hành kinh nữa.

- THAI CHỨNG 胎证

Chứng bệnh khi đang có thai.

- THAI ĐẢN 胎疸

Chứng hoàng đản nơi trẻ sơ sinh. Xem thêm mục Thai hoàng.

- THAI ĐỘC 胎毒

❶ Bệnh đậu sởi nói chung, ở trẻ sơ sinh. Cổ nhân cho rằng do thể chất của người mẹ bị nhiệt độc từ khi có thai gây nên. Thực tế, phần lớn do cảm nhiễm lây lan mà thành. ❷ Người mẹ lúc mang thai đã mắc bệnh giang mai, nhiệt độc lây nhiễm cho bào thai.

- THAI ĐỘNG 胎动

Thai nhi động đậy. Xem Thai động bất an.

- THAI ĐỘNG BẤT AN 胎动不安

Chứng động thai. Thai nhi động đậy luôn, vùng bụng dưới nặng trằn, lưng đau mỏi, nặng thì xuất huyết âm đạo. Nguyên nhân do khí huyết suy nhược, Thận khí bất túc hoặc do huyết nhiệt, hoặc do vấp ngã tổn thương, âm hư huyết nhiệt hoặc hai mạch Xung Nhâm yếu không giữ được thai gây nên. Còn gọi là Thai động.

- THAI ĐỘNG HẠ HUYẾT 胎动下血

Đang mang thai bị nặng trằn vùng bụng dưới, có cảm giác bào thai máy động, kèm theo thấy âm đạo chảy máu. Nếu lượng máu ra nhiều, có thể gây sảy thai.

- THAI EÁ NỘI CHƯỚNG 胎翳内障

Trẻ sau khi sinh, mắt mờ đục như bị kéo mây. Xem thêm mục Thai hoạn nội chướng.

- THAI GIẢN 胎痫

Chứng giản ở trẻ sơ sinh (trong vòng 100 ngày), người nóng, mặt xanh, răng cắn chặt, lưng đơ, người cứng, mắt nhắm, hay khóc, đòi bú.

- THAI GIÁP 胎甲

Còn gọi là Trùng thân, Nhâm thần.

- THAI HÀN 胎寒

Trẻ em mới sinh trong vòng 100 ngày, bụng đau, tay chân lạnh, toàn thân lạnh run, co giật, sớm tối kêu khóc không ngừng, nặng thì răng cắn chặt không mở.

- THAI HOẠN NỘI CHƯỚNG 胎患内障

Trẻ sau khi sinh, mắt mờ đục như bị kéo mây. Do khi mang thai trong cơ thể người mẹ vốn có nhiệt độc, làm ảnh hưởng tới thai nhi.

- THAI HOÀNG 胎黄

Chứng hoàng đản ở trẻ sơ sinh. Trẻ mới lọt lòng được vài ngày, da bị vàng. Nguyên nhân do người mẹ mang thai bị thấp nhiệt nung nấu ảnh hưởng tới bào thai. Còn gọi là Thai đản.

- THAI KHÍ 胎气

Tức tinh khí trong cơ thể người mẹ nuôi dưỡng bào thai. Là vật chất quan trọng để lúc thai nhi rời khỏi cơ thể người mẹ nương nhờ vào đó mà phát triển.

- THAI KHÍ THƯỢNG BỨC 胎气上逼

Chứng động khí nghịch lên. Nguyên nhân phần nhiều do thể lực người mẹ yếu hoặc sau khi ốm điều dưỡng không tốt, khí huyết bất hòa.

- THAI KHIẾP 胎怯

Thai phụ yếu, làm cho thai phát dục chậm, trí lực không hoàn chỉnh.  Xem thêm Ngũ nhuyễn.

- THAI KINH 胎经

Chứng kinh phong ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện ở các triệu chứng: mất tri giác, tay chân co giật, mặt nhăn nhó, bệnh phát từng cơn, khi hết cơn thì thân thể và mặt lại bình thường. Trẻ sơ sinh không do tà phong mà có triệu chứng kinh phong. Cổ nhân cho rằng do người mẹ ăn uống, điều dưỡng thất thường hoặc do kích thích tinh thần ảnh hưởng đến thai nhi.

- THAI KINH DẠ ĐEÀ 胎惊夜啼

Trẻ hay kêu khóc sợ sệt. Tức chứng Kinh đề.

- THAI LẬU 胎漏

Sau khi thụ thai, âm đạo từng lúc chảy ra nước lỏng giống như máu, nhưng không có hiện tượng lưng bụng đau và nặng trằn vùng bụng dưới. Nguyên nhân do khí huyết suy nhược, Thận hư, huyết nhiệt, hoặc do Xung Nhâm không bền, không thể nhiếp huyết hoặc dưỡng thai mà gây ra. Còn gọi là Bào lậu.

- THAI NGUYÊN 胎元

➊ Phôi thai trong tử cung. ➋ Chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ để nuôi dưỡng bào thai. ➌ Nhau thai nhi.

- THAI NHIỆT 胎热

➊ Trẻ sơ sinh sốt cao, giật mình, đờm nhiều, suyễn, mắt nhắm, mặt đỏ, mi sưng, đại tiện bí, tiểu tiện vàng, trẻ quấy khóc không dứt. Nguyên nhân do khi mang thai, người mẹ ăn quá nhiều thức nóng, hoặc uống quá nhiều thuốc nóng, nhiệt tích ở trong nung nấu thai khí. ➋ Tình trạng người có thai mắt thường đỏ, nhiều ghèn hoặc hoa mắt.

- THAI NHƯỢC 胎弱

Thai yếu. Xem thêm mục Ngũ nhuyễn.

- THAI NUY BẤT TRƯỞNG 胎萎不长

Thai yếu không phát triển. Tức chứng Thai bất trưởng.

- THAI PHÌ 胎肥

Trẻ sơ sinh da thịt béo bệu, mặt như thoa phấn hồng, sau khi đầy tháng, gầy tọp dần, lòng bàn tay chân nóng, đại tiện khó, miệng chảy dãi. Nguyên nhân do người mẹ bị Vị nhiệt ảnh hưởng tới bào thai.

- THAI PHONG 胎风

u Do trẻ em vốn bị tiên thiên bất túc hoặc do cảm thụ phong tà hoặc do cắt rốn, vết thương chưa kịp lành, bị nhiễm trùng, lại nhiễm phải phong tà xâm nhập, uất kết lại hóa nhiệt gây sốt. Chứng thấy sốt cao, nôn ói, thần chí không yên, ngủ hay giật mình, tay chân co giật. v Trẻ mới sinh mình nóng, da đỏ, giống như bị bỏng. Do khi có thai mẹ bị tích nhiệt truyền nhiệt vào thai.

- THAI PHONG XÍCH LẠN 胎风赤烂

Chứng mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do thai nhiệt xông bốc lên trên.

- THAI SÁN 胎疝

Chứng âm nang sưng to ở trẻ sơ sinh.

- THAI SÚC 胎搐

Tức chứng Thai giản.

- THAI TẬT 胎疾

Trẻ em từ lúc mới sanh ra cho tới lúc đầy tháng là phát bệnh, hoặc cũng có khi phát bệnh cho tới lúc đầy 1 tuổi. Nguyên nhân do khi mang thai không được nuôi dưỡng tốt, hoặc khi mang thai người mẹ không kiêng cữ làm ảnh hưởng thai nhi.

- THAI THÁP BÌ SANG 胎溻皮疮

Tức chứng Tháp bì sang.

- THAI THẤU 胎嗽

Chứng ho ở trẻ sơ sinh. Xem mục Bách toái thấu.

- THAI THỦY 胎水

Triệu chứng có thai đến tháng thứ sáu, thứ bảy vùng bụng trướng đầy, suyễn (chứng tử thũng). Còn gọi là Tử mãn.

- THAI THỦY THŨNG MÃN 胎水肿满

Người phụ nữ kể từ lúc bắt đầu thụ thai đến khoảng 5, 6 tháng, do Tỳ hư, vận hóa thất thường, thủy thấp lưu lại, nước ứ trong bào thai, tràn ra ngoài thân, làm cho 1 bên cơ thể sưng phù,  bụng lớn khác thường, ngực sườn đầy tức; Nặng thì suyễn, khó thở, không nằm được. 

- THAI THƯỢNG BỨC TÂM 胎上逼心

Tức chứng Tử huyền.

- THAI TIỀN LẬU HỒNG 胎前漏红

Khi có thai bị ra máu. Xem chứng Thai lậu.

- THAI TIỂN 胎癣

Tức chứng Nãi tiển.

- THAI TỬ BẤT HẠ 胎死不下

Thai chết lưu trong bụng mẹ không ra được. Xem mục Tử thai.

- THAI TỰ ĐỌA 胎自堕

Mang thai thời kỳ đầu, bào thai không được nuôi dưỡng dẫn đến hiện tượng hư thai. Phần lớn do khí huyết khuy tổn hoặc Thận hư, Xung Nhâm không bền chặt, thai không được nuôi dưỡng mà phát bệnh. Cũng có thể do té ngã tổn thương hoặc do huyết nhiệt hun đốt, làm ảnh hưởng đến bào thai.

- THAI TỬ PHÚC TRUNG 胎死腹中

Thai chết lưu trong bụng mẹ. Xem mục Tử thai.

- THAI TRUNG BỆNH 胎中病

Tức chứng Thai tật.

- THAI XÍCH 胎赤

➊ Bệnh chứng trẻ sơ sinh da đỏ hỏn như thoa son, do trong bào thai bị nhiễm nhiệt độc. ➋ Chứng toét mắt trẻ em. ➌ Tên khác của chứng thai phong.

- THAI Y BẤT HẠ 胎衣不下

Sinh xong nhau thai không ra. Tức chứng Bào y bất hạ.

- THÁI ÂM 太阴

Một trong những tên gọi của kinh mạch. Bao gồm thủ Thái âm Phế kinh, túc Thái âm Tỳ kinh. Có quan hệ biểu lý với kinh Dương minh. Âm khí vượng thịnh, kinh này nhiều huyết, ít khí. Bộ vị nằm ở phần ngoài cùng của ba kinh âm, có ý nghĩa là âm khí thịnh vượng.

- THÁI ÂM BỆNH 太阴病

Một trong các bệnh lục kinh. Phần lớn do bệnh từ tam dương kinh truyền sang các kinh âm. Cũng có thể do hàn tà trực trúng gây bệnh. Hoặc do chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn,  hàn thấp gây trở ngại bên trong. Thường thấy bụng đầy, nôn ói, ăn uống không biết ngon, tiêu chảy, có lúc đau bụng, mạch hoãn nhược...

- THÁI ÂM ĐẦU THỐNG 太阴头痛

Chứng đau đầu do đàm thấp vây khổn Tỳ, thanh dương không thăng. Chứng trạng biểu hiện là đầu đau mà có cảm giác nặng, người mệt mỏi, đàm nhiều, vùng bụng trướng đầy, mạch trầm hoãn.

- THÁI ÂM THƯ 太阴疽

Tức nhọt mọc ở vùng vai.

- THÁI ÂM VI KHAI 太阴为开

Tức Thái âm.

- THÁI ẤT THẦN CHÂM 太乙神针

Một loại dùng thuốc cứu thay châm. Dùng lá ngãi giã nhỏ tơi thành bông, trộn bột thuốc, cuộn lại như điếu thuốc lá, châm lửa hơ lên huyệt vị để chữa bệnh.

Những vị thuốc để chế Thái ất thần châm gồm Ngải nhung 12g, Lưu hoàng 8g, Xuyên khung, Hùng hoàng, Chỉ xác, Tạo giác, Độc hoạt, Tế tân, Toàn yết, Bạch chỉ, Tùng hương, Quế chi, Đỗ trọng, Một dược, Nhũ hương, Xạ hương, Xuyên sơn giáp, đều 4g.

- THÁI BÌNH THÁNH HUỆ PHƯƠNG 太平圣蕙方

Gọi tắt là ‘Thánh huệ phương. Viết vào năm 992, Do Vương Hoài Ẩn, đời Tống, Trung quốc. Gồm 100 quyển, thu thập những bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian và trong các y thư từ đời Tống trở về trước. Nội dung gồm chẩn pháp, dụng dược pháp, tạng phủ bệnh, thương hàn, nội khoa tạp bệnh (gồm các bệnh về mắt, răng miệng, hầu họng), ngoại khoa, phụ nhân bệnh, tiểu nhi bệnh, phục thực, thực trị, châm cứu...

- THÁI BÌNH HUỆ DÂN HÒA TỄ CỤC PHƯƠNG 太平惠民和剂局方

Gọi tắt là ‘Hòa tễ cục phương. Do Thái y cục đời Tống biên soạn. Lần biên soạn đầu tiên vào năm 1078~1085.

Sách đã nhiều lần được bổ sung và sửa chữa cho những lần in sau, ngay cả tên sách, số quyển cũng được điều chỉnh nhiều lần. Hiện tại sách  có tất cả 10 quyển, phân ra làm nhiều khoa mục như chư phong, thương hàn... 14 môn. Về phương thang có tới 788 bài thuốc. Trong mỗi phương có ghi chép đủ chủ trị, phối hợp thuốc, bào chế pháp. Là 1 bộ sách có giá trị rất lớn, và được lưu truyền rộng rãi cho đến nay.  

- THÁI DƯƠNG 太阳

➊ Vùng màng tang. Còn gọi là Nhiếp nhu. ➋ Tên huyệt, thuộc kỳ huyệt ngoài kinh, phía sau đuôi mắt chừng một thốn.

- THÁI DƯƠNG BỆNH 太阳病

Một bệnh trong lục kinh. Chứng trạng chủ yếu: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, gáy cứng, mạch phù... Thái dương bệnh còn được phân ra Thái dương kinh chứng và Thái dương phủ chứng.

- THÁI DƯƠNG BIỂU CHỨNG 太阳表证

Tức Thái dương kinh bệnh.

- THÁI DƯƠNG DỮ DƯƠNG MINH HỢP BỆNH 太阳与阳明合病

Chứng hai kinh Thái dương và Dương minh đồng thời xuất hiện. Biểu hiện lâm sàng: Vừa có triệu chứng đau đầu, gáy cứng của Thái dương bệnh, vừa có triệu chứng mình nóng, khát nước, hạ lợi ra nước vàng, giang môn nóng rát là chứng lý nhiệt của Dương minh bệnh.

- THÁI DƯƠNG DỮ THIẾU DƯƠNG HỢP BỆNH 太阳与少阳合病

Chứng hai kinh Thái dương và Thiếu dương đồng thời xuất hiện. Biểu hiện lâm sàng: Vừa có triệu chứng đau đầu, phát sốt của Thái dương bệnh, vừa có triệu chứng miệng đắng, họng khô, hoa mắt của Thiếu dương bệnh.

- THÁI DƯƠNG ĐẦU THỐNG 太阳头痛

❶ Chứng kinh Thái dương mắc bệnh có hiện tượng đau đầu. ❷ Đầu là nơi kinh Thái dương đi qua. Biểu hiện là đau trên đầu từ trán lan lên đến đỉnh đầu, kèm có cứng cổ gáy, eo lưng đau.

- THÁI DƯƠNG KINH BỆNH 太阳经病

Bệnh thái dương xuất hiện cùng lúc các triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, mạch chứng điều hòa là tà ở tại cơ biểu. Căn cứ vào có mồ hôi hay không có mồ hôi mà phân ra là trúng phong hay thương hàn.

- THÁI DƯƠNG PHỦ BỆNH 太阳腑病

Thái dương kinh bệnh, do tà chưa giải truyền vào bên trong Bàng quang mà gây ra. Trên lâm sàng có phân ra 2 loại tà nhập vào khí phận thì gọi là Thái dương súc thủy. Nhập vào huyết phận thì gọi là Thái dương súc huyết.

- THÁI DƯƠNG THƯƠNG HÀN 太阳伤寒

Chứng ngoại cảm thương hàn, hàn tà xâm nhập biểu, tấu lý bế tắc phát ra bệnh. Chứng thấy sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, hen suyễn, thân mình đau, các khớp đau nhức, mạch phù khẩn.

- THÁI DƯƠNG TRÚNG PHONG 太阳中风

Do phong, hàn, xâm nhập vào kinh Thái dương. Chứng thấy đầu gáy cứng đau, sốt, sợ gió, tự ra mồ hôi, mạch phù hoãn.

- THÁI TỨC 太息

Thở sâu, nhưng chủ yếu là thở ra. Hô hấp người bình thường cũng có độ hô hấp nông sâu nhất định. Bình thường hô hấp với mạch đập có tỷ số 1 = 4; khi hô hấp sâu có khoảng 1 = 5, sự thay đổi tỷ số đó, trong mạch chẩn thuộc loại nhịp nhàng, không chênh lệch mấy. Trong tình huống bệnh lý, người bệnh thở dài luôn, chứng trạng này có thể do Can Đởm uất kết, Phế khí không tuyên gây nên. Còn gọi là thở dài.

- THÁI THƯƠNG 太仓

Kho chứa lớn, tức là phủ Vị.

- THÁI XUNG MẠCH 太冲脉

Tên gọi khác của Xung mạch. Có tác dụng điều dưỡng kinh nguyệt và bào thai của phụ nữ, vì thế gọi là Thái xung mạch. Có ảnh hưởng rất lớn đến việc mang thai và nuôi dưỡng thai nhi.

- THÁI Y 太医

Thầy thuốc thời xưa có phẩm chất đạo đức và trình độ kỹ thuật chuyên môn cao.

- THÁI Y CỤC 太医局

Còn gọi là Thái y thự. Cơ sở y tế của triều đình phong kiến. Gồm nhiều khoa, trong đó có cả nhiệm vụ đào tạo về y học. Đời Minh đổi là thái y viện.

- THÁI Y LỆNH 太医令

Chức quan hành chính trong thái y viện.

- THAM NGŨ BẤT ĐIỀU 参伍不调

Là một loại mạch tượng nhịp đập rối loạn, tới lui không thông sướng.

- THÁM THỔ 探吐

Dùng lông gà, vịt ngoáy vào trong cổ họng, làm cho cổ họng bị kích thích cho nôn ói ra. Cách này dùng để chữa ăn uống không tiêu, hoặc ăn phải độc vật chưa tiêu hóa kịp.

- THAN HOÁN 瘫痪

Tay chân yếu liệt. Phần nhiều do Can Thận khuy hư, khí huyết bất túc, lại do tà khí xâm nhập vào kinh lạc gây nên. Thường gặp ở các bệnh thần kinh và tai biến mạch máu não.

- THANG DỊCH 汤液

Đem dược vật cho vào siêu đất thêm nước vào để sắc, bỏ bã, lấy nước cốt để uống. Dùng thuốc sắc hấp thu nhanh, tác dụng dễ phát huy, thường dùng trong bệnh mới mắc, bệnh cấp.

- THANG DỊCH BẢN THẢO 汤液本草

1289, Vương Hiếu Cổ (Tiểu Chi, Hải Tàng), Đời Nguyên, Trung quốc. Gồm 3 quyển. Quyển thượng tổng luận về dược tính. Nội dung dựa vào ‘Dược loại pháp tượng’ và ‘Dụng dược tâm pháp’ (Lý Đông Viên)... có bổ sung. Quyển trung và hạ nói về dược vật. Tổng cộng thu thập được 238 loại. Luận về dược tính ông dựa vào đặc điểm quy kinh, kết hợp với khí vị âm dương của dược vật, các tính năng thăng giáng phù trầm để phát huy. Phần phụ lục có bổ sung thêm các luận thuyết của các y gia sau này. Sách này về sau còn bổ sung bộ “Đông Viên thập thư” của Lý Đông Viên vào.

- THANG ĐẦU CA QUÁT  汤头歌诀

Uông Ngang, đời nhà Thanh, Trung quốc. Biên soạn vào năm 1694. Sách có 1 quyển. Nội dung tuyển chọn hơn 300 bài thuốc thường dùng, biên thành 200 bài theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Mỗi một bài đều có chú thích rõ ràng. Thích hợp với người mới học. Là một cuốn sách được lưu truyền rộng rãi. Đến năm 1961 Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh đã cho xuất bản lại cuốn này và có chú giải theo bạch thoại. 

- THANG HỎA THƯƠNG 烫火伤

Do tiếp xúc với vật nóng bị phỏng, như nước sôi, hơi nước nóng thì gọi là Thang thương. Nếu do chạm vào lửa hoặc vật dụng đang nóng đỏ thì gọi là Hỏa thương.

- THANG TỄ 汤剂

Thuốc dạng sắc nước uống. Tức Thang dịch.

- THANG THƯƠNG 烫伤

Phỏng nước sôi hoặc hơi nước nóng.

- THANH

Màu xanh. Ứng vào ngũ hành thuộc mộc. Ứng vào ngũ tạng thuộc Can. Có quan hệ mật thiết với phong tà.

- THANH CAN HỎA 清肝火

Xem mục Tả Can.

- THANH CAN TẢ HỎA 清肝泻火

Xem mục Tả Can.

- THANH CUNG 清宫

 Tức chứng Thanh Tâm.

- THANH DINH  清营

Phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc và dưỡng âm để thanh trừ nhiệt tà xâm phạm phần dinh trong các bệnh nhiệt. Nhiệt tà xâm nhập vào phần dinh có các chứng trạng chủ yếu là: sốt cao, phiền táo, đêm ngủ không yên, lưỡi tía khô, mạch tế sác, khát nước. Trường  hợp này thường cho uống ‘Thanh dinh thang’. Còn gọi là Thanh dinh tiết nhiệt. Cũng đọc là Thanh doanh.

- THANH DINH THẤU CHẨN 清营嗽疹

Phương pháp dùng các vị thuốc thanh nhiệt ở phần dinh và thúc cho sởi mọc ra ngoài để chữa nhiệt tà nhập phần dinh. Thường thấy sốt cao, phiền táo, đêm ngủ không yên, ngoài da nổi chẩn lờ mờ, lưỡi đỏ sậm mà khô, rêu ít, mạch tế sác.

- THANH DINH TIẾT NHIỆT 清营泄热

Xem mục Thanh dinh.

- THANH DƯƠNG 清阳

Bộ phận khinh thanh của dương khí vận hành ở Tâm, Phế, đầu, cơ biểu và tứ chi.

- THANH DƯƠNG BẤT THĂNG 清阳不升

Dương khí từ ngũ cốc biến hóa không được đưa lên nuôi dưỡng vùng đầu, cơ biểu, tứ chi để duy trì các chức năng hoạt động sinh lý. Nguyên nhân thường  do các chức năng của Tỳ Vị bị trở ngại gây ra.

- THANH DƯƠNG PHÁT TẤU LÝ 清阳发腠理

Dương chủ vệ ngoại, khí khinh thanh thường có tác dụng nuôi dưỡng tấu lý, làm ấm cơ nhục, phòng ngự ngoại tà xâm nhập.

- THANH DƯƠNG THỰC TỨ CHI 清阳实四之

Tứ chi là nguồn gốc của dương khí, vì vậy mọi hoạt động của tứ chi là do dương khí nuôi dưỡng, nhờ đó mà tay chân mới được ấm áp, sự vận động mới linh hoạt. Trên lâm sàng khi sờ vào tay chân để tìm cảm giác nóng lạnh, giúp chẩn đoán dương khí thịnh hay suy.

- THANH DƯƠNG XUẤT THƯỢNG KHIẾU 清阳出上窍

Dương chủ khí, tính của khí thì nhẹ, lại hay thăng tán lên trên (bao gồm cả khí hô hấp). Phần nhiều xuất phát từ thượng khiếu như miệng, mũi.

- THANH ĐẠI CỬU KHOA 清代九科

9 khoa y học đời Thanh. Việc chia làm 9 khoa (ở thế kỷ thứ 18) gồm: Đại phương mạch, Thương hàn, Phụ nhân, Tiểu phương mạch, Sang dượng (mụn nhọt, da liễu), Khẩu xỉ yết hầu (răng, miệng, họng), Châm cứu và Chỉnh cốt (nắn bó xương). Việc phân khoa y học trong thái y viện đời Thanh vốn không thống nhất, có khi chia làm 5 khoa, cũng có khi chia làm 11 khoa.

- THANH ĐỚI 青带

Chứng từ trong âm đạo phụ nữ chảy ra chất dịch màu xanh, dính và tanh hôi, dây dưa không dứt. Do Can kinh có thấp nhiệt dồn xuống, làm tổn thương hai mạch Nhâm Đốc.

- THANH HUYẾT 清血

Chứng đại tiện ra máu (thanh: nhà tiêu, nhà cầu). Tức tiện huyết.

- THANH KHÍ 清气

➊ Phép thanh khí. Dùng thuốc có vị cay tính hàn, hoặc vị đắng tính hàn để thanh giải lý nhiệt. Thích hợp chữa các bệnh nhiệt tà nhập khí phận. ➋ Khí tinh vi của thủy cốc. Từ Tỳ Vị truyền tới Phế, rồi trở thành doanh khí tản ra ở các tổ chức tạng phủ. ➌ Khí trong lành của mùa thu. ➍ Không khí hít vào Phế.

- THANH KHÍ LƯƠNG DOANH 清气凉营

Tức Khí doanh lưỡng thanh.

- THANH KIM 清金

Tức chứng Thanh túc Phế khí.

- THANH KIM GIÁNG HỎA 清金降火

Tức chứng Thanh túc Phế khí.

- THANH LẠC BẢO ÂM 清络保阴

Phương pháp thanh nhiệt tà ở Phế lạc để bảo vệ Phế âm. Thích hợp chữa các chứng thử ôn sau khi điều trị, các triệu chứng đã giảm nhưng nhiệt tà chưa ra hết, làm cho Phế âm bị tiêu hao chứng thấy ho không có đàm hoặc khạc ra máu, chảy máu mũi.

- THANH MANH 青盲

Bệnh đục nhân mắt. Quan sát từ bên ngoài thấy mắt vẫn bình thường mà dần dần không thấy đường. Tương đương với chứng teo thần kinh thị giác của y học hiện đại. Nguyên nhân do Can Thận bất túc, tinh huyết vơi kém gây ra.

- THANH NHIỆT CHỈ HUYẾT 清热止血

Một trong các phép cầm máu. Là phương pháp dùng các thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết để chữa huyết nhiệt vọng hành gây ra chảy máu. Thích hợp chữa các chứng xuất huyết kèm có các chứng nhiệt.

- THANH NHIỆT GIẢI BIỂU 清热解表

Phương pháp dùng các vị thuốc thanh nhiệt phối hợp với các vị thuốc giải biểu để tạo thành bài thuốc chữa chứng lý nhiệt kèm có biểu chứng nhưng lý nhiệt nhiều còn biểu chứng nhẹ. Vừa có tác dụng thanh lý nhiệt, lại vừa giải biểu, đồng thời cũng là phương pháp biểu lý đồng giải.

- THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC 清热解毒

Phép thanh nhiệt giải độc. Độc: hỏa nhiệt cực thịnh gây nên, cũng gọi là nhiệt độc hoặc hỏa độc. Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt tà, giải nhiệt độc để chữa nhiệt tà quấy nhiễu ở bên trong (lý) và mụn nhọt đinh độc, ban chẩn nổi ở ngoài da.

- THANH NHIỆT GIẢI THỬ 清热解暑

Dùng các vị thuốc thanh nhiệt kết hợp với các vị thuốc giải thử để chữa các chứng ngoại cảm thử nhiệt. Các chứng trạng thường thấy là sốt, đau đầu, có mồ hôi, khát nước, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

- THANH NHIỆT HÓA ĐÀM 清热化痰

Một trong các phép hóa đàm. Là phương pháp chữa chứng nhiệt đàm, thường dùng các loại thuốc có tính hàn để chữa nhiệt tà uất ở Phế. Thường thấy ho khạc ra đờm vàng đặc dính, mặt đỏ, người phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng.

- THANH NHIỆT HÓA ĐÀM KHAI KHIẾU 清热化痰开窍

Phương pháp dùng các thuốc hóa đàm và khai khiếu để chữa các chứng đàm nhiệt sinh ra thần chí hôn mê.

- THANH NHIỆT HÓA THẤP  清热化湿

Dùng các loại thuốc thanh thấp nhiệt và các vị thuốc phương hương hóa thấp để chữa các chứng do thấp nhiệt uất kết ở bên trên Thượng tiêu và Trung tiêu.

- THANH NHIỆT KHAI KHIẾU 清热开窍

Phương pháp chữa bệnh ôn nhiệt khiến cho tinh thần bị mê muội. Thích hợp chữa các chứng sốt cao do ôn bệnh, thần chí hôn mê, phiền táo không yên, nói sảng, tay chân co giật. Còn gọi là Thanh Tâm khai khiếu.

- THANH NHIỆT LỢI THẤP 清热利湿

Là phương pháp dùng các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp để thông lợi tiểu tiện, dùng chữa chứng thấp nhiệt uất kết ở hạ tiêu. Chứng thấy vùng bụng dưới trướng đau, tiểu ít, tiểu gắt, buốt hoặc tiểu đục, rêu lưỡi vàng nhớt.

- THANH NHIỆT PHÁP 清热法

Xem Thanh pháp.

- THANH NHIỆT TỨC PHONG 清热熄风

Tức chứng Tả hỏa tức phong.

- THANH NHƯ DUỆ CỨ 声如拽锯

Trong lúc khó thở, trong đàm có tiếng khò khè. Thường gặp trong các bệnh hôn mê, hoặc trong các bệnh liệt hầu họng.

- THANH NHƯ THẢO TY 青如草丝

Sắc chân tạng của tạng Can [Tố vấn - Ngũ tạng sinh thành]. (Thảo ty: cỏ xanh bị khô héo), từ hình dung để chỉ loại có màu xanh sạm như cỏ khô. Đây là các dấu hiệu phản ảnh thường gặp trong bệnh phong tà cực thịnh, Vị khí sắp tuyệt.

- THANH NÙNG HUYẾT 圊脓血

Tức chứng Tiện nùng huyết.

- THANH PHÁP 清法

Phương pháp dùng những vị thuốc có tính hàn lương để thanh trừ chứng hỏa nhiệt. Thích hợp để chữa các bệnh chứng gây sốt cao. Trên lâm sàng thường thấy nhiệt tà xâm nhập các tạng phủ khác nhau mà có phân rõ mức độ nông sâu của mỗi tạng phủ để sử dụng phép thanh nhiệt cho phù hợp.

- THANH PHONG NỘI CHƯỚNG 青风内障

Đồng tử hơi giãn, bên trong có màu xanh nhạt, đầu mắt đau nhức không chịu nổi, thị lực giảm dần. Nguyên nhân phần nhiều do Can Thận âm hư, phong hỏa đưa lên quấy nhiễu bên trên gây ra bệnh.

- THANH TÁO 清燥

Tức Nhuận táo.

- THANH TÀ 清邪

Sương móc trong khí quyển.

- THANH TÂM 清心

Phương pháp dùng các thuốc thanh Tâm nhiệt, lương huyết dưỡng âm dịch để chữa các bệnh nhiệt, nhiệt tà phạm vào Tâm bào hầu đưa nhiệt tà từ Tâm bào thấu đạt ra ngoài. Chứng thấy tinh thần hôn mê, nói sảng, sốt cao, phiền táo không yên, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Còn gọi là thanh Tâm điều nhiệt hoặc Thanh cung.

- THANH TÂM ĐỊCH NHIỆT 清心涤热

Tức chứng Thanh Tâm.

- THANH TÂM KHAI KHIẾU 清心开窍

Xem Thanh nhiệt khai khiếu.

- THANH TIẾT THIẾU DƯƠNG 清泄少阳

Phương pháp chữa các chứng do nhiệt tà gây bệnh, tà ở bộ vị bán biểu bán lý. Thích hợp nhất là các chứng xuân ôn mới phát. Triệu chứng: nóng lạnh từng cơn, miệng đắng, sườn đau, ngực nôn nao muốn nôn ọe, tiểu tiện vẩn đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt mà sác.

- THANH THỬ ÍCH KHÍ 清暑益气

Phương pháp dùng các vị thuốc thanh nhiệt và ích khí sinh tân để chữa chứng thử nhiệt làm tổn hao tân dịch.

- THANH THỬ LỢI THẤP 清暑利湿

Phương pháp dùng các thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, kết hợp với thuốc lợi thấp để chữa chứng thử kèm thấp ở mùa hè. Thích hợp chữa các chứng cảm thử thấp. Triệu chứng: phát sốt, tâm phiền, khát nước, tiểu tiện không lợi.

- THANH TRỌNG 声重

Xem Ngũ ngôn trọng trọc.

- THANH TRƯỜNG NHUẬN TÁO  清肠润燥

Phương pháp chữa táo bón do Đại trường bị táo nhiệt. Chứng thấy đại tiện bón, hôi miệng, môi lở, mặt đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt thực.

- THANH TÚC PHẾ KHÍ 清肃肺气

Phương pháp chữa chứng Phế khí thượng nghịch lên. Chứng thấy ho khạc ra đàm vàng, suyễn thở, miệng khô, phát sốt nhưng không sợ lạnh, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

- THANH VỊ GIÁNG NGHỊCH 清胃降逆

Phương pháp chữa nấc cục. Thích hợp nhất là các chứng nấc cục do Vị nhiệt, Vị khí thượng nghịch.

- THÀNH PHƯƠNG 成方

Là các phương thuốc kinh nghiệm thường được sử dụng. Còn gọi là Thời phương.

- THÁP BÌ SANG 溻皮疮

Do khi mang thai người mẹ ăn quá nhiều các thức ăn cay nóng, chiên xào, hoặc bị bệnh giang mai trong lúc mang thai, nhiệt độc xâm nhập vào bào thai mà phát bệnh. Chứng thấy trẻ sau khi sanh, da tróc ra từng miếng, màu da đỏ nhuận như bị phỏng nước sôi, bệnh lan rộng dần, nặng thì toàn thân tróc da.

- THÁP DỤC 溻浴

Một trong các phép dùng ngoài. Dùng thuốc nấu lấy nước đặc rửa hoặc ngâm nóng chỗ có bệnh. Thích hợp để chữa các bệnh ngoài da, mề đay, viêm khớp...

- THÁP DƯỢC 插药

Dùng thuốc trộn với hồ xe thành sợi thuốc nhỏ. Dùng để chữa các bệnh nhọt lở có ngòi mụn. sau khi rút ngòi ra thì đưa sợi thuốc vào bên trong nhọt giúp cho nhọt mau lành.

- THÁP PHÁP 插法

Thủ pháp day ấn trong ngoại khoa. Dùng lực ngón tay cái day ấn trên huyệt chủ trị với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo mục đích trị liệu.

- THẢO DƯỢC 草药

Cây thuốc thường dùng trong dân gian, chưa đưa vào y thư. Một số loài thực vật dùng làm thuốc mà trong các sách thuốc không thấy ghi, hoặc tuy có ghi nhưng hiện tại thầy thuốc ít sử dụng, nhưng trong dân gian lại có nhiều người nắm được cách sử dụng.

- THĂNG ĐỀ TRUNG KHÍ 升提中气

Phương pháp chữa chứng trung khí hạ hãm (trung khí: Tỳ khí). Tỳ khí thăng lên, đưa khí tinh vi của thủy cốc đi lên phân bố ở Phế để nuôi dưỡng các tạng phủ khác. Nếu Tỳ khí hạ hãm (tức trung khí hạ hãm, thực chất là Tỳ khí hư, hư thì hạ hãm) sẽ xuất hiện các chứng trạng: tiêu chảy kéo dài, thoát giang, sa tử cung, nặng thì do Tỳ hư hạ hãm mà tiểu tiện không lợi, tức là Tỳ bệnh khí hư nhược, dùng ‘Bổ trung ích khí thang’ nhằm thăng đề trung khí.

- THĂNG GIÁNG PHÙ TRẦM 升降浮沉

Dược tính thăng giáng phù trầm. Thăng: đưa lên; giáng: hạ xuống; phù: phát tán lên trên; trầm: tả lợi đi xuống dưới.

Thuốc thăng phù đi lên mà hướng ra ngoài, có tác dụng thăng dương, phát biểu và tán hàn. Thuốc trầm giáng đi xuống mà hướng vào trong, có các tác dụng tiềm dương, giáng nghịch, thu liễm, thanh nhiệt, thấm thấp và tả hạ.

- THĂNG GIÁNG THẤT THƯỜNG 升降失常

Công năng thăng giáng của Tỳ Vị bị thất thường. Vị khí không giáng, Tỳ dương không thăng. Triệu chứng: Trướng bụng, ợ hơi, ngán ăn, nôn ọe, tiêu chảy. Xem thêm mục Thanh dương bất thăng, Trọc âm bất giáng.

- THĂNG KHẢ KHỨ GIÁNG 升可去降

Trong phương thuốc thăng chủ yếu là dùng các vị thuốc có tác dụng thăng đề, để chữa các bệnh do khí hư hạ hãm gây ra. Như Thoát giang, Sa tử cung.

- THĂNG TỄ 升剂

Thuốc thăng trừ giáng. Thăng có thể trừ giáng, như các vị Thăng ma, Sài hồ. Thăng ở đây là những vị thuốc có tác dụng thăng đề; giáng ở đây là chỉ chứng bệnh khí hư hạ hãm, nên điều trị bằng thuốc thăng đề. Thí dụ: do khí hư mà bị thoát giang hoặc sa tử cung, có thể cho uống ‘Bổ trung ích khí thang’.

- THẮNG KHÍ 胜气

Sự thay đổi khí hậu trong năm đều theo quy luật. Nếu như khí hậu trong sáu tháng đầu năm phát sinh vượt quá mức bình thường thì gọi là thắng khí.

- THẤM THẤP VU NHIỆT HẠ 渗湿于热下

Phương hướng điều trị. Bệnh nhiệt tính thấp nặng hơn nhiệt, nhiệt tà bị thủy thấp lấn át không thấu ra được ngoài. Thí dụ: mới bị chứng thấp ôn, đau đầu sợ lạnh, mình nặng và đau, rêu lưỡi trắng không khát, mạch huyền tế mà nhu, ngực bứt rứt, không đói, về chiều thân nhiệt hơi cao. Cho uống ‘Tam nhân thang’ trong đó Hoạt thạch, Thông thảo, Sinh Ý dĩ đều có tác dụng đạm thấm lợi thấp, phối hợp với các vị thuốc phương hương khứ thấp để đạt mục đích điều trị.

- THẨM CHỨNG CẦU NHÂN 冘证求因

Tức Bệnh nhân biện chứng.

- THẨM MIÊU KHIẾU 冘苗窍

Phép quan sát miêu khiếu. Một nội dung vọng chẩn. Miêu khiếu là khổng khiếu bộc lộ dấu vết, theo học thuyết mạch tượng: miêu khiếu của Tâm là lưỡi, của Phế là mũi của Can là mắt, của Tỳ là miệng môi, của Thận là tai... Cho nên xem xét biến hóa dị thường của những miêu khiếu này hiểu được bệnh biến nội tạng. Thí dụ: Tâm hỏa bốc mạnh thì lưỡi đỏ tía, Phế khí sắp tuyệt thì cánh mũi phập phồng, Củng mạc vàng như quả quít chín là Can Đởm thấp nhiệt; môi miệng lở phần nhiều là Tỳ Vị thấp nhiệt, tai ù như ve kêu thường là Thận khí hư tổn... Nhưng con người là một chỉnh thể hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khí quan, cho nên trên chẩn pháp không nên máy móc cho rằng mỗi tạng xét một khiếu đơn lẻ.

- THẬM GIẢ ĐỘC HÀNH 甚者独行

Đối với các bệnh nặng xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, trong phương thuốc cần phải dùng các loại thuốc có dược lực mạnh, công dụng chuyên trị để chữa.

- THẬM GIẢ TÒNG CHI 甚者从之

Thậm: chứng bệnh nghiêm trọng phức tạp khó biện chứng như nhiệt cực mà giống như hàn (trong chân nhiệt mà ngoài giả hàn), hoặc hàn cực mà giống như nhiệt (trong chân hàn mà ngoài giả nhiệt). Nên thuận theo giả tượng giả hàn, giả nhiệt dùng phép tòng trị (phép phản trị).

- THÂN

Thăn thịt 2 bên sát cột sống (giáp tích).

- THÂN BẤT NHÂN 身不仁

Chứng trạng cơ thể tê dại, lớp da mất cảm giác. Nguyên nhân do tà khí trúng vào lạc mạch, doanh khí không vận hành ra cơ biểu.

- THÂN DƯỠNG 身痒

Ngoài da ngứa khắp nơi trong cơ thể, hoặc do phong nhiệt nổi mẩn ngứa. Nặng thì cơ thể ngứa khó chịu, nguyên nhân do cơ thể hư nhược, tấu lý không kín, phong tà xâm nhập vào cơ phu gây ra.

- THÂN NHIỆT 身热

Toàn thân phát sốt.

- THÂN NHIỆT BẤT SƯỚNG 身热不畅

Nhiệt do ôn tà lấn át không thoát ra được, đặc điểm là ở bề mặt da, thoạt sờ mó vào thấy không nóng mấy, nhưng sờ lâu hơn thì thấy nóng rát ra tay.

- THÂN NHUẬN ĐỘNG 身润动

Cơ bắp thân thể máy động. Nguyên nhân do phát hãn quá nhiều, dương khí và âm dịch bị tổn thương; có khi do dương hư mất đi cơ năng sản sinh tân dịch bình thường, khí dịch bất túc, cơ nhục mất sự ôn dưỡng.

- THÂN SẤU BẤT DỰNG 身瘦不孕

Một số người có cơ thể gầy ốm, nguyên nhân do âm hư hỏa vượng, tinh huyết bất túc, mạch Xung Nhâm bị tổn thương, bào mạch không được nuôi dưỡng nên khó thụ thai.

- THÂN THỂ PHIỀN ĐÔNG 身体烦疼

Chứng trạng cơ bắp khớp xương nhức mỏi, bứt rứt không yên, toàn thân khó chịu.

- THÂN THIỆT 伸舌

Lưỡi thè ra ngoài miệng không thu vào bên trong được. Kèm thấy thần chí không tỉnh táo, nguyên nhân phần nhiều do đàm nhiệt nhiễu loạn tâm thần gây ra. Lưỡi le ra ngoài mà mềm yếu vô lực, tê dại không có cảm giác là do khí hư gây ra.

- THÂN TRỌNG 身重

Thân thể nặng nề xoay trở không linh hoạt. Nguyên nhân do Tỳ Thận dương hư, thủy thấp lưu trệ gây ra.

- THẦN 神

➊Thần là từ chung để chỉ trạng thái, tri giác, vận động... giữ vai trò đầu não cho các hiện tượng hoạt động của sinh mạng. Bao gồm các biểu hiện sinh lý, bệnh lý nổi bật ra ở bên ngoài. Xem thần sắc là một trong những nội dung của vọng chẩn. ➋ Chỉ các hoạt động của ý thức, tư duy.

- THẦN

Môi. Một trong Thất xung môn. Gồm môi trên, môi dưới. Có quan hệ mật thiết với Tỳ (Tỳ khai khiếu ở môi miệng). Tỳ có khả năng thống nhiếp huyết dịch, chuyển doanh khí đi toàn thân, cho nên thông qua quan sát màu sắc ở môi có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý của Tỳ. Còn gọi là Phi môn.

- THẦN BẤT THỦ XÁ 神不守舍

Tình trạng tinh thần rối loạn. Nguyên nhân do bệnh tà nhập Tâm hoặc tinh thần bị kích thích quá độ sẽ xuất hiện sự bất bình thường về thần chí.

- THẦN CHẨN 唇疹

Nốt lở môi. Vùng môi miệng nổi nốt lở khô, không loét nát.

- THẦN CHÍ BẤT THANH 神志不清

Tình trạng mất ý thức do nhiều nguyên nhân gây ra.

- THẦN ĐINH 唇疔

Do hỏa độc bên trong Tỳ Vị công bốc lên trên, tụ ở môi miệng mà sinh ra nhọt ở môi trên hoặc môi dưới cũng có khi ở khóe miệng. Khi mới nổi thấy như hạt lúa, hình nhỏ rễ sâu, trên đỉnh nhọt có màu trắng, lở loét, xung quanh sưng đỏ, cứng, tê dại, đau nhức.

- THẦN HẠCH 唇核

Tức Thần sinh thũng hạch.

- THẦN HÔN 神昏

Tình trạng thần chí hôn mê không tỉnh. Đó là chứng trạng do tà nhiệt hãm vào Tâm bào, hoặc thấp nhiệt, đàm trọc làm vít lấp thanh khiếu gây nên.

- THẦN KHẨN 唇紧

Chỉ cơ nhục vùng môi miệng gồng thắt, khó mở miệng, không ăn uống được, trẻ con thì không bú sữa được. Nguyên nhân do phong đàm nhập lạc gây ra.

- THẦN KHUẨN 唇菌

Nấm ở môi. Thoạt đầu môi sưng vếu, lật ngược ra như cái nấm. Nguyên nhân do Tâm Tỳ có tích nhiệt.

- THẦN KHUYẾT 神阙

➊ Vùng rốn (biệt danh). ➋ Tên huyệt, vị trí ở giữa rốn, thuộc Nhâm mạch.

- THẦN LIỆT 唇裂

Môi miệng khô ráo, nứt nẻ. Thường gặp trong bệnh ngoại cảm táo khí hoặc bệnh nhiệt hao tổn tân dịch.

- THẦN MINH 神明

Xem Thần.

- THẦN MÔN MẠCH 神门脉

Mạch ở huyệt Thần môn, thuộc kinh thủ Thiếu âm Tâm, ở phía sau xương bàn tay nơi có động mạch ở đầu xương trụ.

- THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH 神农本草经

Trước đời Đông Hán. Gồm 3 quyển. Giới thiệu 365 vị thuốc, chia ra thượng, trung, hạ phẩm. Là công trình tổng kết dược vật học từ đời Hậu Hán trở về trước.

- THẦN NHUẬN 唇润

Hiện tượng môi đỏ tươi, nhuận mượt không khô.

- THẦN PHONG 唇风

Bệnh thường phát ở môi dưới, sưng đỏ, đau rát, ngứa, nứt nẻ, lâu ngày có thể thấy môi co giật không ngừng. Do Vị kinh vốn có thấp nhiệt lại ngoại cảm phong tà, phong và nhiệt câu kết gây nên. Còn gọi là Lô thủy phong.

- THẦN SANG 唇疮

Miệng môi đau nhức, sưng trướng, sau đó lở loét. Nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Vị tích nhiệt gây ra.

- THẦN SINH THŨNG HẠCH 唇生肿核

Môi miệng sưng trướng, sờ vào thấy cứng như nhân hạt. Nguyên nhân do Tỳ kinh có thấp nhiệt ngưng tụ gây ra.

- THẦN TẠNG 神脏

Thần tạng là chỉ mối liên quan giữa các hoạt động về tinh thần, tư duy và ngũ tạng. Thiên ‘Tam bộ cửu hậu luận’ (Tố vấn) ghi: “Cái chứa ở năm tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận là thần”. Vì thế mới nói Tâm tàng thần, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Phế tàng Phách, Thận tàng chí. (Năm tạng là nơi ở của thần khí, cho nên gọi là thần tạng).

- THẦN THŨNG 唇肿

Chứng vếu môi. Môi miệng sưng trướng. Nặng thì đau, ngứa. Nguyên nhân do Tỳ Vị có thấp nhiệt hoặc ngộ độc thức ăn.

- THẦN THƯ 唇疽

Nhọt độc mọc ở môi, màu tím bầm, có đầu, sưng cứng, đau nhức, hoặc kèm có nóng lạnh. Nguyên nhân do Tỳ Vị tích nhiệt gây ra.

- THẦN TIẾT 晨泄

Tức Ngũ canh tiết.

- THẦN TIÊU 唇焦

Chứng môi miệng khô nẻ. Thường gặp ở tình huống Tỳ Vị thực nhiệt trong bệnh thu táo, hoặc tình huống nhiệt làm tân dịch tổn thương trong bệnh nội táo.

- THẦN TƯ GIAN BỆNH 唇思间病

Chứng bệnh hoạt động thần kinh thất thường (đặc biệt là hoạt động về tư duy ý thức).

- THẦN TỬ 唇紫

Màu tía của môi. Màu môi tía sạm hoặc đỏ tía thuộc nhiệt, thường gặp chứng nhiệt thịnh ở huyết phận hoặc có huyết ứ, môi tím tái thuộc hàn, thường gặp ở hàn tà úng thịnh, Tâm huyết ứ trở, do thiếu oxy hoặc ngộ độc cấp tính.

- THẬN

Là một trong ngũ tạng. Quan niệm về Thận của Đông y khác với vị trí giải phẫu và chức năng sinh lý của Thận theo Y học hiện đại. Theo Đông y chức năng chủ yếu của Thận là: ➊ Chủ tàng tinh. nuôi dưỡng tạng khí, xương và não tủy. Sự thịnh suy của Thận tinh có ảnh hưởng đến sự phát dục và sinh trưởng (bao gồm cả thời kỳ mang thai) có ý nghĩa rất quan trọng. ➋ Thận cùng với Phế và Tỳ tham gia vào sự trao đổi thủy dịch của cơ thể. Là cơ quan quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi thủy dịch trong cơ thể. Căn cứ vào những tính năng trên Đông y cho rằng Thận là bao gồm chức năng của hệ thống tiết niệu, hệ thống nội tiết, hệ thống tạo huyết và hệ thống trung khu thần kinh.

- THẬN ÂM 肾阴

Thận âm chỉ âm dịch bản thân tạng Thận (bao gồm cả tinh chứa ở Thận), là cơ sở vật chất về công năng hoạt động của Thận dương. Giữa Thận âm và Thận dương sự phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng, cùng khắc chế lẫn nhau. Nếu Thận âm bất túc, Thận dương sẽ hưng phấn thiên lệch gây ra bệnh lý tướng hỏa vọng động. Còn gọi là Nguyên âm, Chân âm, Chân thủy, Thận thủy.

- THẬN ÂM HƯ 肾阴虚

Chứng Thận âm hư, có các chứng trạng: Mỏi mệt, đau lưng, chóng mặt, ù tai, di tinh, tảo tiết, miệng khô, họng đau, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay chân nóng hoặc sốt cơn về chiều, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác. Do Thận tinh bị hao tổn quá độ gây bệnh. Còn gọi là Thận âm bất túc, Chân âm bất túc, Hạ nguyên hư tổn, Hạ nguyên khuy tổn.

- THẬN BỆNH 肾病

Một trong các chứng bệnh của ngũ tạng. Từ chung để chỉ bệnh lý của Thận. Thận bệnh thường hay gặp ở các chứng hư, thường do tinh khí tổn thương. Trên lâm sàng biểu hiện bằng các chứng chóng mặt, ù tai, tinh thần không phấn chấn, chân gối yếu, đau lưng, di tinh.

- THẬN CAM 肾疳

Một trong ngũ cam. Triệu chứng: Người gầy còm, chân răng chảy máu hoặc lở loét, cũng có khi phát nóng lạnh, nhiều mồ hôi, ăn bú giảm thiểu, tay chân vô lực. Do ăn uống không điều độ, phục nhiệt ngăn trở ở trong, hoặc do Thận khí bất túc gây nên.

 - THẬN CHI PHỦ 肾之府

Vùng lưng. Lưng là phủ của Thận. Trên lâm sàng, thấy lưng mỏi đau là hư chứng, phần nhiều là do Thận hư.

- THẬN CHỈ 肾脂

Tức Thận tinh.

- THẬN CHỦ CỐT 肾主骨

Mối quan hệ giữa Thận và xương. “Năm tạng đều có chủ... Thận chủ xương” [Tố vấn - Tuyên minh ngũ khí] (Chủ: Chủ trì). Đông y cho rằng xương cốt có cứng cáp, vững chải được là nhờ có tủy nuôi dưỡng, mà cốt tủy là do tinh khí của Thận hóa sinh ra. Vì thế sự phát dục của xương cốt có quan hệ mật thiết với sự thịnh suy tinh khí của Thận. 

- THẬN CHỦ KHAI HẠP 肾主开阖

Tức Thận chủ thủy.

- THẬN CHỦ KHỦNG 肾主恐

Công năng của Thận (Khủng: trong tim sợ sệt không yên). “Chí của Thận là khủng” [Tố vấn]. Người xưa cho rằng tinh khí của năm tạng đều dồn về Thận. Nếu kinh mạch của Thận không đủ, hoặc Thận thủy bất túc và một bệnh nào đó của Tâm Can, Vị đều có khả năng thấy triệu chứng khủng. Điều chủ yếu là nhân tố bản thân tạng Thận, vì Thận thủy đủ thì Can huyết cũng vượng mà Đởm khỏe. Thận thủy hư thì Can huyết bất túc mà Đởm yếu, dễ sợ hãi. Khủng thì khí nén xuống, kết quả của khủng làm tổn thương tinh, tổn thương Thận cho nên mới có luận điểm Thận chủ khủng.

- THẬN CHỦ KỸ XẢO 肾主伎巧

Thận chủ tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy. Do đó Thận khí vượng thịnh có thể làm cho tinh thần của con người minh mẫn, động tác lanh lẹ.

- THẬN CHỦ NẠP KHÍ 肾主纳气

Công năng của Thận. Phế tuy chủ về hô hấp nhưng Thận có tác dụng thu nạp Phế khí. Đây là sự phối hợp giữa Phế và Thận, giúp cho việc hô hấp được bình thường. Một số người cho rằng khi chức năng hô hấp của Phế bị trở ngại mà phát sinh ra bệnh tật, đều có liên quan đến sự rối loạn chức năng nạp khí của Thận.

- THẬN CHỦ NHĨ 肾主耳

Xem Thận khai khiếu vu nhĩ.

- THẬN CHỦ SINH THỰC 肾主生殖

Công năng của Thận. Vì Thận là tạng chứa tinh, có tác dụng trọng yếu đối với sự sinh trưởng phát dục và gây nòi giống cho đời sau. Cơ quan sinh dục của nam nữ có sự thành thục và có khả năng gây nòi giống đều phải nhờ vào sự đầy đủ của Thận khí, cụ thể là tinh khí của bản thân tạng Thận.

Đời xưa đã sớm biết nữ giới khoảng 14 tuổi thì thấy nguyệt kinh, nam giới khoảng 16 tuổi thì tinh khí đầy đủ, có thể xuất tinh, nói lên cơ năng sinh thực bắt đầu dồi dào, trong tình huống cơ năng sinh thực thành thục, có thể giao hợp và khả năng sinh đẻ. Cho đến tuổi 49 của nữ và tuổi 64 của nam, do Thận khí suy vi, không những già đi rõ rệt mà qua đó nữ thì mãn kinh nam thì tinh ít, thể lực suy, khả năng sinh lý gây nòi giống không còn nữa. Vì sự sinh dục, bài tiết do Thận chủ quản, nên mới có luận điểm Thận chủ sinh thực.

- THẬN CHỦ TIÊN THIÊN 肾主先天

Công năng của Thận. Thận tàng tinh. Đây là nói tính trọng yếu về công năng sinh lý của Thận đối cơ thể con người (bao gồm cả thời kỳ mang thai). Bởi vì Thận không chỉ có những công năng trọng yếu như tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy, cung cấp nhiệt năng cho các cơ quan trong toàn thân, mà sự thịnh suy của Thận khí lại có quan hệ trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát dục, suy lão và công năng gây nòi giống. Cổ nhân gọi Thận là tiên thiên hoặc Thận chủ tiên thiên, Thận là gốc của tiên thiên, nói lên Thận là nguồn gốc của việc gây nòi giống.

- THẬN CHỦ THỦY 肾主水

Là một trong những chức năng sinh lý của Thận. Chủ trì sự phân bố và bài tiết thủy dịch trong cơ thể, trong việc điều tiết lượng thủy dịch. Còn gọi là Thận vi thủy tạng.

- THẬN DŨ HƯ ĐÀM 肾愈虚痰

Một loại bệnh lưu đàm. Thường kết hạch ở xương sống vùng lưng và ngực. Mọc ở vùng huyệt Thận du, màu trắng mà cứng, đau tức không khoan khoái, lâu ngày hóa mủ, nước mủ trong loãng hoặc như bã đậu, khó liền miệng.

- THẬN DŨ LẬU 肾愈漏

Lỗ dò ở huyệt Thận du.

- THẬN DỮ BÀNG QUANG TƯƠNG BIỂU LÝ 肾与膀胱相表里

Tức Thận hợp với Bàng quang.

- THẬN DƯƠNG 肾阳

Thận dương ở trong Mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là động lực công năng sinh lý của tạng Thận, cũng có thể nói là nguồn gốc phát sinh nhiệt năng của cơ thể. Còn gọi là Nguyên dương, Chân dương, Chân hỏa, Hỏa của Mệnh môn, Hỏa của tiên thiên.

- THẬN DƯƠNG HƯ 肾阳虚

Thận chủ dương khí toàn thân. Thận dương suy yếu thì dương khí toàn thân đều hư, cho nên Thận dương (cũng gọi là nguyên dương) là thể hiện của Mệnh môn hỏa. Chứng hỏa suy yếu nói chung gọi là Thận dương hư, do Mệnh môn hỏa bất túc gây nên. Chứng trạng chủ yếu là: Mình lạnh, sợ lạnh, mỏi lưng, hoạt tinh, liệt dương, hay tiểu đêm nhiều, nặng thì phù thũng, khí suyễn.

- THẬN DƯƠNG SUY VI 肾阳衰微

Thận dương quá suy yếu. Ngoài các triệu chứng của Thận dương hư, còn có thể thấy các triệu chứng khác như tinh thần ủ rũ, ngũ canh tiết tả, phù thũng, mạch trầm trì, vi nhược.

- THẬN ĐINH 肾疔

Tức Nhĩ đinh.

- THẬN GIAN ĐỘNG KHÍ 肾间动气

Chỉ chức năng của Mệnh môn. Có người cho rằng vị trí của Mệnh môn là ở giữa hai quả thận, cho nên gọi chức năng của Mệnh môn hỏa là Thận gian động khí.

- THẬN HÁO 肾哮

Chứng hen suyễn do Thận dương hư suy, hoặc Thận âm bất túc gây nên.

- THẬN HỎA 肾火

Tức hỏa của Mệnh môn, Thận dương. Xem Thận dương.

- THẬN HỎA THIÊN KHÁNG 肾火偏亢

Chứng Thận âm bất túc, hư hỏa bốc lên gây bệnh. Thường gặp trong các chứng tính dục mạnh, di tinh, tảo tiết. Còn gọi là Mệnh môn hỏa vượng.

- THẬN HỢP BÀNG QUANG 肾合膀胱

Giữa Thận và Bàng quang có sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, thông qua mối liên hệ kinh lạc. Thận với Bàng quang là biểu lý, và sự tương hợp từ một số công năng sinh lý thể hiện ra, như Bàng quang bài tiết nước tiểu phải dựa vào tác dụng khí hóa của Thận. Khi điều trị bệnh chứng của Thận và Bàng quang cần thông qua mối quan hệ tương hợp và cùng biểu lý này. Như khi chữa chứng tiểu tiện không thông hoặc tiểu tiện không tự chủ được, thường phải chữa từ Thận mới thu được kết quả tốt.

- THẬN HƯ 肾虚

Còn gọi là Thận khuy, thông thường chỉ Thận tạng tinh khí bất túc. Chứng thấy tinh thần mệt mỏi, chóng mặt tai ù, hay quên, lưng đau mỏi, di tinh...

- THẬN HƯ BẤT DỰNG 肾虚不孕

Chứng vô sinh do Thận hư, tinh huyết thiếu. Thường xuất hiện các triệu chứng đi kèm như tinh thần mệt mỏi, váng đầu, tai ù, lưng gối đau mỏi, yếu sức, kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do cơ thể người vốn suy nhược hoặc do bệnh lâu ngày, hoặc do phòng sự quá độ  làm cho Thận hư, tinh huyết kém, hai mạch Xung mạch Nhâm không được nuôi dưỡng, nên không đậu thai.

- THẬN HƯ DI TINH 肾虚遗精

Chứng di tinh do Thận âm bất túc hoặc Thận khí hư.

- THẬN HƯ DƯƠNG NUY 肾虚阳萎

Chứng do Thận hư mà dương vật không cương, hoặc nếu có cương mà không cứng, hoặc cứng nhưng không duy trì lâu, thường xuất hiện các chứng trạng kèm theo là lưng đau mỏi, tay chân lạnh, mạch trầm tế. Nguyên nhân phần nhiều thường do phòng sự quá độ, hoặc do thủ dâm làm ảnh hưởng đến Thận dương gây ra bệnh.

- THẬN HƯ ĐẦU THỐNG 肾虚头痛

Chứng đau đầu do Thận hư. Nếu thuộc Thận âm hư: thấy đau đầu, chóng mặt xây xẩm, tai ù, lưng gối không có sức, lưỡi hồng, mạch tế; Nếu thuộc Thận dương hư: thấy đau đầu, sợ lạnh, tay chân không ấm, sắc mặt trắng, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

- THẬN HƯ HOẠT THAI 肾虚滑胎

Sảy thai do Thận hư. Thường thấy đầu choáng váng, xây xẩm, tai ù, lưng gối mềm yếu, vùng bụng dưới có cảm giác nặng trằn, hoặc chảy máu vùng âm đạo.

- THẬN HƯ HUYỄN VỰNG 肾虚眩晕

Do Thận tinh bất túc, không đủ sức để nuôi dưỡng não bộ mà gây ra chứng huyễn vựng. Chứng thấy đầu choáng váng, xây xẩm, tai ù, tinh thần uể oải, hay quên, lưng gối đau mỏi, yếu sức, mạch tế... Thường gặp trong các chứng suy nhược thần kinh, xơ vữa động mạch não, thiếu máu.

- THẬN HƯ KINH BẾ 肾虚经闭

Chứng bế kinh do Thận hư. Phần nhiều thuộc Thận khí hư tổn, Xung Nhâm không bền chặt, bào cung không đủ huyết nuôi dưỡng. Chứng thấy chóng mặt xây xẩm, tai ù, lưng gối mềm, yếu sức, tiểu trong dài.

- THẬN HƯ KINH HÀNH HẬU KỲ 肾虚经行后期

Nguyên nhân do Thận khí bất túc; Hoặc do bệnh lâu ngày gây tổn thương Thận khí, làm cho tinh huyết thiếu kém. Chứng thấy kinh đến trễ (hậu kỳ), lượng ít, sắc nhợt, kèm có choáng váng, xây xẩm, tai ù, lưng đau mỏi, bụng dưới nặng trằn, mạch trầm tế.

- THẬN HƯ NGUYỆT KINH QUÁ THIỂU 肾虚月经过少

Chứng kinh kỳ ra ít do Thận tinh vốn đã suy yếu; Hoặc do bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng đến Thận, hai mạch Xung Nhâm cũng bị ảnh hưởng mà sinh ra chứng kinh ra quá ít. Chứng thấy kinh ra đúng kỳ nhưng lượng ít, sắc kinh nhợt, chất loãng, kèm có choáng váng, tai ù, lưng gối đau mỏi, yếu sức.

- THẬN HƯ THỦY PHIẾM 肾虚水泛

Bệnh thủy thũng do Thận dương hư gây nên. Chứng thấy toàn phân phù thũng, nhất là từ vùng lưng trở xuống, ấn lõm, lưng đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế. Chứng Thận hư thủy phiếm này thường gặp ở bệnh viêm Thận mạn tính, suy tim (phù thũng do biến chứng bệnh tim).

- THẬN HƯ THỦY THŨNG 肾虚水肿

Tức chứng Thận hư thủy phiếm.

- THẬN HƯ YÊU THỐNG 肾虚腰痛

Chứng đau lưng do Thận tạng suy hư. Chứng thấy lưng đau mỏi, chân cẳng yếu sức, bệnh tăng mỗi khi gắng sức hoặc nhọc mệt quá độ, mạch nhược vô lực.

- THẬN KINH KHÁI THẤU 肾经咳嗽

Tức chứng Thận khái.

- THẬN KHAI KHIẾU VU NHỊ ÂM 肾开窍于二阴

Mối quan hệ Thận và nhị âm. (Tiền âm: Niệu đạo (bao gồm tinh khiếu); Hậu âm: Giang môn). Thận có quan hệ với đại tiện và tiểu tiện. Thận chủ thủy dịch, lại có quan hệ tới công năng khí hóa của Mệnh môn hỏa, khi chức năng của Thận bình thường, sự phân bổ thủy dịch và bài tiết mới đi đúng đường. Đại tiểu tiện thông hay không thông, đều có quan hệ chặt chẽ với Thận. Nếu Thận thủy bất túc có thể làm cho đại tiện táo kết hoặc tiểu tiện lượng ít. Mệnh môn hỏa bất túc cũng có thể thấy các chứng trạng tiêu chảy hoặc tiểu không tự chủ.

- THẬN KHAI KHIẾU VU NHĨ 肾开窍于耳

“Khiếu của Thận là lỗ tai” [Tố vấn]; “Thận khí thông lên tai”, “Thận hòa thì tai nghe được ngũ âm” [Linh khu]. Tai là cửa của Thận, Thận tinh đầy đủ thì thính lực mạnh. Thông qua sự thay đổi của thính giác, nói chung có thể suy đoán được tình huống thịnh, suy của Thận khí.

- THẬN KHÁI 肾咳

Là chứng ho do bệnh ở Thận làm ảnh hưởng đến Phế. Thường kèm theo các chứng hen suyễn, lưng gối đau mỏi.

- THẬN KHÍ 肾气

Chức năng hoạt động của Thận.

- THẬN KHÍ THÔNG VU NHĨ 肾气通于耳

Tức Thận khai khiếu vu nhĩ.

- THẬN KHUY 肾亏

Tức Thận hư.

- THẬN, KỲ HOA TẠI PHÁT 肾其华在发

Mối quan hệ Thận và tóc. Thận khí ở bên trong cơ thể có bề mặt da hiện qua lông tóc ở bên ngoài. Trẻ tuổi Thận khí đầy đủ, tóc rậm rạp đen nhánh, tuổi già sức yếu, Thận khí hư nhược, tóc khô, rụng nhiều.

- THẬN LAO 肾劳

Một trong năm chứng lao, do tình dục quá độ, tổn thương Thận khí gây nên. Chứng trạng chủ yếu: Di tinh, ra mồ hôi trộm, nóng trong xương, sốt từng cơn, nặng thì đau lưng như gãy, chi dưới mềm yếu không đứng được lâu.

- THẬN NANG PHONG 肾囊风

Do Can kinh có thấp nhiệt hạ chú, bên ngoài phong tà xâm nhập vào mà gây bệnh. Lúc mới phát thấy hòn dái (thận nang) khô, ngứa muốn gãi, nặng thì nổi mẩn như hạt thóc, màu đỏ, ngứa gãi, sau đó chảy nước, chỗ lở có cảm giác nóng rát như bị lửa đốt. Nếu để lâu ngày không chữa hoặc chữa không khỏi xuất hiện hiện tượng thấp chẩn vùng bìu dái, viêm da thần kinh...

- THẬN NANG UNG 肾囊痈

Tức chứng Nang ung.

- THẬN NUY 肾痿

Tức chứng Cốt nuy.

- THẬN NHAM 肾岩

Ung thư thận. Đầu tiên, rãnh qui đầu (ống sáo) mọc mấu thịt nhọn, cứng và ngứa, cục bộ nhỏ nước, bệnh kéo dài tới một hai năm, sau đó âm hành sưng trướng dần, mấu thịt to dần, sần sùi loe ra như hạt lựu, nặng thì qui đầu lở loét, lồi lõm không phẳng, mùi hôi khó ngửi, quá lắm thì máu tươi nhỏ giọt, ăn uống kém, tinh thần mỏi mệt (bệnh này thuộc loại ung thư âm hành). Nguyên nhân bệnh này do Can, Thận vốn yếu, hoặc lo lắng ưu uất, tướng hỏa nội động, âm tinh khô cạn, hỏa tà uất kết gây nên. Còn gọi là Thận nham phiên hoa, Phiên hoa hạ cam.

- THẬN OÁ TÁO 肾恶燥

Quan hệ sinh lý. Vì Thận chủ xương, sinh tủy, nếu Thận bị táo thì xương tủy khô kiệt, tân dịch tiêu cạn, cho nên có luận điểm Thận ghét táo.

- THẬN QUYẾT ĐẦU THỐNG 肾厥头痛

Chứng đau đầu do Thận khí quyết nghịch hoặc do thượng thực hạ hư mà gây ra. Chứng thấy vùng đỉnh đầu đau không chịu được, tay chân lạnh đau, ngực bụng đầy tức kết khối, đàm nhiều, mạch huyền...

- THẬN SINH CỐT TỦY 肾生骨髓

Đông y cho rằng cốt tủy là do tinh khí của Thận hóa sinh, có thể tư dưỡng cốt cách, mà tủy lại thông lên não. Do đó sự sinh trưởng và phát dục của xương cốt và não có quan hệ mật thiết đến sự thịnh suy tinh khí của Thận.

- THẬN SUNG TẮC TỦY THỰC 肾充则髓实

Thận đầy đủ thì tủy dồi dào. Tức Thận chủ xương.

- THẬN SUYỄN 肾喘

Nguyên nhân do Thận kinh bị ứ nước, thủy khí nghịch hành xông ngược lên trên Phế gây ra suyễn. Chứng thấy khí nghịch, suyễn, không thể nằm, suyễn mà nôn ói...

- THẬN TÀNG CHÍ 肾藏志

Công năng của Thận (chí: sức nhớ). Vì não và tủy là do Thận tinh hóa ra, cho nên Thận hư, thường có chứng hay quên.

- THẬN TÀNG TINH 肾藏精

Một trong những chức năng chủ yếu của Thận. Tinh, là cơ sở vật chất của sinh mệnh. Tinh có hai ý nghĩa bao gồm: ❶ Là tinh khí của thủy cốc có từ năm tạng sáu phủ (là “tinh của hậu thiên”) nhằm duy trì sinh mệnh, là vật chất cơ bản duy trì các hoạt động sinh trưởng phát dục mọi tổ chức khí quan của cơ thể.❷ Là tinh khí có sẵn của bản thân tạng Thận (tinh của tiên thiên) cũng tức là tinh khí khi giao hợp của nam nữ, đó là vật chất cơ bản để bảo tồn nòi giống, tinh khí này có liên quan tới sự truyền tiếp nòi giống, sinh trưởng và lão suy. Sự sinh thành, tàng trữ, bài tiết của loại tinh này, đều do Thận chủ quản. Thận là căn bản của tiên nhiên, tiếp thụ và tàng trữ những chất tinh hoa từ các tạng phủ đem tới. Tinh khí năm tạng có đầy đủ, thì sự tinh thành, tàng trữ và bài tiết của Thận tinh mới được duy trì bình thường. Thận tàng tinh là chức năng quan trọng nhất của Thận, do đó sách Tố vấn mới coi Thận là “phong tàng chi bản” (Phong: Tàng trữ, chứa đựng, Tàng: Kín đáo) chủ yếu là để thể hiện tác dụng chứa tinh của Thận. Tinh không nên làm tiêu hao quá sức, để tránh ảnh hưởng đến các cơ năng của toàn thân.

- THẬN TIẾT 肾泄

Chứng đau bụng đi tiêu chảy vào lúc sáng sớm, kéo dài lâu ngày không khỏi, thường phát vào lúc sáng sớm, phân loãng như nước, thường kèm thấy đau bụng, sợ lạnh, lưng gối có lúc lạnh, sắc mặt đen, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm tế... Nguyên nhân do bệnh lâu ngày hoặc do tiêu chảy lâu ngày, làm tổn thương Thận dương, khi Thận dương bất túc, Tỳ không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh.

- THẬN TIÊU 肾消

❶ Tức Hạ tiêu. ❷ Khát mà uống nước không nhiều, đùi sưng, mà chân gầy, âm nuy, tiểu lắt nhắt. ❸ Nội tiêu, tức bệnh tiêu khát có các chứng ăn nhiều, tiểu nhiều mà không khát

- THẬN TINH 肾精

Thận chủ tiếp thu tàng chứa và nuôi dưỡng các tinh khí của các tạng phủ khác (bao gồm các chức năng cương cứng của bộ phận sinh dục). Thuộc Thận âm.

- THẬN THỦY 肾水

➊ Thận âm. ➋ Chứng của Thận thủy. Có các triệu chứng: Đau lưng, tiểu tiện khó, bụng to, rốn thũng, bộ phận sinh dục ẩm ướt, chân lạnh, thể trạng gầy còm. Tức Ngũ thủy.

- THẬN THỦY BẤT TÚC 肾水不足

Tức Thận âm hư.

- THẬN TRÙNG BỆNH 肾虫病

Tức chứng bệnh giun kim.

- THẬN TRƯỚC 肾着

Chứng thấy vùng lưng lạnh đau, nặng nề, xoay trở bất lợi, nằm nghỉ cũng không giảm, gặp mưa dầm hoặc khí hậu âm u thì đau tăng. Nguyên nhân do Thận hư hàn thấp đình trệ lại mà phát bệnh.

- THẬN VI TIÊN THIÊN CHI BẢN 肾为先天之本

Tức Thận chủ tiên thiên.

- THẬN VI THÓA 肾为唾

Nước miếng (nước bọt) là dịch của Thận). Xem Ngũ tạng hóa dịch.

- THẬN TÝ 肾痹

Một trong ngũ tạng tý. Chứng trạng chủ yếu: Xương mềm yếu không đi đứng được, lưng còng không đứng thẳng được hoặc khớp xương sưng trướng, cứng đơ không co duỗi được, hạn chế việc vận động, lưng đau, di tinh... Nguyên nhân do chứng cốt tý lâu ngày không khỏi, lại cảm nhiễm ngoại tà, bệnh tật phát triển nặng gây nên.

- THẤP 湿

Còn gọi là thấp khí. ➊ Một tà khí trong lục dâm. Thấp thuộc âm tà, tính chất nặng đục dính nhớt hay ngăn trở hoạt động của khí, làm trở ngại sự vận hóa của Tỳ. Biểu hiện lâm sàng: Ngoại cảm thấp tà thì thân thể nặng nề, mỏi lưng, chân tay nhức mỏi, cơ nhục khớp xương đau, nơi đau thường cố định. Thấp tà ngăn trở Trường Vị thì ăn không ngon, ngực khó chịu, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng... ➋ Tình trạng công năng vận hóa chướng ngại, thủy khí đình trệ gây bệnh. Tức Nội thấp.

- THẤP  ÁT NHIỆT PHỤC 湿遏热伏

Tức Thấp uất nhiệt phục.

- THẤP BỆNH 湿病

Chứng bệnh do thấp tà gây nên. Thấp là tà khí nặng đục dính nhớt, có ngoại thấp, nội thấp khác nhau. Do cảm nhiễm sương móc ở nơi ẩm ướt, hoặc lội nước dầm mưa, hoặc đang ra mồ hôi lại mặc áo ướt, đến nỗi thấp tà nhiễm vào cơ phu xuất hiện thân thể nặng nề, khớp xương nhức mỏi, ăn không biết ngon, tiêu chảy, bụng trướng, nặng thì mặt, mắt và tay chân sưng phù.

- THẤP CƯỚC KHÍ 湿脚气

Bệnh cước khí xuất hiện chứng chân sưng phù. Chứng thấy ống chân sưng to, tê dại, nặng nề, yếu sức, tiểu không thông, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoãn. Nguyên nhân do thủy thấp từ bên ngoài xâm nhập vào, kinh lạc không tuyên thông mà gây ra.

- THẤP ĐÀM 湿痰

Thấp trọc ứ đọng lâu ngày sinh ra đàm. Do Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thấp trọc đình tích lại ở bên trong lâu ngày hóa thành đàm ẩm. Biểu hiện lâm sàng là: Đàm nhiều, trắng loãng, hoặc đàm vàng trơn, dễ khạc, người nặng nề, mệt mỏi, trướng bụng, ăn không tiêu hoặc kèm có đau bụng, bụng sưng trướng, tiêu chảy, mạch hoãn hoạt. Còn gọi là Đàm thấp, Đàm trọc.

- THẤP ĐÀM CƯỚC KHÍ 湿痰脚气

Do thấp hóa thành đàm, thấp đàm dồn xuống dưới mà phát sinh bệnh cước khí. Thường kèm thấy có đại tiện ra phân sệt.

- THẤP ĐÀM LƯU CHÚ 湿痰流注

Do cơ thể hư nhược, thấp tà uất lâu ngày hóa thành độc tràn vào cơ phu mà gây bệnh.

- THẤP ĐÀM NUY 湿痰痿

Một trong các chứng nuy. Do thấp đàm xâm nhập vào kinh mạch phát ra bệnh. Chứng thấy tay chân mềm nhũn yếu sức, lưng gối tê dại, mạch trầm hoạt.

- THẤP ĐỘC 湿毒

Tình trạng thấp khí uất tích lâu ngày biến thành độc gây hại. Đặc điểm là bệnh thường kéo dài, khi nhiễm bệnh chất độc thấm xuất ra lâu ngày chữa  không khỏi. Nếu thấp độc tích lại dồn xuống ở ruột, có thể làm cho đại tiện ra máu; Nếu thấp độc uất lại ở da thịt thì phát sinh lở loét, chảy nước.

- THẤP ĐỘC ĐỚI HẠ 湿毒带下

Một trong những chứng đới hạ. Chứng thấy huyết trắng ra như nước vo gạo hoặc như có màu vàng xanh như mủ, hoặc có màu ngũ sắc, mùi vị tanh hôi, vùng âm hộ ngứa, đau, hoặc có sốt, đau bụng, tiểu sẻn đỏ. Phần nhiều xuất hiện trong giai đoạn hành kinh hoặc sau khi sanh. Độc tà của thấp khí nhân hư mà xâm nhập vào, làm tổn thương bào mạch và Xung Nhâm.

- THẤP ĐỘC HẠ HUYẾT 湿毒下血

Chứng đại tiện ra máu. Nguyên nhân do thấp độc uất kết ở Đại trường gây ra. Chứng thấy đại tiện ra máu, màu đỏ không tươi hoặc có màu tím sậm trông như nước đậu đỏ, bụng không đau, ngực sườn tức trướng, ăn uống kém, tiểu không thông.

- THẤP GIA 湿家

Người mắc bệnh thấp.

- THẤP GIỚI 湿疥

Một trong các loại ghẻ gây ngứa gãi rách da chảy nước vàng.

- THẤP HOẮC LOẠN 湿藿乱

Tức Hoắc loạn.

- THẤP KHẢ KHỨ KHỔ 湿可去枯

Phương thuốc chữa thấp có tác dụng sinh tân dịch, dùng để chữa các chứng tân huyết khô ráo, âm dịch bất túc gây ra bệnh.

- THẤP KHÁI 湿咳

Một trong các chứng ho. Do cảm thụ thấp tà, thấp đàm ủng trệ ở Phế mà gây nên. Chứng thấy ho nhiều đàm, khớp xương đau nhức, tay chân nặng nề, mặt và tay chân sưng thũng, tiểu không thông.

- THẤP KHÍ 湿气

Tức Thấp.

- THẤP KHOÁN TỲ DƯƠNG 湿困脾阳

Bệnh lý, do thấp tà xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự vận hóa của Tỳ. Chứng thấy ăn kém, chán ăn. Vùng bụng trên trướng đầy hoặc lợm giọng muốn nôn, tiêu chảy, tay chân mỏi, nặng thì sưng phù.

- THẤP KÍNH 湿痉

Chứng kính phát sinh do ngoại cảm thấp tà. Thường gặp ở trẻ con. Triệu chứng xuất hiện là hôn mê, co giật, toàn thân nóng sốt, rêu lưỡi trắng dày.

- THẤP LIỄM 湿敛

Tức chứng lác sữa ở trẻ con.

- THẤP LOA 湿瘰

Chứng loa lịch (tràng nhạc) mọc ở sau gáy trên đường kinh của Túc Thái dương Bàng quang đi qua.

- THẤP NGƯỢC 湿疟

❶ Tức thử ngược.

❷ Bệnh sốt rét. Do bị nhiễm thấp khí lâu ngày, thấp tà uất lại bên trong cơ thể, bên ngoài lại bị cảm nhiễm phong hàn gây nên bệnh. Có các triệu chứng: Sợ lạnh phát sốt nhưng sốt không cao, ra mồ hôi, đau khắp người, chân tay nặng nề, nôn ọe, vùng trung quản khó chịu, hoặc thấy mặt phù, tiểu ít, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoãn.

-  THẤP NHIỆT 湿热

➊ Chứng bệnh được hình thành do thấp và nhiệt kết hợp với nhau. Như chứng vàng da do thấp nhiệt gây ra. ➋ Một chứng trong bệnh thấp. Chứng thấy phát sốt, đau đầu, người nặng nề mà đau, mệt mỏi uể oải, bụng đầy, ăn uống giảm sút, tiểu vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác.

- THẤP NHIỆT ĐẦU THỐNG 湿热头痛

Đau đầu do thấp nhiệt hun đốt, xông bốc lên trên thượng khiếu gây ra. Chứng thấy đầu nặng đau, tâm phiền thân nặng, tay chân đau nhức, hoặc mặt mắt và tay chân sưng phù, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

- THẤP NHIỆT HẠ CHÚ 湿热下注

Thấp nhiệt lưu chú ở hạ tiêu, do thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu. Trên lâm sàng thường gặp như tiểu sẻn đỏ, người nặng nề, mệt mỏi, ăn không biết ngon, rêu lưỡi vàng nhờn. Còn gọi là Hạ tiêu thấp nhiệt.

- THẤP NHIỆT HIẾP THỐNG 湿热胁痛

Chứng đau vùng hông sườn do thấp nhiệt nung nấu ở kinh mạch của Can Đởm, làm cho khí không được lưu thông. Chứng thấy vùng hông sườn trướng đau hoặc đau từng cơn, hoặc đau lan ra vùng tim hoặc đau lói ra sau lưng, lợm giọng buồn nôn, tiểu vàng sẻn.

- THẤP NHIỆT HOÀNG ĐẢN 湿热黄疸

Thuộc chứng dương hoàng, vàng da do thấp nhiệt uất kết ở Tỳ Vị, và nung nấu ở Can Đởm gây bệnh. Thường thấy người sốt, phiền khát, ngực bụng đầy trướng hoặc phiền táo không yên, tiểu nóng rát, đỏ sẻn hoặc đại tiện bí kết, mạch hồng hoạt hữu lực.

- THẤP NHIỆT HUYỄN VỰNG 湿热眩晕

Chứng chóng mặt xây xẩm do cảm nhiễm thấp tà vào mùa nóng. Chứng thấy váng đầu, hoa mắt, người phát sốt, tự ra mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch hư sác.

- THẤP NHIỆT LỴ 湿热痢

Một loại bệnh lỵ. Do Tỳ Vị có thấp nhiệt nung nấu bên trong, Vị không tiêu đạo, Tỳ không vận hóa, thấp và nhiệt lưu trệ gây nên. Đặc trưng của bệnh lỵ là màu đỏ giống như máu cá, hôi dính, đại tiện nhiều lần, mót rặn, quặn đau bụng, giang môn nóng rát, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác có lực.

Nếu độc tà thấp nhiệt mạnh ở phần huyết làm tổn thương đường lạc ở ruột, đại tiện ra toàn máu gọi là xích lỵ hay huyết lỵ. Nếu bệnh là tổn thương khí huyết, khí trệ ở trong ruột, đường lạc ở ruột bị tổn thương, đại tiện ra trắng đỏ lẫn lộn cả mủ cả máu, trong bụng đau thắt, đại tiện nhiều lần gọi là xích bạch lỵ.

- THẤP NHIỆT NỘI  UẨN 湿热内蕴

Hiện tượng bệnh lý thấp nhiệt nung nấu ở trung tiêu Tỳ Vị và Can Đởm gây ra bệnh. Biểu hiện lâm sàng: Nhiệt uất lâu không giải, sốt cao về chiều, mình nặng nề, mỏi mệt, biếng nói, tinh thần uể oải, ngực bụng đầy tức, kết khối, lợm giọng, nôn ọe, chán ăn, trướng bụng, ỉa nhão hoặc có vàng da, tiểu tiện không thông, rêu lưỡi vàng nhớt (phần nhiều gặp ở các loại viêm ruột, viêm gan thể vàng da).

- THẤP NHIỆT NUY 湿热痿

Một trong những chứng nuy. Chứng nuy do thấp nhiệt dầm ngấm, làm tổn thương gân mạch mà phát sinh. Chứng thấy hai chân mềm yếu sức, hơi sưng hoặc tê dại, kèm có người nặng nề tức ngực, tiểu vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

-  THẤP NHIỆT PHÚC THỐNG 湿热腹痛

Chứng đau bụng do thấp nhiệt uất kết ở Tỳ Vị. Chứng thấy bụng đau lâm râm, lúc phát lúc không, đau chối nắn, tức ngực, chán ăn, nôn ói, miệng đắng nhớt, người sợ lạnh, sốt. Mắt và toàn thân đều vàng, rêu lưỡi vàng nhờn, đại tiện bí kết hoặc kiết lỵ, tiểu vàng ngắn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác hoặc hồng sác.

-  THẤP NHIỆT YÊU THỐNG 湿热腰痛

Chứng đau lưng. Nguyên nhân do thấp nhiệt tà uất ở kinh lạc gây ra. Chứng thấy đau vùng lưng, đồng thời kèm có sốt, tiểu vàng sẻn, mạch huyền sác.

- THẤP ÔN 湿温

Bệnh nhiệt tính thường gặp ở mùa hạ (khoảng tháng 4-5-6 âm lịch) do cảm nhiễm tà khí thấp nhiệt của thời tiết kết hợp với tình trạng ẩm ướt có sẵn trong Trường Vị, hai thứ nung nấu thành bệnh. Xuất hiện các triệu chứng như mình hâm hấp sốt, đau mỏi nặng nề, nặng đầu, vùng ngực đầy tức, kết khối, sắc mặt vàng nhạt, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc trắng nhờn, mạch nhu.

- THẤP ÔN TRÀO NHIỆT 湿温潮热

 Tức Trào (triều) nhiệt.

- THẤP TẢ 湿泻

Chứng tiêu chảy có nguyên nhân do thủy thấp làm tổn thương Tỳ Vị. Chứng thấy tiêu chảy như rót nước, hoặc đại tiện ra phân lỏng, rêu nhờn, mạch nhu.

- THẤP TỄ 湿剂

Dùng các vị thuốc có tác dụng tư nhuận để chữa các chứng khô ráo. Như dùng các vị Mạch môn, Sinh địa.

- THẤP THẮNG DƯƠNG VI 湿胜阳微

Hiện tượng do thấp tà quá thịnh làm tổn hại dương khí đến nỗi dương khí suy vi. Chứng thấy sắc mặt trắng xanh, tức ngực, bụng trướng, tiêu lỏng hoặc phù thũng.

- THẤP THẮNG TẮC NHU TẢ 湿胜则濡泻

Thấp khí thiên thắng sẽ xuất hiện chứng đi tiêu lỏng. Tỳ thích táo mà ghét thấp, thấp khí thiên thắng thì Tỳ dương không mạnh, công năng vận hóa thủy thấp bị trở ngại sẽ phát sinh chứng tiêu chảy.

- THẤP THẤU 湿嗽

Tức chứng Thấp khái.

- THẤP TIỂN 湿癣

Chứng bệnh do phong thấp tà nhiệt xâm nhập vào cơ phu gây ra. Vùng da có bệnh lở loét sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu, sau khi lở chảy nước, ngày càng lan rộng.

- THẤP TRỌC 湿浊

Vì tính của thấp nặng, đục, dính nhớt, mỗi khi lưu trệ ở vị trí nào thường gây trở ngại cho sự hoạt động nhẹ nhàng của khí thanh dương (cho nên gọi là thấp trọc). Còn gọi là Thấp khí. Thấp trọc.

- THẤP TRỞ KHÍ PHẬN 湿阻气分

Thấp tà ngăn trở ở phần khí. Biểu hiện: sốt, đầu nặng, mình mẩy ê ẩm, các khớp đau nhức, ngực bứt rứt, kém ăn, bụng trướng đau, nôn ói hoặc tiêu chảy, rêu lưỡi trơn nhớt, mạch nhu hoãn.

- THẤP TRỞ TRUNG TIÊU 湿阻中消

Tình trạng thấp tà ngăn trở Tỳ Vị. Triệu chứng : đầu nặng, người mệt mỏi uể oải, bụng trướng, ăn uống không biết ngon, miệng khát thích uống ấm, tiểu sẻn đỏ, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoãn...

- THẤP TÝ 湿痹

➊ Còn gọi là Trước tý. Một loại chứng tý. Do hàn thấp tà xâm nhập vào các khớp xương, kinh lạc, mà phát bệnh. Triệu chứng: da thịt tê dại, khớp xương nặng nề, nơi sưng đau cố định. ➋ Bệnh cước khí. Xuất hiện triệu chứng như chi dưới đau nhức tê dại.

- THẤP UẤT 湿郁

Triệu chứng: toàn thân đau nhức, nặng nề, đầu nặng, xây xẩm, uể oải, lưỡi mỏng nhớt. Nếu gặp những hôm mưa dầm hoặc không khí lạnh thì bệnh càng tăng. Nguyên nhân do thấp tà uất trệ làm cho khí cơ không thông mà phát bệnh.

- THẤP UẤT NHIỆT PHỤC 湿郁热伏

Bệnh lý do thấp tà ngăn trở làm cho nhiệt tà không thăng phát ra ngoài. Triệu chứng chủ yếu là: Phát sốt không cao nhưng li bì, về chiều sốt tăng cao, ra mồ hôi mà nhiệt không lui, ngực bụng đầy trướng, ăn không biết ngon, tiểu vàng sẻn.

- THẤP YÊU THỐNG 湿腰痛

Tức chứng Thương thấp yêu thống.

- THẬP BÁT PHẢN 十八反

18 vị thuốc tương phản. Một loại cấm kỵ trong cách phối ngũ đông dược. Tương phản: Vị thuốc, dùng chung với nhau sẽ có phản ứng kịch liệt.

Tương truyền có 18 vị thuốc phản lẫn nhau như:

Cam thảo phản: Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.

Ô đầu phản: Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập.

Lê lô phản: Nhân sâm, Đan sâm, Sa sâm, Khổ sâm, Huyền sâm, Tế tân, Thược dược.

- THẬP CỬU ÚY 十九畏

19 vị thuốc tương úy. Một loại cấm kỵ trong phối ngũ đông dược (Tương úy: hai vị thuốc dùng chung với nhau, một vị này sẽ bị một vị kia ức chế, giảm thấp độc tính hoặc kém công hiệu, nặng thì mất hoàn toàn công hiệu).Tương truyền có 19 vị thuốc tương úy như:

Lưu hoàng sợ Phác tiêu;

Thủy ngân sợ Phê sương;

Lang độc sợ Mật đà tăng;

Ba đậu sợ Khiên ngưu;

Đinh hương sợ Uất kim;

Nha tiêu sợ Tam lăng;

Xuyên ô, Thảo ô sợ Tê giác;

Nhân sâm sợ Ngũ linh chi;

Nhục quế sợ Xích thạch chi.

- THẬP NGŨ LẠC 十五络

15 lạc mạch. Toàn thân có 15 đường lạc mạch lớn gồm 14 lạc mạch của 14 kinh (mỗi kinh có 1 lạc mạch), thêm vào 1 đại lạc mạch của Tỳ.

- THẬP NHỊ CẤM 十二禁

12 điều cấm trong châm cứu :

1. Nam mới giao hợp với nữ.

2. Nữ mới giao hợp với nam.

3. Đang say rượu.

4. Đang tức giận.

5. Mới ăn no.

6. Đang đói.

7. Đang khát.

8. Đang khiếp sợ.

9. Đang lo lắng.

10. Khi đang mệt.

11. Mới đi xa về.

12. Mới đi xe, đi thuyền  về.

- THẬP NHỊ DU HUYỆT 十二俞穴

12 huyệt Du. Xem Du huyệt.

- THẬP NHỊ ĐỊA CHI 十二地支

12 địa chi là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi (là ký hiệu để ghi thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) không gian (đông, tây, nam, bắc, trung ương) và phân loại theo tính chất của âm dương ngũ hành.

- THẬP NHỊ KINH 十二经

12 đường kinh. Xem Chính kinh.

- THẬP NHỊ KINH BIỆT 十二经别

12 đường riêng của 12 kinh mạch, tuần hành ở bề sâu trong cơ thể, toàn thân cộng 12 đường (một nửa cơ thể). Đường tuần hành chủ yếu sau khi tách từ chính kinh qua thân thể, tạng phủ, đầu gáy... Cuối cùng lại trở về chính kinh của nó. Còn gọi là Kinh biệt.

- THẬP NHỊ KINH CÂN 十二经筋

12 kinh cân, tên gọi chung hệ thống cơ nhục nằm trên đường tuần hành của 12 kinh mạch ở bề mặt da, và đó cũng là cách phân loại cơ nhục nơi đường kinh mạch đi qua. Vì vậy, mười hai kinh cân là một mệnh danh đối ứng với mười hai kinh mạch, tựu trung mỗi đường kinh cân bao gồm cả bộ vị tuần hành ở bộ phận cơ nhục của kinh mạch đó. Còn gọi là Kinh cân.

- THẬP NHỊ KINH CHI HẢI 十二经之海

Tên gọi riêng của Xung mạch. Vì đường tuần hoàn của mạch này có liên hệ mật thiết với kinh Thiếu âm Thận ở chân và kinh Dương minh Vị ở chân, mà hai mạch này, một là căn bản của tiên thiên, một là căn bản của hậu thiên, cho nên mới có gọi là bể của mười hai kinh. Còn gọi là Kinh mạch chi hải.

- THẬP NHỊ KINH ĐỘNG MẠCH 十二经动脉

Những động mạch ứng lên tay của đường tuần hành mười hai kinh mạch. Đó cũng là những huyết quản có vị trí nông ở bề mặt da; vị trí những động mạch cục bộ ở bề mặt da có rất nhiều. Thí dụ: Động mạch của thủ Thái âm kinh ở Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hiệp bạch, Kinh cự v.v... đều có thể sờ thấy. Khi chẩn đoán lâm sàng, vị trí thốn khẩu là bộ vị động mạch thường dùng nhất.

- THẬP NHỊ KINH MẠCH 十二经脉

12 Kinh mạch. Xem Chính kinh.

- THẬP NHỊ NGUYÊN HUYỆT 十二元穴

12 huyệt Nguyên. Xem Nguyên huyệt.

- THẬP NHI QUAN 十二官

Tức Thập nhị tạng.

- THẬP NHỊ TẠNG 十二脏

Tên gọi chung của tạng phủ bao gồm:

Tâm – Can – Tỳ - Phế – Thận – Tâm bào lạc – Đởm – Vị – Đại trường - Tam tiêu – Tiểu trường – Bàng quang.

- THẬP NHỊ TỄ 十二剂

Căn cứ vào công dụng điều trị khác nhau mà phân ra thành 12 loại phương thuốc.

a/ Thập tễ thêm hai loại hàn, nhiệt tễ.

b/ Thập tễ thêm hai loại thăng, giáng tễ.

Xem thêm mục Thập tễ.

- THẬP NHỊ THÍCH 十二剌

12 phương pháp châm cổ đại :

1. Ngẫu thích.

2. Báo thích.

3. Khôi thích.

4. Tề thích.

5. Dương thích.

6. Trực châm thích.

7. Du thích.

8. Đoản thích.

9. Phù thích.

10. Âm thích.

11. Bàng châm thích.

12. Tán thích [Linh khu - Quan châm].

- THẬP NHỊ THỜI 十二时

12 thời điểm (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Đơn vị tính thời gian theo hệ Can chi (tương đương với 2 giờ): Tý tương đương từ 23 giờ đến 01 giờ, Sửu tương đương từ 01 đến 03 giờ...

Ngoài ra giờ Tý còn gọi là bán dạ, Ngọ dạ.

Sửu   --- Kê minh

Dần   --- Bình đán

Mão  --- Thực thời

Tỵ     --- Ngẫu trung

Ngọ  --- Nhật đặt

Thân --- Bộ thời, Nhật bộ sở

Dậu   --- Nhật nhập

Tuất  --- Hoàng hôn

Hợi    --- Nhân định

- THẬP NHỊ TIẾT 十二节

12 khớp xương lớn ở chân và tay (Chi trên: Vai, khuỷu, cổ tay; Chi dưới: hông, gối, cổ chân).

- THẬP NHỊ TIẾT THÍCH 十二泄剌

Tức Thập nhị thích.

- THẬP NHỊ TỈNH HUYỆT 十二井穴

12 huyệt Tỉnh. Xem Tỉnh huyệt.

- THẬP QUÁI MẠCH 十怪脉

Mười mạch lạ. Tức Thất quái mạch (7 mạch lạ), thêm mạch Chuyển đậu, Ma xúc, Yển đao. Đây là những mạch tượng phản ánh tạng khí sắp hết, Vị khí khô kiệt, giai đoạn vô cùng hiểm nguy. Xem thêm mục Thất quái mạch.

- THẬP TAM KHOA 十三科

13 phân khoa y học cổ đại. Ở các đời Nguyên, Minh, thái y viện chia y học làm 13 khoa.

13 khoa đời Nguyên gồm: Đại phương mạch khoa; Tạp y khoa; Tiểu phương mạch khoa; Phong khoa; Sản khoa; Nhãn khoa; Khẩu xỉ khoa; Yết hầu khoa; Chính cốt khoa; Kim thương thũng khoa; Châm cứu khoa; Chúc do khoa và Cấm khoa.

13 khoa đời Minh gồm: Đại phương mạch; Tiểu phương mạch; Phụ nhân; Sang dương; Châm cứu; Nhãn; Khẩu xỉ; Yết hầu; Thương hàn; Tiếp cốt; Kim thốc, Án ma; Chúc do.

- THẬP TỄ 十剂

10 tên gọi phân loại công dụng phương thuốc: Tuyên, Thông, Bổ, Tiết, Khinh, Trọng, Hoạt, Sáp, Táo, Thấp (Theo ‘Bản thảo thập di của Trần Tàng Khí).

- THẬP TUYÊN HUYỆT 十宣穴

Vị trí ở giữa mười đầu ngón tay, hai bên gồm 20 huyệt. Thường sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hôn mê trúng phong, trúng thử.

- THẬP TUYỆT十绝

10 chứng chết trong bệnh hư lao :

1. Thở hụt hơi mà mắt trừng trông không rõ (Tâm tuyệt).

2. Thở hụt hơi mà cánh mũi phập phồng trương to (Phế tuyệt).

3. Mặt xanh nước mắt chảy ra thường xuyên (Can tuyệt).

4. Mắt đen, tròng mắt vàng, mồ hôi thường chảy ra (Thận tuyệt).

5. Miệng cứ chảy nước dãi mà thường nói mê (Tỳ tuyệt).

6. Móng tay chân xanh nhợt, miệng chửi mắng không ngớt (Đởm tuyệt).

7. Sống lưng đau nhức, eo lưng nặng, quay trở khó khăn (cốt tuyệt).

8. Mặt tối xạm đầu mắt xây xẩm choáng váng (huyết tuyệt).

9. Lưỡi đỏ như hồng đơn, co rút vào trong, không nuốt không nhổ được, mắt cá chân hơi sưng (nhục tuyệt).

10. Tóc đứng thẳng như cây vừng mồ hôi ra không cầm (trường tuyệt).

- THẬP TỨ KINH 十四经

14 kinh. Gồm 12 kinh (chính kinh) và Nhâm mạch, Đốc mạch (trong tám mạch kỳ kinh). 14 đường kinh mạch này đều có kinh huyệt trực tiếp; còn 6 đường kinh trong tám mạch kỳ kinh không có kinh huyệt trực tiếp.

- THẬP TỨ KINH HUYỆT 十四经穴

Huyệt của 14 đường kinh. Tức Kinh huyệt.

- THẬP TỨ KINH PHÁT HUY 十四经发挥

1341, Hoạt Thọ (Bá Nhân), đời Nguyên, Trung quốc. Gồm 3 quyển. Trình bày đường lưu trú của kinh mạch (quyển thượng), đường tuần hành và du huyệt của 14 kinh (quyển trung) và 8 mạch kỳ kinh (quyển hạ).

- THẬP VẤN 十问

Một hỏi phát sốt, sợ lạnh; hai hỏi mồ hôi; Ba hỏi đầu và thân thể; Bốn hỏi đại tiểu tiện; Năm hỏi ăn uống; Sáu hỏi ngực bụng; Bảy hỏi tai ù, điếc và giấc ngủ; Tám hỏi khát nước; chín hỏi phụ nữ kinh nguyệt, đới hạ, mang thai, sinh sản và trẻ em thì hỏi sinh sản phát dục, nuôi dưỡng; Mười hỏi nguyên nhân gây bệnh và tiền sử bệnh.

- THẤT ÁC 七恶

➊ 7 loại chứng hậu mụn nhọt hiểm ác. Có hai luận thuyết:

➀ Ác thứ nhất: Vừa ho vừa phiền táo, đau bụng khát nhiều, hoặc tiêu chảy, kiết lỵ vô độ, hoặc tiểu tiện như keo.

Ác thứ hai: Mủ máu đã ra nhưng sưng đỏ còn tăng, sắc mủ xấu thối, đau không sờ vào được.

Ác thứ ba: Mắt nhìn liên láo, tròng đen thu hẹp, tròng trắng vừa trắng vừa đỏ, con ngươi ngước nhìn lên trên.

Ác thứ tư: Hụt hơi, suyễn, hoảng hốt, hay nằm.

Ác thứ năm: Vai lưng khó xoay chuyển, chân tay nặng nề.

Ác thứ sáu: Không ăn được, uống thuốc vào là nôn, ăn không biết mùi vị gì.

Ác thứ bảy: Tiếng khàn, sắc xấu, môi mũi vừa xanh vừa đỏ, mặt mắt phù thũng.

➁ Ác thứ nhất: Thần trí lơ mơ, tâm phiền, lưỡi khô, hình nhọt tía đen, nói lảm nhảm.

Ác thứ hai: Thân thể cứng đờ, mắt liên láo, mụn ra nước lẫn máu, hồi hộp không yên.

Ác thứ ba: Hình dung gầy còm, mủ trong thối, nơi mụn mềm lõm không có cảm giác đau.

Ác thứ tư: Bì phu khô khan, mũi phập phồng khò khè, đờm nhiều suyễn cấp.

Ác thứ năm: Hình dung đen sạm, khát nước, âm nang teo lại.

Ác thứ sáu: Khắp mình phù thũng, sôi bụng ẩu nghịch, đại tiện hoạt tiết.

Ác thứ bảy: Nhọt độc hãm xuống như tróc vảy, tứ chi nghịch lạnh, nước thối tự chảy ra.

➋ Bệnh đậu (Thiên hoa) có bảy chứng hậu hiểm ác:

➀ Trằn trọc phiền táo, nói sảng hoảng hốt.

➁ Nôn mửa tiết tả, không ăn uống được.

➂ Khô đen và hãm, ngứa gãi chảy nước.

➃ Rét run lập cập, tiếng khàn sắc tối.

➄ Đỉnh đầu và mặt phù thũng, mũi nghẹt mắt nhắm.

➅ Họng lưỡi lở loét, ăn vào thì ói, uống vào lại mửa ra.

➆ Bụng đầy suyễn nghịch, tứ chi nghịch lạnh.

- THẤT ÂM 失音

Phát âm khó khăn, mất tiếng. Nếu đột nhiên mất tiếng phần nhiều do ngoại cảm phong hàn, gây ra, thuộc thực chứng. Nếu mất tiếng đã lâu nay lại tái phát, phần nhiều do Phế Thận bị tổn thương, âm tinh hao hụt mà gây ra, thuộc hư chứng.

- THẤT CẢNH 失颈

Tức chứng Thất chẩm.

- THẤT CHẨM 失枕

Chứng đơ cứng cổ gáy gây đau, xoay trở khó khăn. Nguyên nhân do nằm sai tư thế, hoặc do cảm phong hàn gây ra.

- THẤT DOANH 失营

Tức chứng Thất vinh.

- THẤT HUYẾT 失血

Xuất huyết do các nguyên nhân hỏa nhiệt, hư hàn, ngoại thương, ứ trở... Thường thấy trong các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, ói ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu.

- THẤT HUYẾT HUYỄN VỰNG 失血眩晕

Chứng chóng mặt xây xẩm do mất máu quá nhiều.

- THẤT HUYẾT TÂM THỐNG 失血心痛

Đau vùng tim do bị băng huyết (mất nhiều máu) gây ra. Bệnh thường gặp ở phụ nữ.

- THẤT KHÍ 失气

➊ Tình trạng cơ thể bị hao tổn quá mức, tân dịch mất khả năng vận hóa, mất tinh khí dẫn đến suy nhược toàn thân. ➋ Rắm còn gọi là trung tiện, thỉ khí. Tức hơi từ giang môn thoát ra.

- THẤT KHIẾU 七窍

Bảy khiếu ở vùng đầu (mắt có hai, mũi có hai, tai có hai và miệng). Tinh khí của ngũ tạng thông với thất khiếu. Khi ngũ tạng có bệnh có thể thông qua các sự biến đổi của thất khiếu này mà hỗ trợ cho sự chẩn đoán.

- THẤT MIÊN 失眠

Khó ngủ, mất ngủ. Do âm huyết hao tổn, trung khí không đủ, Tâm Tỳ lưỡng hư hoặc đàm ẩm nội đình. Nguyên nhân phần nhiều là do Tâm thần bất an gây nên.Còn gọi là Bất mị.

- THẤT NỮ 室女

Con gái chưa lấy chồng. Còn gọi là Xử nữ.

- THẤT NỮ KINH BẾ 室女经闭

Con gái chưa lấy chồng mà không có kinh nguyệt. Do thể chất suy nhược, Can Tỳ không được điều hòa, mạch Xung Nhâm huyết hư, hoặc do tình chí không được thư thái, tâm tình uất ức, khí huyết ngưng kết gây ra.

- THẤT NỮ NGUYỆT THỦY BẤT THÔNG 室女月水不通

Tức chứng Thất nữ kinh bế.

- THẤT NHẬT PHONG 七日风

Tức chứng phá thương phong ở trẻ sơ sinh.

- THẤT PHƯƠNG 七方

7 loại phương thuốc. Gồm: Đại phương, Tiểu phương, Hoãn phương, Cấp phương, Cơ phương, Ngẫu phương và Phức phương.

- THẤT QUÁI MẠCH 七怪脉

Tình trạng nguy kịch, xuất hiện 7 loại mạch khác thường: Mạch tước trác, Mạch ốc lậu, Mạch đàn thạch, Mạch giải sách, Mạch hà du, Mạch ngư tường, Mạch phủ phí. Ngoài ra còn có Mạch yểm dao, Mạch chuyển đậu, Mạch ma xúc. Tổng cộng 10 mạch gọi là Thập quái mạch. Đây là những mạch tượng phản ánh tạng khí sắp hết, Vị khí khô kiệt, giai đoạn vô cùng hiểm nguy.

- THẤT SÁN 七疝

7 loại sán khí. Có nhiều cách phân loại: ➊ Quyết sán, Trưng sán, Hàn sán, Khí sán, Bàn sán, Phụ sán và Lang sán [Chư bệnh nguyên hậu luận].

➋ Hàn sán, Thủy sán, Cân sán, Huyết sán, Khí sán, Hồ sán, Đồi sán [Nho môn sự thân].

➌ Sung sán, Hồ sán, Đồi sán, Quyết sán, Giả (hà) sán, Hội sán và Hội long sán [Y tông tất độc].

- THẤT SƯU 失溲

Tức chứng tiểu tiện không cầm được.

- THẤT TÂM PHONG 失心风

Tên gọi khác của bệnh điên cuồng.

- THẤT TINH 失精

Tức chứng di tinh.

- THẤT TINH CHÂM 七星针

Tức Bì phu châm.

- THẤT TINH GIA 失精家

Người vốn có bệnh di tinh.

- THẤT TÌNH 七情

7 loại biến hóa tinh thần, tình chí: Mừng (Hỉ), Giận (Nộ), Lo (Ưu), Nghĩ (Tư), Buồn (Bi), Sợ (Khủng), Hãi (Kinh). Đó là phản ảnh tình chí của mỗi người đối với ngoại cảnh, đồng thời cũng là nhân tố gây bệnh. Khi những hoạt động tinh thần ấy bị kích thích quá mức và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới công năng tạng phủ khí huyết. Hoặc do tạng phủ phát bệnh từ trước làm ảnh hưởng tới hoạt động tinh thần.

- THẤT TỔN BÁT ÍCH 七损八益

(Thất: 7 là dương số, Bát: 8 là âm số; Tổn: hao đi; Ích: tăng thêm). Có nhiều cách giải thích khái niệm này: ➊ Dương không nên hao, âm chẳng nên lớn khác thường. Nếu trái lại sẽ gây bệnh. Cho nên hiểu được ‘thất tổn bát ích’ là biết được cơ chế tiêu trưởng thì dương khí vượng thịnh, không bị âm tà xâm lấn, âm dương mới có thể điều hòa. ➋ Dương thường hữu dư cho nên phải tổn, âm thường bất túc cho nên phải ích. Hiểu rõ được nguyên lý này sẽ tránh được hao tổn âm tinh, mới có thể điều hòa âm dương phòng ngừa sự suy sụp quá sớm. ➌ Con gái ở tuổi 2 x 7 bắt đầu hành kinh. Từ đó, hàng tháng khi kinh nguyệt đầy đủ thì ra kinh. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường, nên nói là ‘thất thì có thể tổn’. Con trai ở tuổi 2 x 8 tinh khí tràn ra mà sinh được con nếu do phòng sự mà xuất tinh thì nên tăng thêm tinh. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường, cho nên nói là ‘bát thì có thể ích’ [Tố vấn - Thượng cổ thiên chân luận].

- THẤT THẦN 失神

Tình trạng mất thần khí. Thần là tên gọi chung chỉ mọi hoạt động của sinh mạng. Khi cơ năng của sinh mạng bị chướng ngại nghiêm trọng, tinh khí của năm tạng suy bại, xuất hiện triệu chứng mắt mờ, cơ thể gầy còm, tiêu chảy đột ngột không cầm được, suyễn thở, hoặc cơ bắp toàn thân tiêu hết, hoặc tay lần áo sờ giường, hoặc bỗng dưng ngã lăn, mắt miệng nhắm kín, tay nắm chặt và són đái... đều gọi là thất thần.

- THẤT THƯƠNG 七伤

➊ Nguyên nhân gây nên 7 loại lao thương. Quá no thương Tỳ; Quá giận khí nghịch thương Can; Gắng sức mang nặng, ngồi lâu nơi ẩm thấp thương Thận; Cơ thể vốn lạnh, lại uống lạnh thương Phế; Lo buồn, tư lự thương Tâm; Cảm nhiễm gió mưa nóng lạnh thương hình thể; Sợ hãi quá thương chí. ➋ 7 chứng trạng của Thận khí suy tổn: Bộ phận sinh dục lạnh; Âm suy; Lý cấp đau quặn; Hoạt tinh ít tinh dịch; Bộ phận sinh dục thòng xuống; Lãnh tinh; Tiểu lắt nhắt hoặc nhỏ giọt không gọn bãi.

- THẤT VINH 失荣

Bướu hạch nổi ở vùng cổ (nơi có động mạch cổ đi qua). Hạch phát triển lớn dần, cứng như đá, cố định không di chuyển, sau khi vỡ miệng chảy máu và nước vàng. Người gầy ốm, gầy róc như cây khô không được nuôi dưỡng. Cũng gọi là Thất doanh.

- THẤT XUNG MÔN 七冲门

Thất xung môn là 7 cửa xung yếu trong hệ thống tiêu hóa gồm: Phi môn (môi), Hộ môn (răng), Hấp môn (hàm ếch), Bí môn (miệng trên dạ dày), U môn (miệng dưới dạ dày), Lan môn (nơi tiếp giáp giữa Đại Trường và Tiểu Trường), Phách môn (hậu môn). [Nan kinh - Nan thứ 44].

- THÂU DẪN 收引

Tình trạng gân mạch bị co rút, các khớp co ruỗi bị hạn chế. Nguyên nhân do hàn tà.

- THẤU BAN 透班

Là phương pháp dùng phép thanh nhiệt lương huyết làm cho nốt ban nổi hẳn ra ngoài. Thường thấy xuất hiện trong các chứng ôn bệnh nhiệt nhập doanh huyết mà xuất hiện ban nổi lờ mờ.

- THẤU BIỂU 透表

Phép thấu biểu. Một phép chữa vừa thấu tà vừa thấu chẩn.

- THẤU CHÂM 透针

Phương pháp châm xuyên huyệt. Sau khi châm vào huyệt vị, châm xiên hoặc châm thẳng đưa mũi kim tiến đến bộ vị kinh mạch hoặc huyệt vị lân cận, có nghĩa dùng một huyệt mà tác dụng sang cả huyệt vị và kinh lạc thứ hai (thấu kinh, thấu huyệt). Đây là phương pháp châm sâu, cần phải kích thích mạnh.

- THẤU CHẨN 透疹

Phép thúc sởi mọc. Bệnh sởi đến lúc cần phải mọc ra đều khắp người mà không mọc ra được, hoặc nốt sởi mọc không thuận lợi dễ dàng, phải sử dụng phép tân lương giải biểu để cho nốt sởi mọc dễ, không cho phát sinh biến chứng.

- THẤU DOANH CHUYỂN KHÍ 透营转气

Phương pháp chữa bệnh nhiệt, làm cho nhiệt tà ở doanh phận thấu đạt ra ngoài phần khí để giải trừ bệnh tà.

Nhiệt tà mới vào phần doanh, mình nóng sốt, tâm phiền, về chiều ngủ trằn trọc không yên, không khát lắm, chất lưỡi tía, mạch tế sác. Cho uống Tê giác, Huyền sâm, Sinh địa để thanh nhiệt ở doanh phận, dùng Trúc diệp, Kim ngân hoa, Liên kiều để đưa nhiệt từ trong ra ngoài.

- THẤU  ĐỊCH 漱涤

Dùng các loại thuốc có tính sát khuẩn nấu thành cao đặc, khi dùng pha hợp với nước ấm thành dung dịch loãng, cho người bệnh ngậm để sát trùng miệng, xoang miệng, hầu họng. Dùng cách này để chữa các bệnh viêm họng, viêm xoang miệng bị lở loét.

- THẤU HUYẾT 嗽血

Ho ra máu. Tức chứng Khái huyết.

- THẤU HUYỆT 透穴

Châm huyệt này xuyên sang huyệt khác. Tức Thấu châm

- THẤU KINH 透经

Châm huyệt từ kinh này xuyên sang huyệt ở kinh khác. Tức Thấu châm

- THẤU PHONG VU NHIỆT NGOẠI 透风于热外

Phương pháp chữa bệnh phong ôn bên ngoài có phong tà, bên trong có lý nhiệt. Bệnh phong ôn ở biểu phận có phong tà lại có lý nhiệt, dùng phép tân lương giải biểu để thấu đạt phong tà làm cô lập xu thế của lý nhiệt, sau đó mới thanh lý nhiệt, thì dễ thu được hiệu quả. Phương pháp này ở các đời sau, khi phép chữa ôn bệnh phát triển, là phép chữa kết hợp giữa giải biểu và thanh lý.

- THẤU QUAN XẠ GIÁP 透关射甲

Chỉ văn xuyên suốt phong, khí, mệnh quan thẳng tới áp sát đầu ngón tay gọi là thấu quan xạ giáp, phần nhiều là tình thế bệnh xấu, lành ít dữ nhiều; tuy nhiên, cũng chưa phải là tuyệt đối, còn phải kết hợp phân tích cả tứ chẩn mới chính xác.

- THẤU TÀ 透邪

Dùng để đưa tà ra bên ngoài. Nguyên nhân thường do ngoại cảm biểu chứng. Còn gọi là Đạt tà.

- THẤU THIÊN LƯƠNG 透天凉

Thủ pháp châm cứu xưa. Dùng chữa chứng nhiệt, thuộc phép tả. Phương pháp thao tác: Khi bệnh nhân hít vào, thì châm từ từ vào độ sâu nhất định, sau đó ấn nhẹ lên vùng da xung quanh huyệt vị, dùng tay xoay chuyển nhẹ lên chuôi kim nhiều lần, chừng nào cục bộ hoặc toàn thân có cảm giác mát, rút châm lên nhanh chóng, lại xoay chuyển như thế, lại vừa rút kim lên nhanh chóng cho đến lúc rút hẳn kim ra. Ngoài ra cũng còn dùng các thủ pháp khác không phối hợp với hít hơi vào, nhưng yêu cầu chung cần đạt tới là bệnh nhân thấy có cảm giác mát.

- THẤU TIẾT 透泄

Phép trị. Dùng loại thuốc tân lương giải biểu để thấu đạt biểu tà; hoặc dùng loại thuốc có vị đắng để tiết lý nhiệt.

- THẾ Y 世医

Người con kế thừa y nghiệp của bố (đời này sang đời khác, được nhân dân tín nhiệm, ca tụng).

- THỂ CHÂM 体针

Phương pháp châm cứu. Châm vào các huyệt vị, kinh mạch ở toàn thân.

- THỂ CHÂM  MA TÚY 体针麻醉

Phương pháp châm gây tê. Dùng kim châm vào các huyệt vị, kinh mạch trên cơ thể, sau đó kích thích sao cho vùng huyệt, vùng da tại chỗ có cảm giác tê không còn biết đau. Phương pháp này được áp dụng để giảm đau hoặc dùng gây tê trong các ca tiểu phẫu.

- THỂ KHÍ 体气

Chứng hôi nách. Nguyên nhân do thấp nhiệt uất ở bên trong hoặc do di truyền. Tức mồ hôi bài tiết ra có mùi hôi đặc biệt, thường ở hố nách, hoặc ở các nơi khác như bầu vú, chung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Còn gọi là Hồ xú, Dịch khí,

- THỂ QUYẾT 体厥

Một trong những chứng quyết. Toàn thân lạnh giá như nước đá. Do mắc bệnh ôn dịch thể dương khí cang thịnh đến cực độ. Xem thêm Quyết chứng.

- THI  QUYẾT 尸厥

Đột ngột bất tỉnh nhân sự, giống như chết. Thở nhẹ, mạch rất vi tế, hoặc không mảy may ứng lên tay. Trường hợp này cần khám xét kỹ, cấp cứu kịp thời. Thi quyết có thể gặp do ngộ độc thán khí dẫn đến nghẹt thở hoặc chấn động não.

- THỈ KHÍ 矢气

Tức Thất khí.

- THỊ CHIÊM HÔN DIỂU 视瞻昏渺

Từ ngoài nhìn vào mắt thì không thấy gì khác lạ nhưng tự thân người bệnh nhìn vật thấy lờ mờ không rõ. Thường gặp ở trong các loại mắt có mây màng. Nguyên nhân do tinh khuy, thần mệt mỏi, huyết hư khí nhược gây ra.

- THỊ CHIÊM HỮU SẮC 视瞻有色

Tức Thanh manh.

- THỊ NGỌA 嗜卧

Mệt mỏi muốn nằm. Nguyên nhân phần nhiều do thấp thắng, làm cho Tỳ hư, Đởm nhiệt gây nên bệnh. Hoặc do người vốn suy yếu, do sau khi mắc bệnh nặng nguyên khí suy yếu chưa phục hồi cũng có thể gây bệnh.

- THỊ NGỌA DỤC MỊ 嗜卧欲寐

Mệt mỏi muốn ngủ. Nguyên nhân do thấp tà xâm nhập vào Tỳ Vị, hoặc do Đởm có nhiệt đều có thể gây bệnh; Cũng thường gặp trong các trường hợp người có thể chất suy nhược, không đáp ứng được với sự thay đổi của thời tiết.

- THỊ NHẤT VI NHỊ CHỨNG 视一为二症

Nhìn một hóa hai, tức Phục thị. Nguyên nhân phần lớn do tinh khí của tạng phủ không đủ, Phong, Hỏa, Đàm công lên trên, hoặc do ngoại thương gây nên.

- THỊ THIÊN THỰC 嗜偏食

Thường ăn một món nào đó mà mình ưa thích. Đây là biểu hiện bệnh lý, thường có quan hệ với sự biến hóa bệnh lý ở Trường Vị. Như hay ăn cay phần nhiều là do Vị bị hàn.

- THỊ VẬT DỊ SẮC 视物易色

Nhìn thấy vật có màu sắc khác thường. Còn gọi là mù màu. Tức chứng Thị xích như bạch.

- THỊ XÍCH NHƯ BẠCH 视赤如白

Chứng mù màu. Người bệnh không phân biệt được một số màu sắc, hay toàn bộ màu sắc. Phần lớn do tiên thiên phát dục không tốt, âm tinh không khả năng đạt tới mắt gây nên. Hoặc do các mạch máu trong mắt bị ứ trệ gây nên.

- THỊ Y 视衣

Tương đương với các tổ chức của màng võng mạc mắt, màng gân mạch. Bên trong thuộc Tâm, Can, Thận kinh.

- THÍCH CẤM 刺禁

Những trường hợp cấm châm. Tức Cấm thích.

- THÍCH PHÁP 刺法

Tức Châm pháp, Châm thích.

- THIỀM NGỮ 谵语

Tình trạng thần chí không tỉnh táo, nói sảng. Nguyên nhân do sốt cao, hoặc ôn tà nhập doanh huyết quấy nhiễu thần minh phát bệnh.

- THIỀM VỌNG 谵妄

Chứng lẫn thẩn, ý thức mơ hồ, nói năng lẫn lộn, có ảo giác lẫn lộn, tình chí mất bình thường, hoặc có triệu chứng kích động hưng phấn. Nguyên nhân do lý nhiệt quá thịnh hoặc đàm hỏa quấy nhiễu tâm thần mà phát bệnh.

- THIỂM ĐIỆT HUYẾT BĂNG 闪跌血崩

Chứng băng huyết do bị té ngã, bị lôi kéo, bị bầm dập mà làm tổn thương mạch Xung Nhâm gây nên bệnh.

- THIỂM QUÁN PHÁP 闪罐法

Một trong các phép giác kéo, mục đích gây sung huyết vùng da tại chỗ.

- THIỂM TỎA 闪挫

Từ gọi chung để chỉ chứng Thiểm thương và Tỏa thương.

- THIỂM THƯƠNG 闪伤

Do vận động quá sức, gân cơ ở vùng bụng đột nhiên xoắn kéo gây ra tổn thương.

- THIÊN BÀO SANG 天疱疮

➊ Tức chứng Nùng bào sang. ➋ Chứng ngứa lở ngoài da. Nguyên nhân do Tỳ có thấp nhiệt uất kết, hoặc do Tâm hỏa bốc. Bên ngoài lại nhiễm tà khí phong nhiệt thử thấp mà gây ra. Hình dạng của nhọt như phỏng nước, giới hạn rõ, bọc nước mọc thành từng chùm lớn nhỏ không đều, dưới chân mụn đỏ, kèm theo các triệu chứng toàn thân như nóng lạnh.

- THIÊN CỨU 天灸

Dùng loại rễ cây (như cây Uy linh tiên chẳng hạn) còn tươi, giã nát nhừ, bỏ vào vừa đầy miệng một chén nhỏ (đường kính khoảng 4 cm). Úp lên huyệt và dán băng cố định khoảng 1 giờ. Người bệnh có cảm giác nơi đó nóng rát, ngứa ngáy. Bỏ chén ra, lúc này trên da nơi vừa úp chén thuốc có thể nổi nốt phỏng sắc vàng đậm, dùng dao nhíp đã tiêu độc chọc thủng bỏ nước. Bên ngoài xoa thuốc tiêu độc (không dùng mỡ penicillin). Phương pháp này thường dùng trong các bệnh viêm khớp, hen suyễn, sốt rét. Còn gọi là Tự cứu, Lãnh cứu.

- THIÊN DIÊN LỴ 迁延痢

Tức Cửu lỵ.

- THIÊN ĐẦU PHONG 偏头风

Tức chứng Thiên đầu thống. Phần nhiều đau 1 bên thái dương, có khi đau lan sang mắt hoặc gây trở ngại thị lực làm mắt mờ, hoặc kèm có lợm giọng nôn ói. Nguyên nhân phần nhiều do phong tà xâm nhập kinh Thiếu dương, hoặc do Can hư đàm hỏa uất kết mà gây bệnh.

- THIÊN ĐẦU THỐNG 偏头痛

Chứng nhức đầu từng cơn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: nhức đầu, nhưng điểm đau tương đối cố định hoặc bên phải hoặc bên trái đầu, thông thường khi hơi mệt nhọc hoặc tình tự kích động dễ bị đau. Nguyên nhân đa số Can hư, Can dương cang thịnh một bên, đàm nhiệt... Cổ nhân có nhận định: đau bên trái thuộc phong và huyết, đau bên phải thuộc đàm và nhiệt. Khi vận dụng nên theo dõi cụ thể, không nên cố chấp.

- THIÊN ĐẬU 天痘

Tức chứng Thiên hoa.

- THIÊN ĐỊA NHÂN TAM TÀI BỔTẢ 天地人三才补泻

 Tức Đề sáp bổ tả.

- THIÊN ĐIẾU 天钓

Một loại kinh phong ở trẻ em. “Thiên điếu do Tâm Phế tích nhiệt gây nên; có triệu chứng chảy nước dãi, co quắp, gáy cứng, đờm thở khò khè, con ngươi mắt lộn tròng, móng tay chân xanh... đều là do đờm nhiệt nóng trệ ở thượng tiêu gây nên” [Ấu ấu cận biên, Trần Trị]

- THIÊN ĐÌNH 天庭

Vùng giữa trán. Còn gọi là đình.

- THIÊN HÀNH 天行

Tức Thời bệnh.

- THIÊN HÀNH ÔN DỊCH 天 行温疫

Tức chứng Ôn dịch.

- THIÊN HÀNH PHÁT BAN SANG 天行发斑疮

Tức Thiên hoa.

- THIÊN HÀNH THỜI DỊCH 天行时疫

Tức Thời bệnh.

- THIÊN HÀNH XÍCH NHÃN 天行赤眼

Chứng đau mắt đỏ. Do cảm nhiễm khí độc, hoặc phong nhiệt độc của bốn mùa. Có triệu chứng sưng mi mắt, lòng trắng mắt đỏ ngầu, đau ngứa chảy nước mắt, nhiều ghèn, sợ nóng, sợ ánh sáng. Nặng thì tròng đen kéo mây. Thông thường đau từng con mắt, hết bên này mới chuyển sang bên khác, nhưng cũng có khi đau đồng thời cả hai bên (loại viêm kết mạc có tính truyền nhiễm). Còn gọi là Thiên hành xích nhiệt.

- THIÊN HÁO 天哮

Chứng hen bẩm sinh (mắc bệnh từ nhỏ tuổi).

- THIÊN HOẠN 天宦

Tức Ngũ bất nam.

- THIÊN HOA 天花

Dịch bệnh do virus độc gây ra. Xuất hiện triệu chứng đặc trưng là toàn thân nổi đậu, kèm có sốt, từng nốt đậu mọc lên, sưng trướng, mọng nước, sau đó xẹp và kết vảy. Tổng cộng là sáu giai đoạn.

- THIÊN KHÔ 偏枯

Còn gọi là Bán thân bất toại, Thiên nan.

- THIÊN KIM YẾU PHƯƠNG 千金要方

652, Tôn Tư Mạo, đời Đường, Trung quốc (gồm 30 quyển). Sưu tập các tác phẩm y dược học các đời trước, nội dung chủ yếu có các phần tổng luận, các khoa lâm sàng, dinh dưỡng, mạch học và châm cứu. Là bộ sách tổng hợp các tác phẩm lớn của các vị danh y.

- THIÊN NAN 偏癱

Còn gọi là Thiên phong, Thiên khô. Liệt nửa người, để lâu thì thấy cơ nhục teo róc. Nguyên nhân phần nhiều do vinh vệ cùng hư, chân khí không thể nuôi dưỡng toàn thân, hoặc kèm có tà khí xâm nhập mà gây bệnh.

- THIÊN NÃO THƯ 天脑疽

Loại nhọt mọc ở trên đường kinh túc Thái dương, phía sau vai lưng (vì chỉ mọc một bên nên gọi là thiên não thư). Tức Đối khẩu.

- THIÊN NHÂN TƯƠNG ỨNG 天人相应

Nói về mối quan hệ giữa người và tự nhiên giới. Các hiện tượng sinh lý và cấu tạo tạng phủ trong cơ thể người có ảnh hưởng với sự thay đổi ngoại cảnh.

- THIÊN NHẬT SANG 千日疮

Thường phát ở lưng, lưng ngón tay, da đầu. Lúc mới phát nổi nhiều mụn nhọt như hạt thóc, dần dần phình to nổi cộm lên trên da, sắc trắng xám hoặc ố vàng giống như nhụy hoa. Khi ấn vào thấy đau, chảy máu. Nguyên nhân do phong tà xâm nhập cơ phu, hoặc do Can hư huyết táo, gân mạch không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh. Còn gọi là Vưu sang.

- THIÊN PHẾ BẤT NHÂN 偏癈不仁

Tức Bán thân bất toại.

- THIÊN PHONG 偏风

Tức Bán thân bất toại.

- THIÊN PHƯƠNG 偏方

Một số phương thuốc có hiệu quả đơn giản, lưu truyền trong dân gian, chưa được các nhà y học ghi chép nghiên cứu công nhận.

- THIÊN QUÁCH 天廓

Tức Bát quách.

- THIÊN QUÍ 天癸

➊ Nguồn gốc của Thận tinh, là cơ năng điều tiết sự sinh trưởng phát dục của cơ thể. Có tác dụng duy trì kinh nguyệt của phụ nữ. và vật chất cấu thành thai. ➋ Kinh nguyệt. ➌ Hiện tượng sinh lý của nam nữ khi đến tuổi phát dục “Con gái... 2 x 7 (14 tuổi) thiên quý đến, Nhâm mạch thông, thái xung mạch thịnh... hàng tháng kinh nguyệt ra đúng ngày...; Con trai... 2 x 8 (16 tuổi) thiên quý đến, tính khí đầy mà tiết ra...” [Tố vấn - Thượng cổ thiên luận]. Như vậy thiên quý có tác dụng giống như tuyến sinh dục.

- THIÊN TRỤ CỐT 天柱骨

Đốt sống cổ. Gồm 7 đốt ở phía sau gáy, bên trên liền xương sọ, bên dưới nối với xương sống lưng. Còn gọi là Cảnh cốt.

- THIÊN TRỤ CỐT CHIẾT 天柱骨折

Gãy xương sống cổ. Nguyên nhân do bị đánh tức, va đập mà bị tổn thương. Triệu chứng: vùng xương cổ đau nhức, hoạt động bị giới hạn, ấn đau tại chỗ. Từ chỗ gãy trở xuống có cảm giác tê dại khác thường, nặng thì xuất hiện tay chân tê liệt, hô hấp khó khăn, thậm chí dẫn đến tử vong.  

- THIÊN TRỤ CỐT ĐẢO 天柱骨倒

Cổ gáy mềm không đủ sức nâng đỡ đầu khiến đầu cúi gục xuống. Tức chứng Cảnh nhuyễn.

- THIÊN TRỤY 偏坠

Chứng bệnh một bên hòn dái sưng to gây đau nhức, nặng trằn xuống dưới. Nguyên nhân phần nhiều do đàm thấp, ứ huyết, Can hỏa cang thịnh gây ra.

- THIÊN TUẾ SANG 千岁疮

Chứng loa lịch mọc ở một bên thân.

- THIÊN TỪ 偏沮

Tức chứng ½ người ra mồ hôi, ½ bên kia không ra. Nguyên nhân do khí huyết không thể lưu thông khắp cơ thể. Thường gặp trong các bệnh trúng phong hoặc do rối loạn thần kinh thực vật.

- THIÊN ỨNG HUYỆT 天应穴

Còn gọi là Bất định huyệt. Tức A thị huyệt.

- THIỆN CƠ 善饥

Chỉ hiện tượng mau đói. Đây là một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do Vị nhiệt gây ra.

- THIỆN KINH 善惊

Gặp chuyện thì sợ hãi hoặc người hay có cảm giác sợ sệt lo lắng. Nguyên nhân do Tâm khí hư, Tâm hỏa vượng, Can dương thượng cang, Đởm hư hoặc khí huyết khuy tổn.

- THIỆN KHỦNG 善恐

Người bệnh dễ bị lo lắng sợ sệt. Nguyên nhân do Tâm, Thận, Can bị tổn thương ở bên trong khiến cho chứng Tâm khí bất túc, hoặc Can Thận khuy tổn gây ra.

- THIỆN LẬU 鳝漏

Do thấp nhiệt kích bác ở bên trong, bên ngoài do cảm nhiễm phong tà, trệ ở cơ phu, lưu lại ở huyết mạch. Bệnh thường phát ở bắp chân.

- THIỆN NỘ 善怒

Thường xuyên hoặc dễ nổi giận. Nguyên nhân do Can khí uất kết, Can huyết bất túc, hoặc Can Thận âm hư hoặc Can hỏa vượng gây ra.

- THIỆN SẮC 善色

Do trong cơ thể có bệnh nên sắc mặt thay đổi. Nếu sắc mặt sáng nhuận, nhu hòa là chỉ bệnh còn ở mức độ nhẹ, tiên lượng bệnh mau khỏi.

- THIỆN THÁI TỨC 善太息

Tức Thái tức.

- THIỆN THỰC NHI SẤU 善食而瘦

Tình trạng ăn nhiều mà vẫn gầy, là biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh ở trung tiêu. Nguyên nhân do nội nhiệt tiêu hao phần âm và tân dịch.

- THIẾT 切

➊ Cắt lát vị thuốc, một phương pháp bào chế. Thí dụ: thiết phiến (thái mỏng thành lát). ➋ Sờ mó. Tức thiết chẩn. ➌ Kịch liệt, đau dữ dội. ➍ Nhanh, gấp. Thí dụ: “nhanh chóng (thiết) rút châm, làm cho tà khí đang cang thịnh phải giảm đi...”

- THIẾT CHẨN 切疹

Một trong tứ chẩn. Chia hai bộ phận: Mạch chẩn và xúc chẩn nhưng đều là phương pháp vận dụng xúc giác ở đầu ngón tay đặt lên bộ vị nhất định trên cổ tay bệnh nhân để thăm dò kiểm tra. Mạch chẩn thường lấy bộ vị ở trên xương quay cổ tay bệnh nhân nơi có mạch đập. Xúc chẩn thì sờ, ấn trên bì phu, ngực bụng để tìm điểm đau trên cơ thể bệnh nhân, qua đó biết được sự biến hóa về nóng lạnh, mềm rắn, sự đau đớn, kết khối và các hiện tượng khác thường mà suy đoán tật bệnh.

- THIẾT MẠCH 切脉

Tức Mạch chẩn, Án mạch.

- THIỆT

Lưỡi. Nằm ở trong xoang miệng, có tác dụng nhận biết được mùi vị, hỗ trợ cho việc nhai nghiền, nuốt đưa đồ ăn thức uống xuống dạ dày và phát âm. Có liên quan mật thiết đến chức năng của Tâm. Thông qua quan sát màu sắc của lưỡi, chất lưỡi, hình thái của lưỡi cũng như sự thay đổi của rêu lưỡi, là một trong những nội dung quan trọng trong phép vọng chẩn của Đông y.

- THIỆT ÂM 舌瘖

Lưỡi cứng không linh hoạt gây ảnh hưởng sự phát âm. Bệnh cấp do phong đàm ủng trệ, kèm thấy tiếng đàm khò khè, mạch đại vô lực. Bệnh lâu ngày do huyết hư phong động gây ra, kèm có lưỡi mềm vô lực, hình thể gầy.

- THIỆT BẢN 舌本

➊ Gốc lưỡi. ➋ Tên gọi riêng của huyệt Phong phủ và huyệt Liêm tuyền.

- THIỆT BẢN CƯỜNG 舌本强

Gốc lưỡi cứng. Xem chứng Thiệt cường.

- THIỆT BẢN XUẤT HUYẾT 舌本出血

Lưỡi chảy máu. Xem chứng Thiệt nục.

- THIỆT BẠN 舌胖

Lưỡi to bệu. Nói chung thể lưỡi non bệu, sắc nhạt, cạnh lưỡi có vết răng. Nguyên nhân do Tỳ hư. Nếu lưỡi đỏ sẫm mà sưng to đầy miệng, là do hai kinh Tâm Tỳ có nhiệt, tức là chứng thiệt thũng. Nếu lưỡi sưng bệu, màu xanh thẫm mà tối, thường là trúng độc, tức là chứng thiệt trướng đại.

- THIỆT BẠN XỈ HÌNH 舌胖齿形

Lưỡi to bệu, rìa lưỡi có vết răng. Nguyên nhân do Tỳ hư hoặc Tỳ hư hàn thấp ủng thịnh.

- THIỆT BIÊN 舌边

Rìa lưỡi. Có liên quan đến bộ vị của Can Đởm, quan sát những thay đổi hình thái ở rìa lưỡi giúp thầy thuốc hiểu rõ những tình huống sinh bệnh lý ở Can Đởm.

- THIỆT CAM 舌疳

Chứng lưỡi nổi mụn, trước bằng hạt đậu, sau bằng cái nấm, đỏ loét đau nhức.

- THIỆT CĂN 舌根

Gốc lưỡi, gần cuống họng, là nơi các kinh mạch đi qua, có liên quan đến các kinh mạch và nội tạng.

- THIỆT CĂN UNG 舌根痈

Ung nhọt mọc ở gốc lưỡi.

- THIỆT CHẨN 舌疹

Một nội dung quan trọng của vọng chẩn. Chủ yếu là xem sự thay đổi về hình dáng, màu sắc, tính chất khô nhuận của chất lưỡi và rêu lưỡi, làm chỗ dựa để phân biệt tính chất của bệnh biến, sự nông sâu của bệnh tà, bệnh tình hư hay thực...

- THIỆT CƯỜNG 舌强

Hiện tượng cứng lưỡi, khó vận động. Phần nhiều kèm có nói khó. Nếu có thêm cả chứng bại liệt nửa người, miệng mắt méo xếch... Đa số thuộc trúng phong; Nếu lưỡi cứng, chất lưỡi đỏ tươi, kèm theo cổ gáy cứng, hôn mê nói sảng, đa số thuộc loại bệnh ôn nhiệt, nhiệt nhập Tâm bào. Hoặc do sốt cao làm tổn thương tân dịch.

- THIỆT DIỆN NHƯ KÍNH 舌面如镜

Hiện tượng lưỡi bóng như gương, không có rêu, giống như cật heo. Là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh Can Thận chân âm khuy tổn.

- THIỆT DUẨN 舌笋

Trên lưỡi trẻ nổi những đốm trắng, gây trở ngại cho việc bú sữa, làm cho trẻ khóc mãi không dứt. Dân gian gọi là Tưa lưỡi, Nấm lưỡi.

- THIỆT ĐÀI 舌苔

Rêu lưỡi. Bề mặt lưỡi có lớp như rêu. Thông qua việc quan sát sự thay đổi của rêu lưỡi có thể suy đoán được bệnh tình, giúp thầy thuốc hiểu rõ mức độ nông sâu của bệnh, tân dịch còn hay mất, là một trong những nội dung quan trọng của vọng chẩn.

- THIỆT ĐÀI HẬU 舌苔厚

Rêu lưỡi dày quá mức bình thường. Đây là các biểu hiện bệnh lý.

- THIỆT ĐẢN 舌颤

Đầu lưỡi run động, nguyên nhân do nội phong hoặc do tửu độc gây ra.

- THIỆT ĐINH 舌疔

Loại mụn nhọt nổi ở trên lưỡi. Do uất hỏa ở Tâm kinh kết độc, hoặc do ôn dịch bệnh gây nên. Triệu chứng: bề mặt lưỡi có nốt mọng, sắc tím, lớn bằng hạt đậu, cứng rắn và đau kịch liệt, nặng thì phát sốt phát rét. Để lâu không chữa dứt thì phát triển thành thiệt ung.

- THIỆT ĐOẢN 舌短

Lưỡi thụt, lưỡi co lại không thể lè ra được. Nguyên nhân do hàn tà ngưng trệ, hoặc do nhiệt tà làm tổn thương tân dịch, hay do đàm thấp bế tắc đều có thể gây nên. Còn gọi là Thiệt súc.

- THIỆT GIÁNG 舌降

Lưỡi có sắc đỏ sẫm. Thường gặp ở ôn bệnh nhiệt tà truyền vào doanh phận. Lưỡi đỏ tía mà giữa lưỡi khô, thuộc Vị hỏa làm tổn thương tân dịch; Đỏ tía mà sáng bóng không có rêu là vị âm quá tổn thương; Lưỡi đỏ sậm mà khô không tươi là Thận âm đã cạn.

- THIỆT HẠ ĐÀM BAO 舌下痰包

Tức chứng Đàm bao.

- THIỆT HÌNH 舌形

Hình dáng của lưỡi, tức là xem sự biểu hiện ở lưỡi bệu hay thon, có vết nứt hoặc có nổi gai không, lưỡi le dài hay co rút. Thông qua quan sát các sự thay đổi trên lưỡi, để hiểu rõ bệnh tình, giúp cho việc chẩn đoán được chính xác.

- THIỆT HỒNG 舌红

Lưỡi đỏ. Chất lưỡi đỏ sậm hơn so với màu đỏ nhạt bình thường. Thường là một trong những biểu hiện của nhiệt chứng. 

- THIỆT KIỂN 舌謇

Lưỡi cuộn (Kiển: cuộn lại, chậm chạp, cứng nhắc, khó nói). Do Tỳ Vị có tích nhiệt, tân dịch bị hun đốt mà gây bệnh. Triệu chứng: lưỡi co rút, không linh hoạt, tiếng nói không rõ. Đa số gặp ở bệnh trúng phong, bệnh về não hoặc viêm não B.

- THIỆT KHỞI MANG THÍCH 舌起芒刺

Rêu lưỡi nổi lên như gai là dấu hiệu nhiệt cực, màu rêu thường vàng khô hoặc đen, nhiệt tà càng thịnh gai lưỡi càng nhiều. Căn cứ vị trí nổi gai, có thể phân tích được nơi phát bệnh; nếu đầu lưỡi nổi gai là Tâm nhiệt, giữa lưỡi nổi gai là Tỳ Vị tích nhiệt, cuống lưỡi nổi gai là Thận nhiệt...

- THIỆT KHUẨN 舌菌

Do thất tình uất kết ở hai kinh Tâm Tỳ, hóa thành hỏa độc gây ra. Lúc mới phát lưỡi nổi lên như hạt đậu, như nấm, trên đỉnh to dưới chân nhỏ, tiếp theo đỏ gây lở loét, gây đau nhức không thôi.

- THIỆT LẠN 舌烂

Lưỡi lở loét, sưng đau. Nguyên nhân thường do Can Vị thấp nhiệt hoặc Tâm Tỳ có nhiệt độc hun đốt.

- THIỆT LIỆT 舌裂

Lưỡi có vệt nứt. Là chứng âm dịch bị tổn thương; Nếu lưỡi đỏ tía, bóng khô không rêu mà có vết nứt rõ, phần nhiều thuộc nhiệt thịnh làm tổn thương âm dịch; nếu màu lưỡi nhạt, chất mềm mà có vết nứt, phần nhiều do ốm lâu âm dương đều hư, khí âm đều tổn thương gây ra.

- THIỆT NỤC 舌衄

Lưỡi chảy máu. Triệu chứng: lưỡi sưng to cứng như cây, gây chảy máu. Nguyên nhân thường do Tâm hỏa nung nấu quá mạnh. Nếu do hư hỏa của hai kinh Tỳ, Thận bốc lên thì trên lưỡi rướm máu, hoặc kèm có sốt cơn, mồ hôi trộm. Còn gọi là Thiệt bản xuất huyết.

- THIỆT NUY 舌痿

Lưỡi mềm vô lực, không thể tự thè ra rụt vào được. Phần nhiều do Tỳ hư hoặc âm dịch hao tổn, gân mạch mất nuôi dưỡng gây nên. Bệnh mới phát thấy lưỡi đỏ khô mà mềm, là nhiệt nung nấu phần âm tổn thương. Bệnh đã lâu, lưỡi trắng mà mềm là khí huyết đều hư.

- THIỆT NHAM 舌岩

Còn gọi là Thiệt khuẩn.

- THIỆT OA 舌歪

Lưỡi lệch sang một bên, lè lưỡi ra cũng lệch như vậy. Thường thấy xuất hiện cùng lúc với hiện tượng miệng mắt méo xếch, tay chân tê liệt. Nguyên nhân do Can phong nội động, hoặc phong tà trúng kinh lạc gây ra.

- THIỆT QUYỂN 舌卷

Lưỡi cuộn cong vào, không nói năng được. Nguyên nhân do Tâm hỏa thượng viêm, hoặc Can kinh tích nhiệt, hoặc ôn tà hãm ở trong Tâm bào mà gây ra.

- THIỆT QUYỂN NANG SÚC 舌倦囊缩

Llưỡi cuộn, cao hoàn rút lên. (Thiệt quyển: lưỡi cuốn khúc không thè ra được; Nang súc: cao hoàn co rút lên). Thường gặp trong nhiệt bệnh cấp tính giai đoạn suy kiệt hoặc tai biến mạch máu não giai đoạn nghiêm trọng. Cũng có khi thấy ở Thiếu âm hư hàn. Thường kèm theo các chứng tay chân lạnh quíu, tiêu chảy ra nước xanh.

- THIỆT SANG 舌疮

Nguyên nhân do Tâm và Vị có tích nhiệt hun đốt. Triệu chứng: lưỡi lở, lưỡi sưng nứt, có khi ra máu tươi, miệng hôi, táo bón, mạch thực hữu lực.

- THIỆT SẮC 舌色

Màu sắc của lưỡi, là một trong những nội dung quan trọng của môn thiệt chẩn. Thông qua quan sát sự thay đổi màu sắc của lưỡi là cơ sở căn cứ để hiểu rõ bệnh tà nông sâu, bệnh tình hư thực...

- THIỆT SINH BÀO 舌生泡

Lưỡi mọc mụn nước. Do hư hỏa ở Tỳ Thận xông bốc lên hoặc do nhiệt uất ở Tâm Tỳ gây ra. Cũng có khi sau khi mắc các bệnh nhiệt, âm dịch bị tổn thương hoặc Vị khí hư hàn gây ra.

- THIỆT SÚC 舌缩

Lưỡi co rút lại. Tức Thiệt đoản.

- THIỆT TIÊM 舌尖

Vùng đầu lưỡi, có liên quan đến tim. Quan sát sự thay đổi về màu sắc, hình thái ở đầu lưỡi giúp thầy thuốc nắm vững sinh bệnh lý ở vùng tim.

- THIỆT THẦN 舌神

Sự nhuận mượt hay khô khan của lưỡi và các tình huống hoạt động của lưỡi. Nếu lưỡi hồng nhuận màu sắc tươi sáng, chuyển động linh hoạt, tức là Vị có thần.

- THIỆT THỂ 舌体

Thể chất của lưỡi. Gồm có cơ nhục và những mạch máu cấu tạo thành lưỡi. Thông qua quan sát hình dáng, màu sắc, độ nhuận mượt, và những hoạt động của lưỡi giúp thầy thuốc nắm vững mức độ hư thực của tạng phủ và sự thịnh suy của chính khí. Còn gọi là Thiệt chất.

- THIỆT THŨNG 舌肿

Thân lưỡi sưng trướng, đau, nặng thì làm vít lấp cuống họng gây nghẹt thở. Nguyên nhân do thất tình uất kết, Tâm hỏa ủng thịnh hoặc do đờm trọc, ứ huyết trệ đọng ở lưỡi gây ra.

- THIỆT THƯỢNG KHỞI BIỆN 舌上起辨

Bề mặt lưỡi nổi nếp gấp có màu đen, đôi khi vàng nhớt hoặc vàng khô. Nếp gấp ít, bệnh còn nhẹ; nếp gấp nhiều là bệnh nặng, phần nhiều trong tạng phủ có thực hỏa nung nấu gây nên. Thường gặp ở bệnh thấp ôn hoặc ôn dịch.

- THIỆT TRUNG 舌中

Chính giữa lưỡi, có quan hệ mật thiết đến Tỳ Vị.

- THIỆT TRƯỚNG ĐẠI 舌胀大

Thân lưỡi sưng trướng, đỏ mà sưng to đầy miệng, do hai kinh Tâm Tỳ có nhiệt. Lưỡi đỏ, sưng đầy, nếu nặng mà gây trở ngại hô hấp là huyết lạc nhiệt thịnh, khí huyết ủng trệ, cũng có khi do trúng độc ăn uống mà lưỡi có màu tím tái, sạm tối; Màu lưỡi tím sạm mà sưng là ngộ độc rượu, Tâm hỏa bốc lên; Lưỡi sưng mà chất nhợt, có vết răng, bệnh thuộc Tỳ hư, hàn thấp ủng thịnh.

- THIỆT TỰ TÝ 舌自痹

Tức chứng Thiệt tý.

- THIỆT TÝ 舌痹

Lưỡi tê dại. Nếu thuộc thực chứng nguyên nhân do thất tình uất kết, Tâm hỏa hun đốt hóa đàm, gây bế tắc kinh lạc, kèm thấy lưỡi sưng to, chất lưỡi đỏ sậm, đau; Nếu thuộc hư chứng phần nhiều bị tê dại không rõ nguyên nhân, kèm thấy mạch hư vô lực.

- THIỆT UNG 舌痈

Lưỡi nổi nhọt hóa mủ. Nguyên nhân do Tâm hỏa thịnh, hoặc trong Vị có phục nhiệt, hóa thành hỏa độc gây ra. Triệu chứng: lưỡi sưng đỏ gây trở ngại sự ăn uống hoặc phát âm, để lâu thì hóa mủ, nặng thì lở loét chảy mủ, trong miệng hôi thối.

- THIỆT VI TÂM MIÊU 舌为心苗

Tức Tâm khai khiếu ra lưỡi.

-THIỆT XUẤT 舌出

Hiện tượng lưỡi sưng trướng, nhiều đàm dãi, lè ra ngoài mà không thu lại được. Nguyên nhân do Tâm hỏa thịnh gây ra, cũng có khi do sau khi mắc các bệnh nhiệt làm tân dịch bị tổn thương, hoặc Vị khí hư hàn gây nên.

- THIÊU CHÂM 烧针

Tức Hỏa châm.

- THIÊU SƠN HỎA 烧山火

Một trong những thủ pháp châm cứu xưa. Dùng để chữa hàn chứng, đồng thời cũng là một phép bổ. Phương pháp thao tác: Khi bệnh nhân thở ra lập tức châm qua da, đồng thời ấn nặng tay vào lớp da xung quanh nơi châm, vê kim kích thích mạnh vài lần, tiếp tục tiến châm và vê kim như lần trước. Khi đã châm tới độ sâu nhất định, lại vê kim tới khi bệnh nhân có cảm giác nóng ở cục bộ hoặc toàn thân, bấy giờ mới từ từ vừa xoay vừa rút kim ra.

- THIÊU THƯƠNG 烧伤

Do da tiếp xúc với hóa chất mà phát sinh ra nóng rát. Vùng da tại chỗ xuất hiện quầng đỏ, nổi bóng nước hoặc lở loét.

- THIÊU TỒN TÍNH 烧存性

Phương pháp bào chế. Đem các loại thuốc thực vật đốt cho bộ phận bên ngoài thành than, còn bên trong khô và vàng sậm nhưng vẫn giữ nguyên được khí vị (gọi là tồn tính). Áp dụng trong những phương thuốc cầm máu, thường dùng phép bào chế này (thiêu tồn tính là trực tiếp dùng lửa đốt, còn sao tồn tính là xử lý theo kiểu gián tiếp, tuy có khác nhau về cách làm nhưng mục đích chỉ là một).

- THIẾU ÂM 少阴

Tên kinh mạch. Vị trí ở giữa hai kinh Thái âm và Quyết âm. Có ý nghĩa là âm khí giảm yếu.

- THIẾU ÂM BỆNH 少阴病

Một loại bệnh biến của lục kinh, phát triển trong giai đoạn sau cùng và nghiêm trọng. Thường thấy các thay đổi bệnh lý của các chứng Tâm Thận cùng bị tổn thương, và âm dương khí huyết đều hư. Có thể do tam dương có bệnh truyền biến mà phát sinh, cũng có thể do ngoại tà trực tiếp xâm nhập vào Thiếu âm gây ra. Triệu chứng: mạch vi tế, tinh thần ủ rũ không phấn chấn, người sợ lạnh hay nằm co, tay chân lạnh quíu, đại tiện phân lỏng, nặng thì ra mồ hôi hoặc dẫn đến vong dương.

- THIẾU ÂM BIỂU CHỨNG 少阴表症

Tức Thực thì Thái dương, hư thì Thiếu âm.

- THIẾU ÂM ĐẦU THỐNG 少阴头痛

Chứng đau đầu do hàn tà xâm phạm kinh Thiếu âm. Đồng thời kèm thấy có khí nghịch, tay chân lạnh, vùng tim đau lói, đầy tức, mạch trầm tế sác.

- THIẾU ÂM HÀN HÓA 少阴寒化

Bệnh tà truyền nhập vào Tâm, Thận, chức năng của Tâm, Thận kém, dẫn đến các bệnh lý âm hàn thịnh ở bên trong, dương khí suy nhược. Triệu chứng: tinh thần uể oải, sợ lạnh, tay chân lạnh quíu, đại tiện lỏng loãng, thức ăn không tiêu, mạch vi tế.

- THIẾU ÂM NHIỆT HÓA 少阴热化

Bệnh tà xâm nhập vào Tâm, Thận hun đốt làm tổn thương tân dịch. Triệu chứng: tâm phiền, mất ngủ, họng đau, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

- THIẾU ÂM VI KHU 少阴为枢

Tức Thiếu âm.

- THIẾU DƯƠNG 少阳

Tên kinh mạch. Vị trí ở khoảng bán biểu, bán lý, nằm giữa hai kinh Thái dương và Dương minh. Có ý nghĩa là dương khí giảm yếu.

- THIẾU DƯƠNG BỆNH 少阳病

Một loại bệnh của lục kinh. Bệnh thuộc bán biểu bán lý. Chứng trạng: miệng đắng, họng khô, hoa mắt, hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, tâm phiền muốn nôn, không muốn ăn, mạch huyền tế. Chứng này thường được phân làm 2 loại Thiếu dương kinh chứng và Thiếu dương phủ chứng.

- THIẾU DƯƠNG ĐẦU THỐNG 少阳头痛

➊ Chứng đau đầu trong thương hàn Thiếu dương bệnh. Thường thấy các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, kèm có hàn nhiệt vãng lai (nóng lạnh), mạch huyền tế. ➋ Chứng đau đầu thuộc phạm vi ở kinh Thiếu dương (tức hai bên màng tang thuộc vùng huyệt thái dương).

- THIẾU DƯƠNG KINH BỆNH 少阳经病

Nhiệt tà uất ở kinh Thiếu dương, có các triệu chứng đặc trưng ngực sườn đầy tức, hàn nhiệt vãng lai (nóng lạnh), tâm phiền, đau râm ran vùng hông sườn.

- THIẾU DƯƠNG PHỦ BỆNH 少阳腑病

Chứng Thiếu dương bệnh, tà uất ở Đởm. Các triệu chứng chính là : miệng đắng, họng khô, mắt mờ, tức ngực, muốn nôn ói.

- THIẾU DƯƠNG VI KHU 少阳为枢

 Tức Thiếu dương.

- THIẾU HỎA 少火

Thiếu hỏa (đối nghịch với tráng hỏa). Loại hỏa có sinh khí chính thường, là một nhân tố tất yếu để duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

- THIẾU KHÍ 少气

Chứng khí hư bất túc. Biểu hiện hơi thở yếu, nói thều thào, biếng nói, mỏi mệt, mạch nhược. Thường do trung khí bất túc, Phế, Thận đều hư gây nên.

- THIẾU PHÚC CÂU CẤP 少腹拘急

Phần lớn do Thận khí hư hàn, Bàng quang khí hóa không lợi nên gây bệnh.

- THIẾU PHÚC MÃN 少腹满

Bụng dưới đầy. Tức chứng Tiểu phúc mãn.

- THIẾU PHÚC NGẠNH MÃN 少腹硬满

Chứng trướng đầy từ rốn trở xuống, đều do ứ huyết và tà nhiệt câu kết nghẽn trở ở vùng bụng dưới; Hoặc do Bàng quang khí hóa mất bình thường, nước ứ đọng ở hạ tiêu gây nên.

- THIẾU PHÚC NHƯ PHIẾN 少腹如扇

Vùng bụng dưới có cảm giác lạnh đau. Nguyên nhân phần lớn do khi mang thai vào tháng thứ 6,7, vùng hạ tiêu hư hàn, dương khí không ôn dưỡng bào thai gây ra.

- THIẾU PHÚC THỐNG 少腹痛

Bụng dưới đau. Tức chứng Tiểu phúc thống.

- THIẾU TIỂU 少小

Ấu khoa, chuyên khoa chữa tật bệnh của trẻ em. Còn gọi là Tiểu phương mạch.

- THÍNH THANH ÂM 听声音

Một trong văn chẩn, thông qua cơ quan thính giác (lỗ tai) mà hiểu được lời nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng rên để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

- THỌ THỊNH CHI PHỦ 寿盛之腑

Tức Thọ thịnh chi quan.

- THỌ THỊNH CHI QUAN 寿盛之官

Chỉ Tiểu trường. Do tác dụng của Tiểu trường là thọ thịnh nên có tên gọi như vậy.

- THỌ YỂU 寿夭

Dựa vào hình dáng, khí huyết, cốt nhục của cơ thể từ đó phán đoán được tuổi thọ dài hay ngắn. Như hình thể khỏe mạnh, cơ nhục săn chắc thì tuổi thọ dài; Còn hình thể tuy mập, nhưng cơ nhục nhão, báo hiệu tuổi thọ ngắn.

- THÓA HUYẾT 唾血

Tức Khái huyết

- THÓA VI THẬN DỊCH 唾为肾液

Tức Ngũ tạng hoá dịch.

- THOÁI CHÂM 退针

Thủ pháp châm. Sau khi đã châm kim vào huyệt vị có mức sâu nhất định và thời gian nhất định, rút kim dần từ sâu ra nông và cuối cùng rời khỏi bì phu.

- THOÁT

Tức Thoát chứng.

- THOÁT ÂM 脱阴

Do Can Thận âm tinh bị hao tổn quá độ dẫn đến thị lực đột nhiên giảm sút nghiêm trọng. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhiệt  giai đoạn cuối, bệnh phát sốt mạn tính, dinh dưỡng kém, hoặc sau khi sinh đẻ cơ thể suy nhược.

- THOÁT CỐT THƯ 脱骨疽

Tức chứng Thoát thư.

- THOÁT CỬU 脱臼

Sai khớp do chấn thương từ bên ngoài. Còn gọi là Thoát giới.

- THOÁT CHỨNG 脱症

Do khí huyết, âm dương hư thoát nghiêm trọng, nặng thì chức năng của tạng phủ suy kiệt. Trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng chủ yếu như: Mồ hôi ra có giọt, tay chân lạnh quíu, đại tiểu tiện không cầm được, tinh thần ủ rũ, nặng thì hôn mê, mạch vi muốn tuyệt.

- THOÁT DƯƠNG 脱阳

➊ Loại âm hàn nội thịnh, dương khí bị tổn thương đến nỗi phát sinh các hiện tượng thần khí không tàng chứa, gây nên ảo giác, ảo thị, tinh thần khác thường, nói năng lung tung, hoặc vã mồ hôi đầm đìa... ➋ Tình trạng hư thoát xuất hiện ở nam giới sau khi giao hợp.

- THOÁT GIANG 脱肛

Chứng lòi dom. Trực trường hoặc niêm mạc trực tràng lòi ra ngoài. Thường gặp ở trẻ em hoặc người già hư yếu. Nguyên nhân phần lớn do trung khí hư yếu, khí hư hạ hãm, hoặc do thấp nhiệt dồn xuống Đại trường.

- THOÁT GIANG TRĨ 脱肛痔

Chứng lòi dom kết hợp với trĩ ở trực tràng. Nguyên nhân phần nhiều do bị trĩ lâu ngày lại cảm phải thấp nhiệt tà, khí hư không nhiếp được sinh bệnh.

- THOÁT GIỚI 脱骱

Tức chứng Thoát cửu.

- THOÁT HÃN 脱汗

Tức Tuyệt hãn.

- THOÁT HUYẾT 脱血

Tức Huyết thoát.

- THOÁT KHÍ 脱气

➊ Bệnh hư lao có chứng trạng dương khí hư nhược. Triệu chứng: bệnh phát triển nhanh, suyễn thở, tay chân lạnh, bụng đầy, tiêu chảy, ăn không tiêu, mạch trầm trì. ➋ Chứng chính khí hao tán hoặc bị hư thoát do châm cứu không đúng.

- THOÁT LỰC HOÀNG 脱力黄

Tức Hoàng bạn.

- THOÁT NANG 脱囊

 Tức Tú cầu phong.

- THOÁT THẦN 脱神

Còn gọi là Thất thần.

- THOÁT THƯ 脱疽

Bệnh thoát thư. Thường phát ở các ngón chân, nguyên nhân do nhiệt độc uất ở bên trong hoặc âm hư hỏa vượng, sau cùng làm cho kinh lạc, khí huyết ngưng trệ mà gây ra. Bệnh phát từ từ, đầu tiên ngón chân có sắc trắng, lạnh, tê đau. Lâu ngày chuyển sang màu đỏ sẫm, biến thành đen, gây loét lan ra xung quanh, loét lâu thì ngón chân tự rụng. Còn gọi là Thoát ung.

- THOÁT UNG 脱痈

Còn gọi là Thoát thư.

- THOÁT XÁC NHŨ UNG 脱壳乳痈

Tức Nhũ phát.

- THỐ KHUYẾT 兔缺

Tức Thố thần.

- THỐ THẦN 兔唇

Trẻ em sau khi sinh, môi trên bị nứt ra làm 2 như môi thỏ nên mới có tên gọi. Do lúc còn trong bụng mẹ phôi thai phát triển không hoàn chỉnh.

- THỔ BẤT CHẾ THỦY 土不制水

Bệnh lý do tạng Tỳ suy nhược, không vận hóa thủy thấp, làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể bị trở ngại. Triệu chứng: khạc ra đờm trắng loãng, đại tiện ra phân nát, phù thũng. 

- THỔ BỘ TỬ 土脯子

Trẻ sơ sinh vài ba ngày hoặc trong một tháng, bên trong hai tai sưng trướng và cứng, khó bú sữa, nặng thì khóc cũng không ra tiếng. Còn gọi là Đường lang tử.

- THỔ CAM 土疳

Tức Thổ dương, Châm nhãn.

- THỔ CỐ NẠP TÂN 土故纳新

Tức Khí công.

- THỔ DIÊN 吐涎

Chảy dãi. Nguyên nhân do vị hàn hoặc đàm thấp tà vây hãm Tỳ gây ra, cũng có thể thấy ở trong các bệnh trúng phong.

- THỔ DƯƠNG 土疡

Chứng lẹo mắt. Thường nổi mụn  ở bờ mi mắt, gây sưng và ngứa. Nguyên nhân do phong nhiệt hoặc Tỳ Vị có nhiệt độc. Còn gọi là Châm nhãn, Thổ cam.

- THỔ HỈ ÔN TÁO 土喜温燥

Một trong các đặc điểm sinh lý của Tỳ. Tỳ thuộc thổ, có tác dụng vận hóa thủy thấp. Ôn táo là một chức năng bình thường của Tỳ Vị. Ngược lại nếu thấy hiện tượng thủy thấp đình trệ là dấu hiệu bệnh lý ở Tỳ.

- THỔ HUYẾT 吐血

Huyết dịch trào ra từ miệng, bao gồm nôn ra máu, khạc ra máu lượng nhiều. Nguyên nhân phần nhiều do uất giận, hoặc tổn thương do rượu bia, do ăn uống, do mệt mỏi quá độ, hoặc do âm hư hỏa vượng, hoặc khí hư Tỳ hàn gây ra. 

- THỔ LẬT 土栗

Do vùng cục bộ bị cọ xát hoặc bị đè nén lâu ngày, làm cho khí huyết bị bế tắc gây ra. Bệnh thường phát ở gót chân, nổi mụn to như hạt thóc, màu vàng mà sáng bóng, hoặc có mưng mủ. Còn gọi là Căn thư.

- THỔ LỘNG THIỆT 吐弄舌

Lưỡi thè ra ngoài, dài và mềm là chứng thổ thiệt; Lưỡi hơi thè ra, thò ra thụt vào và đảo quanh môi trên, môi dưới, hai bên mép... là chứng lộng thiệt. Thường gặp ở chứng Tâm Tỳ nhiệt thịnh, hoặc chứng não phát dục không hoàn chỉnh của trẻ em. 

- THỔ NẠP PHÁP 吐纳法

Là phương pháp hít thở sâu và có ý khống chế,  chỉ huy hơi thở, để giúp cho cho tinh thần được yên ổn  phòng ngừa và chữa các bệnh tật phát sinh.

- THỔ NHŨ 吐乳

Chứng ọc sữa thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường do bú không điều độ, sữa đình trệ lại hoặc do Tỳ Vị suy nhược, chức năng vận hóa bị trở ngại, Vị không được điều hòa gây ra.

- THỔ PHÁP 吐法

Phương pháp dùng các loại thuốc làm cho nôn mửa hoặc áp dụng kích thích vật lý làm cho nôn mửa (như dùng ngón tay đã sát trùng để móc họng) khiến cho những vật có hại ở cổ họng, lồng ngực và vị quản qua nôn mửa bị tống ra. Người có thai cấm dùng phép thổ; người hư yếu dùng phải cẩn thận. Còn gọi là Dũng thổ, Thôi thổ pháp.

- THỔ PHẨN 吐粪

Chứng nôn mửa ra thức ăn lẫn cả phân. Nguyên nhân do khí cơ ở Trường Vị bị ứ trở, âm dương lẫn lộn, trong đục bất phân. Thường gặp trong chứng tắc ruột. Còn gọi là Thổ thỉ.

- THỔ SINH VẠN VẬT 土生万物

Trong ngũ hành, Tỳ Vị thuộc thổ. Do Tỳ Vị có tác dụng hấp thu, tiêu hóa các vật chất, và đưa các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tạng phủ trong cơ thể. Cho nên dùng đặc điểm sinh lý này của Tỳ Vị để làm ví dụ.

- THỔ THANH THỦY 吐清水

Do Tỳ Vị hư hàn, đàm ẩm tích trệ, thức ăn cũ không tiêu hóa hết hoặc do trùng quấy mà gây ra chứng nôn ói ra nước trong.

- THỔ THIỆT 吐舌

Tức Thổ lộng thiệt.

- THỔ TOAN 吐酸

Nước chua từ trong dạ dày trào ngược lên miệng ra ngoài. Nguyên nhân do Tỳ Vị hư hàn, thức ăn không tiêu, hoặc dạ dày có đàm hỏa gây nên bệnh.

- THỔ UẤT ĐẠT CHI 土郁达之

Thổ uất: thấp tà uất nghẽn trung tiêu; Đoạt: khử bỏ thấp không để ứ đọng lại. Thí dụ: thấp nhiệt uất ở trung tiêu gây nên đau bụng, trướng bụng, đại tiện loãng, cảm giác nóng mà thối khắm, rêu lưỡi vàng nhớt, điều trị theo phép khổ ôn hóa thấp.

- THỔ SANG 秃疮

Bệnh chốc đầu. Phát sinh ở trên đầu, đầu tiên có vảy trắng, ngứa gãi không chịu nổi, lan tỏa thành màng, lâu ngày tróc vảy, hình thành vết chốc (lang), nhưng sau khi khỏi tóc vẫn mọc lại. Nguyên nhân do lược chải không sạch, mũ đội không sạch. (Bệnh này tương tự vảy nến). Còn gọi là Bạch thốc sang.

- THÔI NÃ 推拿

Tức Án ma

- THÔI NHŨ 催乳

Phương pháp chữa chứng thiếu sữa sau khi sinh nở. Còn gọi là Thông nhũ, Hạ nhũ.

- THÔI PHÁP 推法

Phép xoa bóp, một thủ pháp ngoại khoa. Dùng cườm ngón tay út hoặc ngón tay cái, hoặc gốc bàn tay đẩy lên bề mặt cơ nhục mắc bệnh nhằm làm thư dãn cơ nhục và giảm đau cho bệnh nhân.

- THÔI TẦM 推寻

Khi chẩn mạch cần phải di chuyển ngón tay qua lại, trái phải để tìm kiếm mạch, giúp thầy thuốc hiểu rõ sự biến hóa của mạch từ đó mới định được bệnh chính xác.

- THÔI THỔ PHÁP 催吐法

Tức Thổ pháp.

- THỐI CHÂM 退针

Phương pháp sau khi đã châm kim xong, từ từ rút kim ra từ sâu đến cạn ra dần khỏi cơ thể (nhưng chưa rút ra khỏi da.)

- THỐI THỐNG 腿痛

Khớp xương, cơ nhục vùng đùi bị đau nhức. Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn thấp nhiệt, hoặc do khí huyết bị bế tắc không lưu thông gây ra.

- THỐI UNG 腿痈

Tức Đại thối ung.

- THÔN TOAN 吞酸

Chứng nuốt nước chua. Tức là nước chua từ vị khẩu  trào ngược lên đến cổ họng không kịp thổ ra phải nuốt vào. Nguyên nhân do Can khí phạm Vị gây nên.

- THỐN BẠCH TRÙNG BỆNH 寸白虫病

Sán dây, sán có đốt. Do ăn uống các thức ăn không được nấu chín như thịt bò, thịt lợn hoặc trong các loại thịt này có mang trứng sán (như sán bò, lợn gạo).

- THỐN KHẨU 寸口

Tức thốn, quan, xích. Vị trí của nó  ở động mạch quay. Là nơi bắt mạch chủ yếu. Còn gọi là Khí khẩu, Mạch khẩu.

- THỐN MẠCH 寸脉

Chỗ xương quay cổ tay nơi có mạch đập, nếu ở tay bên trái thì gọi là tả thốn, ứng với bộ vị cơ thể là Tâm, Tiểu trường. Nếu là tay phải thì gọi là hữu thốn, ứng vào bộ vị cơ thể là Phế, Đại trường.

- THỐN, QUAN, XÍCH 寸关尺

Tên gọi ba bộ phận của thốn khẩu mạch. Nơi nổi lên cạnh xương quay là quan; phía trước quan (cạnh đầu xương trụ) là thốn; sau quan là xích. Là các bộ vị thường dùng để chẩn mạch trên lâm sàng. 

- THÔNG DƯƠNG 通阳

Phương pháp chữa các chứng do hàn tà ngăn chặn, đàm ngưng ứ trở mà gây ra chứng dương khí không thông. Thường dùng các thuốc khu tà kết hợp với các thuốc ôn thông để điều trị.

- THÔNG HẠ 通下

Tức Hạ pháp.

- THÔNG KHẢ KHỨ TRỆ 通可去滞

Dùng các loại thuốc gây thông lợi để chữa các chứng khí huyết ủng trệ, hoặc thấp tà lưu trệ gây ra.

- THÔNG KINH 通经

Phương pháp chữa chứng bế kinh, làm cho kinh nguyệt được lưu thông. Trên lâm sàng thường có phân ra hư thực hai chứng.

Bổ khí huyết để thông kinh, dùng chữa chứng bế kinh do khí huyết lưỡng hư.

Hành khí hoạt huyết để thông kinh, dùng chữa chứng bế kinh do khí trệ huyết ứ. 

- THÔNG KHÍ 通气

Tức Hành khí.

- THÔNG LÝ 通里

uTức Hạ pháp. v Tên huyệt của đường kinh Tâm, bên trên phía trong nếp gấp cổ tay 1 thốn.

- THÔNG MẠCH 通脉

Phương pháp dùng các loại thuốc ôn tán hàn tà để thông hành dương khí và làm cho mạch đập có lực hơn. Thích hợp chữa các bệnh thiếu âm, âm hàn thịnh ở dưới, hư dương thượng phù. Triệu chứng: đi tiêu lỏng, tay chân lạnh, mặt đỏ, mạch vi.

- THÔNG MỘC 通木

Dụng cụ nắn bó xương chỉnh hình (hiện nay ít dùng).

- THÔNG NHÂN THÔNG DỤNG 通因通用

Một trong những phép phản trị. Phương pháp dùng thuốc thông lợi để chữa các chứng thực tà, đi tiêu lỏng nhưng vẫn dùng các thuốc gây đi ngoài để đưa tà khí ra ngoài. 

- THÔNG NHŨ 通乳

Tức Thôi nhũ.

- THÔNG PHỦ TIẾT NHIỆT 通腑泄热

Dùng phép thông tiết đại tiện để thanh trừ lý nhiệt. Như dùng các vị thuốc khổ hàn thông tiện, để thanh trừ thực nhiệt ở bên trong.

- THÔNG TỄ 通剂

Phương thuốc dùng các thuốc có công hiệu thông lợi ủng trệ.

- THÔNG TIẾT 通泄

Tức Thông phủ tiết nhiệt.

- THÔNG TÌNH 通睛

Chứng lác mắt. Mắt có lòng đen hướng về phía đuôi mắt, có khi còn trông một hóa hai, đến nỗi phải nhìn nghiêng mới nhận rõ đồ vật. Nguyên nhân thường do sau khi ốm nặng, cơ mắt bị tổn thương mất đi vận động hiệp điều; cũng có khi do chấn thương ngoại khoa gây nên. Còn gọi là Đấu kê nhãn.

- THÔNG Ứ PHÁ KẾT 通瘀破结

Tức Phá ứ tiêu trưng.

- THỐNG  HỮU ĐỊNH XỨ 痛有定处

Tình trạng đau nhức ở bộ vị cố định. Nguyên nhân do ứ huyết đình trệ gây ra.

- THỐNG KINH 痛经

Chứng đau bụng trước hoặc sau khi hành kinh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, triệu chứng chủ yếu đau vùng bụng dưới hay đau lưng, nặng thì đau dữ dội không chịu được. Nguyên nhân do khí trệ, huyết ứ, hàn thấp ngưng trệ, khí huyết hư nhược hoặc Can Thận khuy tổn gây ra. Còn gọi là Kinh hành phúc thống.

- THỐNG PHONG 痛风

Chứng tý. Có các triệu chứng chính là đau nhức dữ dội, hoặc đau nhức có tính di chuyển (khi đau khớp này, lúc đau khớp khác).

- THỐNG  TÝ 痛痹

Tức Hàn tý.

- THỐT ÂM 卒瘖

Đột nhiên tắt tiếng. Còn gọi là Bạo âm.

- THỐT BỆNH 卒病

➊ Bệnh đột nhiên phát. Bạo bệnh nói chung chỉ loại cấp tính tương đối nặng. ➋ Bệnh mới mắc. Còn gọi là tân bệnh. Tân bệnh thường để nói tương ứng với cựu bệnh, túc tật (bệnh mắc đã lâu). ➌ Tạp bệnh.

- THỐT HẦU TÝ 卒喉痹

Tức chứng Cấp hầu tý.

- THỐT SÁN 卒疝

Hòn dái (dịch hoàn) sưng đau. Nguyên nhân do hàn ngưng ở Can mạch, khí huyết ngưng trệ gây ra.

- THỐT TRÚNG 卒中

Thường thấy hiện tượng đột nhiên té ngã, bất tỉnh nhân sự làm chủ chứng. Tức Trúng phong.

- THỐT YÊU THỐNG 卒腰痛

Đột nhiên đau lưng. Nguyên nhân do phong tà xâm nhập vào Thận kinh hoặc không cẩn thận để tổn thương vùng lưng gây ra.

- THỜI BỆNH 时病

Bệnh ngoại cảm phát sốt, có quan hệ mật thiết với sự thay đổi thời tiết của bốn mùa.

- THỜI BỆNH LUẬN 时病论

1882, Lôi Phong (Thiếu Quỳ), đời Thanh, Trung quốc. Gồm 8 quyển. Giới thiệu bệnh nhiệt cấp tính phục khí và tân cảm theo bốn mùa. Lập pháp tinh tế, là tác phẩm trọng yếu về ôn nhiệt bệnh.

- THỜI DỊCH 时疫

Dịch bệnh phát ra trong từng mùa. Như mùa Hạ, Thu thường phát bệnh đường ruột.

- THỜI DỊCH LỴ 时疫痢

Tức chứng Dịch lỵ.

- THỜI DỊCH PHÁT BAN 时疫发斑

Trong quá trình mắc một số bệnh truyền nhiễm, do nhiệt tà xâm nhập sâu vào dinh huyết, bức huyết vọng hành mà phát ban chẩn. Còn gọi là Ôn dịch phát ban.

- THỜI ĐỘC 时毒

Dịch độc, bệnh tà lưu hành theo từng mùa (như: dịch cúm, dịch sốt xuất huyết...).

- THỜI ĐỘC PHÁT DI 时毒发颐

Do thời độc xâm nhập 3 kinh dương gây bệnh. Triệu chứng: sợ lạnh phát sốt, vùng mặt má sưng, nóng, đỏ gây đau.

- THỜI HÀNH 时行

Tức Thời bệnh, Thời hành lệ khí.

- THỜI HÀNH BẠO THẤU 时行暴嗽

Tức chứng Thời hành thấu.

- THỜI HÀNH CẢM MẠO 时行感冒

Bệnh cảm cúm lây lan trên diện rộng. Nguyên nhân do cảm thụ thời tà gây ra. Triệu chứng: sợ lạnh, sốt cao, đau đầu, khớp xương đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

- THỜI HÀNH ĐỐN KHÍ 时行顿气

Tức Bách nhật khái.

- THỜI HÀNH HÀN DỊCH 时行寒疫

Một loại bệnh cúm phát ra vào mùa Xuân, Hạ. Triệu chứng: đau đầu, mình mẩy đau nhức, nóng lạnh không mồ hôi, hoặc thấy nôn ói, rêu trắng không khát, mạch phù khẩn.

- THỜI HÀNH LỆ KHÍ 时行戾气

Bệnh tà có tính truyền nhiễm lưu hành mạnh. Còn gọi là Thời hành, Thời khí.

- THỜI HÀNH THẤU 时行嗽

Chứng ho do cảm cúm gây ra. Thường kèm có phát sốt, sợ lạnh, đau đầu nghẹt mũi, ho từng tràng không dứt.

- THỜI KHÍ 时气

❶ Bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh. Xuất xứ: ‘Thiên thời khí’ (Toàn sinh tập). ❷ Tức dịch bệnh. Xuất xứ từ ‘Bị cấp trửu hậu phương. Quyển 2.’ Cũng gọi là Ôn dịch, Thiên hành, Thời dịch, Thời hành.

- THỜI LỆNH 时令

➊ Đặc điểm khí hậu chủ yếu của mỗi mùa. ➋ Dựa vào âm lịch để trồng cây thuốc và chữa bệnh theo mùa.

- THỜI LỆNH BỆNH 时令病

Tức Thời bệnh.

- THỜI PHƯƠNG 时方

Phương thuốc phát triển trên cơ sở của kinh phương, từ sau đời Hán, các thầy thuốc theo trường phái của Trương Trọng Cảnh đã sáng chế bài thuốc này.

- THỜI PHƯƠNG PHÁI 时方派

Những phương thuốc của các thầy thuốc tiếp theo Trương Trọng Cảnh thiết lập ra đời sau đời Tấn dựa vào chủ trương: có thể theo cách lập phương cổ điển nhưng không câu nệ dùng thuốc theo các phương đó. Trên lâm sàng, khi vận dụng các phương, đa số theo thời phương đặt ra từ đời Tống trở về sau, hoặc là căn cứ vào tình huống chứng bệnh thực tế để định phương dùng thuốc.

- THỜI SANG 时疮

Tức bệnh giang mai.

- THỜI TÀ 时邪

Nhân tố gây bệnh trong 4 mùa. Thường dẫn đến các chứng ngoại cảm.

- THU DẪN 收引

Thu: thu rút; Dẫn: co gấp. Gân mạch co gấp, khớp xương khó co ruỗi. Thường do hàn tà gây nên.

- THU ĐỖ ĐINH 鳅肚疔

Tức chứng Xà phúc đinh.

- THU MAO 秋毛

Mạch tương ứng khí hậu mùa thu, chứng tỏ sức khỏe bình thường. Vào mùa thu mạch đi vi tế, đây là hiện tượng sinh lý phát sinh tùy theo sự biến hóa của khí hậu. Do mùa thu dương khí chuyển sang thu liễm, cho nên mức độ mạch đập cũng tương đối giảm yếu.

- THU SÁP 收涩

Phương pháp dùng để chữa tinh khí hao tán, hoạt thoát không thu. Thường dùng chung với các loại thuốc bổ ích. Còn gọi là Cố sáp.

- THU TÁO 收燥

Bệnh phát sinh do cảm nhiễm táo tà mùa thu, bệnh tà qua miệng mũi mà vào. Đầu tiên có chứng trạng: Tâm khí khô ráo như mũi họng khô, ho khan ít đờm, da khô ráp. Táo gây bệnh có hai loại tính chất khác nhau: một loại nghiêng về hàn, một loại nghiêng về nhiệt. Trên

lâm sàng thường chia hai loại : ôn táo và lương táo.

- THU ỨNG TRUNG HÀNH 秋应中衡

Loại mạch tượng của mùa thu. Hành: cái cân đời xưa. Thu ứng trung hành [Tố vấn]: mạch tượng mùa thu giống như đặt lên cân một cách nhẹ nhàng êm ái.

- THÙ

Đơn vị đo lường của người xưa. Một thù bằng 1/24 lượng.

- THỦ BỐI ĐỘC 手背毒

Tức chứng Thủ phát bối.

- THỦ CHỈ ĐỘC SANG 手指毒疮

Tức chứng Xà đầu đinh.

- THỦ CHỈ MA MỘC 手指麻木

Bàn tay, ngón tay tê dại, mất cảm giác. Nguyên nhân phần lớn do khí hư kèm có đàm thấp, hoặc ứ huyết gây trở trệ kinh lạc gây ra bệnh.

- THỦ CHỈ THOÁT GIỚI 手指脱骱

Xuất xứ: ‘Thương khoa đại thành’. Các khớp ngón biến dạng. Nguyên nhân do té ngã, hoặc bị đánh tức mà tổn thương. Các khớp sưng trướng, hoặc lệch ra khỏi vị trí bình thường, gây  đau nhức, làm ảnh hưởng đến vận động. Tức Thủ chỉ quan tiết thoát cửu.

- THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH 手阳明大肠经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là: ở bên trong cơ thể thuộc vào Đại trường, liên lạc với Phế; ở bề mặt da bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ đi thẳng lên theo đường trước phía ngoài tay, lên vai, qua má, cổ, đến cạnh mũi.

Khi kinh mạch này mắc bệnh xuất hiện các chứng trạng: tiêu chảy, kiết lỵ, sôi bụng, sợ lạnh, rét run, mắt vàng, miệng khô, đổ máu mũi, tắc mũi, viêm họng, đau răng, vùng cổ sưng to và những chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THỦ PHÁT BỐI 手发背

Vùng da của lưng bàn tay nổi nhọt. Nguyên nhân do phong hỏa và thấp độc kết tụ ở 3 kinh dương gây ra. Lúc mới mọc nhọt nổi như gai, có cảm giác đau nhức, sưng đỏ, nóng rát và gây lở loét nhanh chóng thì gọi là ung. Nếu sưng cứng, không nóng, không đỏ, lở loét chậm thì gọi là thư. Vết loét sâu để lộ gân xương thường lâu lành. Còn gọi là Thủ bối phát, Thủ bối độc.

- THỦ PHONG 首风

Đầu mặt ra nhiều mồ hôi, đau đầu, sợ gió, là những chứng trạng chủ yếu thường xuất hiện trên lâm sàng do ngộ phong thường dễ phát. Nguyên nhân gây ra bệnh này phần lớn do sau khi gội đầu cảm nhiễm phong tà mà phát bệnh.

- THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO KINH 手厥阴心包经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hoàn của kinh này là ở bên trong cơ thể, thuộc vào Tâm bào, liên lạc với Tam tiêu, nối với hoành cách mô; ở bề mặt da bắt đầu từ bên cạnh ngực, qua dưới nách và đường giữa mặt trong tay, tận cùng ở đầu ngón tay giữa. Khi kinh mạch này mắc bệnh, xuất hiện các chứng trạng: tâm phiền, đau tim, hồi hộp, bệnh tinh thần, mặt vàng, mắt đỏ và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THỦ TAM ÂM KINH 手三阴经

3 đường kinh âm trong 12 kinh mạch. Tức là thủ Thái âm Phế kinh, thủ Thiếu âm Tâm kinh và thủ Quyết âm Tâm bào kinh. Đường tuần hành của ba kinh này đều bắt đầu từ vùng ngực qua mặt trong cánh tay, tận cùng ở bàn tay.

- THỦ TAM DƯƠNG KINH 手三阳经

3 đường kinh dương trong 12 đường kinh mạch. Tức là thủ Dương minh Đại trường kinh, thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh, thủ Thái dương Tiểu trường kinh. Đường tuần hành của 3 kinh này bắt đầu từ bàn tay qua phía ngoài cẳng tay và cánh tay, tận cùng ở vùng đầu.

- THỦ TÂM ĐỘC 手心毒

Vùng da của lòng bàn tay bị nhiễm độc.

- THỦ TÚC HÃN 手足汗

Do Tỳ Vị bị thấp tà nung nấu ở tứ chi nên phát sinh tay chân đổ mồ hôi, nếu thấy lòng bàn tay chân nóng là thuộc âm khuy huyết hư; Lòng bàn tay chân lạnh thuộc trung dương bất túc.

- THỦ TÚC NGHỊCH LÃNH 手足逆冷

Tức Thủ túc quyết lãnh.

- THỦ TÚC QUYẾT LÃNH 手足厥冷

Chứng tay lạnh từ ngón tay lên đến khuỷu, chân lạnh từ ngón chân lên đến gối. Nguyên nhân chia ra 2 loại Hàn chứng và Nhiệt chứng.

Hàn chứng do dương khí suy vi, âm hàn nội thịnh gây ra, thường kèm có sợ lạnh, kiết lỵ ra nước xanh, mạch trầm vi...

Nhiệt chứng do nhiệt tà gây tắc nghẽn, dương khí không đạt được tới tứ chi, thường kèm có ngực bụng phiền nhiệt, miệng khát...  Còn gọi là Thủ túc nghịch lãnh, Tứ nghịch.

- THỦ TÚC QUYẾT NGHỊCH 手足厥逆

Tức chứng Thủ túc quyết lãnh.

- THỦ TÚC TÂM NHIỆT 手足心热

Nguyên nhân do âm hư sinh nóng ở bên trong hoặc do hỏa nhiệt uất ở bên trong mà có cảm giác lòng bàn tay, bàn chân nóng.

- THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH 手太阴肺经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là: ở trong cơ thể thuộc vào Phế, liên lạc với Đại trường, nối liền với vị và ngực; ở ngoài bề mặt da bắt đầu từ phía trên vùng ngực, qua phía trước mặt trong cánh tay đi thẳng ra đầu ngón tay cái.

Khi kinh này bị bệnh xuất hiện các chứng trạng: khái thấu, khái huyết, suyễn thở, đoản hơi, khát nước, phiền táo, vai lưng đau, lòng bàn tay nóng, thương phong, tự ra mồ hôi, tiểu tiện vặt, tiểu tiện vàng và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH

手太阳小肠经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là: ở bên trong cơ thể thuộc vào Tiểu trường, liên lạc với Tâm và nối liền với vị, mắt và trong tai; ở bề mặt da bắt đầu từ mé ngoài đầu ngón tay út đi lên qua đường sau mặt ngoài cánh tay đi lên vai, qua bả vai, cạnh cổ, qua mặt, tới mặt, tận cùng ở vùng tai.

Khi kinh này mắc bệnh xuất hiện các chứng trạng: tai điếc, mắt vàng, má sưng, hàm dưới sưng to đến nỗi không xoay chuyển cổ được, đau họng và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH 手少阴心经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là: ở bên trong cơ thể thuộc vào Tâm, liên lạc với Tiểu trường, nối liền với họng và mắt; ở bề mặt da bắt đầu từ cạnh vú, qua đường sau mặt trong cánh tay thẳng tới cạnh đầu ngón tay út.

Khi kinh này mắc bệnh, xuất hiện các chứng trạng: đau tim, khát nước, họng khô, mắt vàng, đau sườn và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH 手少阳三焦经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này: ở bên trong cơ thể thuộc vào Tam tiêu, liên lạc với Tâm bào lạc và nối liền với tai và mắt; ở bề mặt da bắt đầu từ đầu ngón tay thứ tư, qua đường giữa phía ngoài cánh tay đi lên vai, qua cạnh cổ, cạnh đầu, đến vùng tai, tận cùng ở vùng mắt. Khi kinh mạch này mắc bệnh xuất hiện các chứng trạng: về tai, họng, má sưng, đau mắt, ra mồ hôi và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

- THUẦN DƯƠNG CHI THỂ 纯阳之体

Đặc điểm thể chất của trẻ nhỏ: Thuần dương vô âm.

- THUẬN CHỨNG 顺症

Quá trình diễn tiến của bệnh tật theo quy luật, không phát sinh các triệu chứng nặng. Thông qua phương pháp điều trị phù hợp mà bệnh khỏi dần.  

- THUẬN KHÍ 顺气

Tức chứng Giáng nghịch hạ khí.

- THUẬN TRUYỀN 顺传

Bệnh tình truyền biến thuận theo thứ tự nhất định. Như: Thương hàn dương kinh từ biểu truyền vào lý. Ôn bệnh từ vệ phận truyền vào khí phận, doanh phận, huyết phận ... đều là thuận truyền.

- THÚC CỐT 束骨

➊ Vùng ngoài đốt cuối ngón chân thứ năm. ➋ Tên huyệt, vị trí ở phía trên sau đốt cuối ngón chân thứ năm, thuộc túc Thái dương Bàng quang.

- THŨNG TRƯỚNG 肿胀

Chứng thũng trướng. Khắp mình phù nề là thũng; vùng bụng trướng đầy là trướng.

Cổ nhân chia ra đầu mặt chân tay thũng trước sau mới đến trướng bụng thuộc thủy. Trước trướng bụng về sau chân tay mới thũng thuộc trướng.

Thủy cũng có thể kiêm trướng; trướng cũng có thể kiêm thủy. Nói chung đem chứng trạng thủy thũng bụng trướng đầy gọi chung là ‘thũng trướng’.

- THÙY CHÂU TRĨ 垂珠痔

Bệnh trĩ có hình dáng như hạt châu nhiễu xuống. Tương đương với chứng polip trực trường hoặc u đầu vú.

- THỦY ẨM 水饮

Thủy ẩm là loại thấm xuất dịch trong quá trình biến hóa bệnh lý của tạng phủ. Thủy và ẩm khác nhau ở chỗ: Loãng mà trong là thủy; Dính và đặc là ẩm. Tên gọi tuy khác nhưng đại đồng tiểu dị, thường gọi chung là thủy ẩm.

- THỦY BÀO 水疱

Tức chứng Thủy đậu.

- THỦY BẤT HÀM MỘC 水不涵木

Thận thuộc thủy, Can thuộc mộc, do Thận âm hư không tư dưỡng được Can mộc nên xuất hiện bệnh lý của Can âm bất túc, hư phong nội động. Biểu hiện lâm sàng là choáng váng, tai ù, mỏi lưng, di tinh, miệng khô họng ráo, nặng thì co giật.

- THỦY BẤT HÓA KHÍ 水不化气

Do chức năng trao đổi thủy dịch bị trở ngại dẫn đến tiểu tiện không lợi, hình thành thủy thũng. Lượng thủy dịch trong cơ thể phân bố và bài tiết trải qua quá trình khí hóa. Quá trình này có quan hệ mật thiết với công năng của ba tạng Phế, Tỳ, Thận.

- THỦY CHÂM LIỆU PHÁP 水针疗法

Phương pháp dùng thuốc tân dược hoặc nước muối sinh lý, nước đường sinh lý tiêm vào huyệt vị trên cơ thể để chữa bệnh. Tức Huyệt vị chú xạ liệu pháp.

- THỦY CỔ 水臌

Bụng trướng to, tiểu tiện khó, đau hai bên sườn, sắc mặt thường vàng bủng, kèm theo vàng da, trên người có khi nổi những mảng đỏ như màng nhện ‘tri thù chí’. Nguyên nhân do Can khí uất kết làm tổn thương Tỳ, Can mất chức năng sơ tiết, Tỳ không vận hóa được, vì vậy thủy độc kết tụ.

- THỦY CỐC CHI HẢI 水谷之海

Dạ dày (Vị). Một trong tứ hải, chỉ chức năng tiếp thu dung nạp các thức ăn uống của dạ dày.

- THỦY CỐC CHI KHÍ 水谷之气

Tức Cốc khí.

- THỦY CỐC CHI TINH 水谷之精

Còn gọi là tinh của hậu thiên, do ăn uống mà hóa sinh ra. Là vật chất dinh dưỡng cần thiết được cấu tạo thành từ các thức ăn uống, giúp cơ thể duy trì sức khỏe và sức lao động. Nó có thể chuyển hoá thành tinh dịch.

- THỦY CỐC LỴ 水谷痢

Tức chứng Xôn tiết.

- THỦY ĐẬU 水痘

Do bên ngoài cảm phong độc, bên trong có thấp nhiệt uất kết, ở phần vệ bây ra bệnh truyền nhiễm, lúc đầu thấy phát sốt, ho, ngoài da nổi ban chẩn sau đó nổi mụn nước, thường 2-3 ngày thì tự tiêu.

- THỦY ĐỘC 水毒

Một loại bệnh do tiếp xúc với nước dịch có chứa vi sinh vật nhiễm bệnh. Triệu chứng: sợ lạnh, đau đầu, tâm phiền, phát sốt, nói sảng, điên cuồng.

- THỦY ĐỘC BỆNH 水毒病

Nước ở khe rãnh nhiễm độc. Con người sau khi nhiễm phải nước này (do ăn uống, hoặc tắm rửa) phát sinh bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch. Tương tự như bệnh sán máng (schistosoma) của y học hiện đại.  

- THỦY HÀN XẠ PHẾ 水寒射肺

Do hàn tà và thủy khí làm ảnh hưởng tới tạng Phế. Chứng trạng chủ yếu là ho, suyễn, đàm dãi nhiều mà trắng loãng, rêu lưỡi trắng nhờn.

- THỦY HỎA BẤT TẾ 水火不济

Tâm thuộc hỏa, Thận thuộc thủy, thủy và hỏa khắc chế, tác dụng lẫn nhau để duy trì sinh lý thăng bằng. Nếu Thận thủy không đủ để đưa lên giúp cho Tâm hỏa hoặc do Tâm hỏa vọng động làm tổn thương Thận âm, sẽ có các triệu chứng: tâm phiền, mất ngủ, di tinh... Còn gọi là Tâm Thận bất giao.

- THỦY HỎA CHI TẠNG 水火之脏

Tức tạng Thận. Do Thận tàng nguyên âm, nguyên dương, cho nên dùng từ thủy hỏa để gọi thay.

- THỦY HỎA TƯƠNG TẾ水火相济

Tâm thuộc hỏa, Thận thuộc thủy, thủy và hỏa khắc chế, tác dụng lẫn nhau để duy trì sinh lý thăng bằng. Đó là trạng thái thủy hỏa tương tế.

- THỦY KẾT HUNG 水结胸

Chứng bệnh do thủy ẩm kết ở ngực sườn mà phát sinh. Biểu hiện là ngực sườn tức trướng, dưới tim hồi hộp, cứng cổ gáy, mồ hôi đầu.

- THỦY KHÍ 水气

➊ Từ chung để chỉ các chứng bệnh phù thũng. ➋ Chỉ các chứng ẩm như: Thủy ẩm, đàm ẩm...

- THỦY KHÍ KEÁT HUNG 水气结胸

Tức Kết hung.

- THỦY KHÍ LĂNG TÂM 水气凌心

Do chức năng của Tỳ Thận kém, phát sinh các chứng phù thũng, đàm ẩm, thủy khí nặng hơn thì nghịch lên xâm nhập và trệ lại ở lồng ngực, làm trở ngại hoạt động của Tâm dương, khiến cho Tâm dương không mạnh xuất hiện các chứng trạng hồi hộp, thở gấp...

- THỦY KHUY HỎA VƯỢNG 水亏火旺

➊ Bệnh lý do Thận âm bất túc, làm cho hỏa ở Mệnh môn thiên thắng mà bốc lên. Triệu chứng: răng đau nhức, có cảm giác lung lay, ham muốn tình dục, di tinh. ➋ Bệnh lý do Thận âm bất túc, làm cho hỏa ở Tâm vượng.

- THỦY LUÂN 水轮

Tức đồng tử, thuộc Thận, xem các sự thay đổi trong đồng tử (con ngươi) là có thể biết được những biến hóa bệnh lý ở Thận và Bàng quang.

- THỦY NGHỊCH 水逆

Tình trạng vị có nước ứ đọng, thủy khí không hóa được, khát muốn uống nước nhưng uống vào nôn ra ngay.

- THỦY NHIỆT KẾT HUNG 水热结胸

Tức Kết hung.

- THỦY PHI 水飞

Một trong các phương pháp chế biến dược liệu. Áp dụng cho các dược liệu có nguồn gốc từ khoáng vật. Cho thuốc vào cối đổ nước ngập mặt, dùng chày đảo và ấn đều sao cho thuốc tan ra thành bột, đổ lớp nước có váng nổi trên mặt, sau đó lại cho nước vào tiếp tục khuấy đảo rồi lại đổ để loại bỏ những lớp cắn nổi trên mặt nước, sau nhiều lần gạn lắng sẽ có được lớp bột lắng dưới đáy cối, lấy ra phơi khô được lớp bột mịn.

- THỦY PHỦ 水府

Bàng quang. Do Bàng Quang có tính chất tàng chứa thủy dịch, lại thuộc lục phủ, nên từ đó mới có tên gọi.

- THỦY QUÁCH 水郭

Tức Bát quách.

- THỦY QUÁN PHÁP 水罐法

Phương pháp giác hơi. Ống giác được làm bằng trúc, cho vào nồi nước nấu cho sôi để thanh trùng, sau đó lấy ra tiến hành giác như bình thường. Phương pháp này được dùng để chữa các bệnh cảm do phong, hàn, thấp gây đau nhức, hoặc mụn nhọt.

- THỦY SÁN 水疝

Chứng sán khí do thấp tà dồn xuống hạ tiêu hoặc do cảm nhiễm khí phong, hàn, thấp mà gây bệnh. Trên lâm sàng xuất hiện các chứng âm nang (bìu dái) sưng đau, hoặc âm nang sưng bóng như thủy tinh, không đỏ, không nhức hoặc âm nang ngứa chảy nước vàng.

- THỦY SANG 水疮

Tức chứng Thủy đậu.

- THỦY SUY HỎA VƯỢNG 水衰火旺

➊ Bệnh lý. (Thủy: Thận thủy; Hỏa: Tâm hỏa). Thận thủy không đủ đến nỗi thủy không giúp hỏa khiến Tâm hỏa vượng (thiên vượng). Xuất hiện chứng tâm phiền mất ngủ hoặc ngủ không ngon. ➋ Tình trạng Thận âm, Thận dương không hiệp điều (Thủy: Thận thủy; Hỏa: Mệnh môn hỏa). Thận thủy suy tổn, Mệnh môn hỏa mạnh một bên xuất hiện chứng tính dục hưng phấn, di tinh.

- THỦY SUYỄN 水喘

Chứng hen suyễn do thủy ẩm phạm Phế. Kèm có chứng ngực sườn đầy tức, bụng trướng, tim đập nhanh, hồi hộp, mặt, mắt hoặc tay chân sưng phù, tiểu không lợi.

- THỦY TẢ 水泻

Đại tiện ra toàn là nước.

- THỦY TINH 水精

Tức chất tinh vi do thủy cốc sinh ra.

- THỦY TÍNH LƯU HẠ 水性流下

Nước chảy xuôi. Thí dụ: đặc điểm bệnh biến do tà khí thủy thấp hướng từ trên xuống, như tiêu chảy, chi dưới yếu mỏi hoặc phù thũng.

- THỦY THỔ BẤT PHỤC 水土不服

Hiện tượng chưa thích nghi với khí hậu ở một địa phương mới đến. Do chưa quen những thay đổi về tập quán sinh hoạt và hoàn cảnh tự nhiên, tạm thời có những hiện tượng không thích ứng như kém ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc kinh nguyệt không đều...

- THỦY THŨNG 水肿

Chứng phù thũng. Nguyên nhân do thủy thấp trệ lại ở trong cơ thể mà phát sinh bệnh. Phần nhiều có liên quan đến sự rối loạn của Thận, Phế, Tam tiêu, Bàng quang.

- THỦY TRÁCH SANG 水渍疮

Bệnh ngoài da. Do ngâm dầm trong nước lâu ngày, gây ngứa gãi mà thành. Triệu chứng: vùng da cục bộ sưng trướng, sau đó chuyển dần sang trắng, tiếp theo là gây ngứa gãi chảy nước vàng.

- THỦY TRƯỚNG 水胀

Tên gọi khác của chứng Thủy thũng.

- THỤY TRUNG NÊ NAM 睡中呢喃

Nói mê khi ngủ, (Nê nam: tiếng tượng thanh). Trong giấc ngủ nói lảm nhảm không rõ tiếng, không rõ ý. Nguyên nhân do Tâm hỏa, Đởm nhiệt hoặc Vị bất hòa gây nên.

- THƯ

Chứng ung nhọt độc. Nguyên nhân do khí huyết bị độc tà ngăn trở, phát ra ở khoảng cơ nhục, gân cốt. Có thể phân ra 2 loại là đầu thư và vô đầu thư.

- THƯ CAN 舒肝

Tức chứng sơ Can.

- THƯ HÙNG TRĨ 雌雄痔

Chỉ hiện tượng trĩ mọc thành đôi, một búi trĩ có hình dài, một búi trĩ có hình tròn, tức là có ý như thư hùng(trống mái).

- THƯ PHIẾN 咀片

Tức ẩm phiến.

- THỬ

Một trong các khí lục dâm, Thử là dương tà, bệnh thường phát vào mùa hè. Sau khi cảm nhiễm thử tà thường xuất hiện các chứng sốt cao, miệng khát, nhiều mồ hôi, tâm phiền, thân thể mệt mỏi, mạch hồng.

- THỬ BỆNH 暑病

Bệnh cảm sốt vào mùa hè. Thử nhiệt là một tà khí trong lục dâm, chủ khí của mùa hè. Mùa hè cảm nhiễm tà khí thử nhiệt, gây ra nhiều loại bệnh sốt cấp tính, gọi chung là thử bệnh; nhưng theo nghĩa hẹp thì để chỉ loại bệnh thử ôn, trúng thử, cảm thử.

- THỬ DỊCH 鼠疫

Bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ bọ chét bám trên chuột, lây lan sang người. Do dịch độc xâm nhập huyết phận, gây bế tắc không thông nên phát sinh bệnh.

- THỬ GIẢN 暑痫

Do cảm nhiễm thử tà, dẫn đến phong động gây nên co giật. Triệu chứng: phát sốt, hôn mê, tay chân co quắp.

- THỬ KÍNH 暑痉

Tức Thử phong

- THỬ KHÁI 暑咳

Do cảm nhiễm thử tà, thử khí làm tổn thương Phế gây ra ho ít đờm hoặc không có đờm, mình nóng, khát nước, khó thở, mặt đỏ, tâm phiền hoặc ngực sườn đau tức, mạch nhu hoạt mà sác.

- THỬ LẬU 鼠瘘

Ung nhọt có hình dáng giống hang chuột, giống như trĩ mạch lươn..

- THỬ LỴ 暑痢

Chứng kiết lỵ vào mùa hè. Do cảm nhiễm khí thử nhiệt mà phát sinh bệnh. Triệu chứng: bụng đau thắt, kiết lỵ trắng đỏ lẫn lộn, phát sốt, mặt nhờn bẩn, ra mồ hôi, khát muốn uống nước, tiểu tiện không lợi, mạch hư.

- THỬ NGƯỢC 暑疟

❶ Do thử tà uất ở trong gây nên chứng sốt rét. Triệu chứng: chỉ có sốt mà không có lạnh, hoặc sốt cao, phiền khát sợ lạnh, không mồ hôi, muốn nôn ói, bắp thịt teo róc, lưng lạnh, sắc mặt bẩn, mạch huyền sác hoặc hồng sác. ❷ Chứng thấp ngược. ❸ Chứng đơn ngược.

- THỬ NHIỆT 暑热

➊ Tức chứng thử tà. ➋ Chứng phát sốt do cảm nhiễm thử tà.

- THỬ NHIỆT CHỨNG 暑热症

Chứng phát sốt do cảm nhiễm thử tà.

- THỬ NHIỆT HIẾP THỐNG 暑热胁痛

Chứng cảm nhiễm thử tà lại kèm có hiện tượng đau tức hông sườn.

- THỬ ÔN HIỆP LỆ 暑温协戾

Tức Thử ôn.

- THỬ ÔN 暑温

Bệnh sốt cấp tính do cảm nhiễm khí nóng bức ở mùa hè. Trên lâm sàng có các triệu chứng sốt cao, miệng khát, mặt đỏ, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn.

- THỬ PHONG 暑风

❶ Còn gọi là Thử kính. Sau khi bị thương thử lại cảm nhiễm phong tà làm cho tay chân thỉnh thoảng co giật. Hoặc mắc bệnh thử ôn do nhiệt thịnh có chứng trạng hôn mê co giật. ❷ Vào các ngày nóng bức, thân thể ngứa như kim châm hoặc da sưng đỏ.

- THỬ QUYẾT 暑厥

Chứng quyết do thử nhiệt vít lấp các khiếu gây ra. Có triệu chứng đột nhiên té ngã, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, người nóng, tay chân lạnh từ bàn chân đến đầu gối, từ bàn tay đến khuỷu tay, răng cắn chặt, hoặc miệng há hốc, mạch hồng đại hoặc hoạt sác.

- THỬ SA 暑痧

Vào mùa hè do cảm nhiễm khí thử thấp, mà phát bệnh. Triệu chứng: nôn ói, lợm giọng, tiêu chảy ra phân có mùi tanh hôi, bụng có lúc đau quặn lúc không, chóng mặt, mồ hôi ra như tắm, mạch hồng.

- THỬ SÁI 暑瘵

Do cảm nhiễm khí hậu nóng bức, đột nhiên ho khạc ra máu giống như lao phổi. Nguyên nhân do thử nhiệt làm tổn thương Phế lạc. Chứng thường kèm có phiền nhiệt, ho suyễn, miệng khát, mạch hồng mà khâu. Nếu thử nhiệt kèm thấp thì miệng không khát, rêu lưỡi trắng trơn.

- THỬ SẢN 暑产

Tức Nhiệt sản.

- THỬ SANG 鼠疮

Tức Loa lịch

- THỬ TẢ 暑泻

Loại nhiệt tả do cảm nhiễm tà khí thử nhiệt gây nên. Chứng trạng chủ yếu là tiêu chảy như rót nước, hoặc đi đại tiện lỏng, lợm giọng, nôn ói, đau bụng, phiền khát, nước tiểu đỏ, tự ra mồ hôi, mặt bẩn, rêu lưỡi nhờn hoặc vàng nhầy.

- THỬ TIẾT 暑疖

Loại đinh nhọt phát sinh trong ngày nóng nực. Thường do rôm sảy, ngứa gây nên. Chứng này ở trẻ em hoặc người mới đẻ hay bị, thường mọc ở vùng đầu mặt.

- THỬ THẤP 暑湿

Chứng thử nhiệt kèm thấp, thường gặp ở mùa hè. Triệu chứng chủ yếu là: ngực bụng đầy tức kết khối, tâm phiền, mình nóng, người mệt mỏi, rêu luỡi vàng nhớt.

- THỬ THẤP HUYỄN VỰNG 暑湿眩晕

Chứng chóng mặt do nhiễm thấp tà trong mùa hè. Triệu chứng: đầu váng mắt hoa, người nóng, đổ mồ hôi, mặt bẩn, lưng lạnh, phiền khát muốn uống, mạch hư sác, hoặc kèm sợ lạnh, người nặng nề đau nhức, mạch hư hoãn.

- THỬ THẤP LƯU CHÚ 暑湿流注

Tức Thấp đàm lưu chú

- THỬ UẾ 暑秽

Chứng cảm nhiễm khí uế trọc thử thấp. Biểu hiện: phát bệnh nhanh chóng, đầu trướng đau, ngực trướng đầy, phiền táo, lợm giọng, nôn mửa, phát sốt có mồ hôi. Nặng hơn thì thần trí hôn mê, tai điếc...

- THỪA TƯƠNG 承浆

➊ Chỗ lõm chính giữa môi dưới. ➋ Tên huyệt, vị trí ở nơi lõm chính giữa môi dưới, thuộc Nhâm mạch.

- THỪA TƯƠNG ĐINH 承浆疔

Tức Nhân trung đinh

- THỰC

➊ Tiêu hao. “Tráng hỏa thực khí” [Tố vấn]. Dương khí cang thịnh quá mức làm tiêu hao nguyên khí.

➋ Trông chờ, cấp dưỡng. “Tinh tự khí” [Tố vấn]. Tinh là nhờ vào khí hóa sinh, hình thể con người phải nhờ vào sự dinh dưỡng đồ ăn...

- THỰC ẨU 食呕

Chứng nôn ói do thức ăn uống không tiêu hóa được làm ảnh hưởng chức năng của Tỳ Vị mà phát bệnh. Triệu chứng: ngực bụng đầy tức, nặng thì sình bụng, ợ hơi, ợ hăng, chán ăn, ăn vào lập tức nôn ói ra hoặc sáng ăn chiều ói, rêu lưỡi nhờn, mạch huyền hoạt.

- THỰC BÍ 实秘

Táo bón do thực chứng, bao gồm nhiệt bí, đàm bí, khí bí.

- THỰC BĨ  实痞

Do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài, hoặc do thấp trọc gây bế tắc ở bên trong, hoặc do hàn trệ ở Tỳ Vị; Hoặc đàm thực kết ở bên trong; hoặc Can khí uất ức đều phát sinh ra chứng bĩ. Triệu chứng: ngực bụng có hòn khối kết gây đầy tức, kèm theo có đau nhức, nôn ọe, không thiết ăn uống, đại tiện bón...

- THỰC CAM 食疳

Tức chứng Tỳ cam.

- THỰC CHƯ NGƯ TRÚNG ĐỘC 食诸鱼中毒

Ngộ độc cá do ăn nhằm các loại cá có độc gây trúng độc. Triệu chứng: chóng mặt, mặt sưng, da đỏ gây ngứa gãi, ngực bụng đầy, phiền loạn; Nặng thì tim đâp nhanh, hơi thở gấp, thậm chí dẫn đến sốc.

- THỰC CHỨNG 实症

Tình trạng bệnh tà quá mạnh, chính khí với tà khí chống nhau kịch liệt; hoặc trong cơ thể do các chức năng của tạng phủ bị rối loạn dẫn đến khí huyết uất kết, thủy ẩm, đình đàm, thực tích... đều thuộc thực chứng. Các triệu chứng thể hiện là sốt cao, khát nước, phiền táo, nói sảng, bụng đầy trướng đau, cự án, táo bón, tiểu tiện sẻn đó, chất lưỡi cứng rắn, rêu lưỡi vàng khô và xốp, mạch thực có lực.

- THỰC DIỆC 食亦

Chứng hay đói, ăn nhiều nhưng thân thể lại gầy ốm, không muốn cất nhắc chân tay. Nguyên nhân do trường vị và Đởm có táo nhiệt.

- THỰC GIẢ TẢ CHI 实者泻之

Bệnh thuộc tà thực, nên dùng phép tả để khu trừ tà khí. Trên lâm sàng nên tùy theo tính chất, vị trí mắc bệnh mà áp dụng phép tả cho đúng cách. Chứng thuộc thực kết Đại trường, nên dùng hàn hạ; Thuộc hàn tích, nên dùng ôn hạ.

- THỰC GIẢ TẢ KỲ TỬ 实者泻其子

Phương pháp lý luận dựa trên cơ sở của ngũ hành tương sinh và mối quan hệ mẫu tử của ngũ tạng, nhằm giúp cho thầy thuốc đưa ra phép trị chính xác. Như Can là mẹ, Tâm là con, khi chữa thực chứng ở Can không những phải dùng phép tả Can hỏa mà còn phải tả Tâm hỏa nữa.

- THỰC GIẢI TRÚNG ĐỘC 食蟹中毒

Ngộ độc do ăn cua (giải). Triệu chứng: tức ngực người bứt rứt, tinh thần không yên, hoặc có đau bụng, nôn ọe không ngừng.

- THỰC GIẢN 食痫

➊ Một loại chứng giản. Trẻ con do bị thương thực mà phát sốt, dẫn đến co giật. Triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, nôn ói, kiết lỵ ra mùi tanh hôi, tay chân co giật ➋ Chứng giản do thương thực gây ra. Còn gọi là Thực nhàn.

- THỰC HỎA 实火

Thực chứng do hỏa tà cực thịnh gây nên, thuộc nhiệt chứng. Triệu chứng:  sốt cao, miệng khô và khát, phiền táo, đau bụng chối nắn, táo bón, đau đầu, đắng miệng, rêu lưỡi vàng dầy, khô ráo nổi gai, mạch hoạt sác có lực.

- THỰC KỴ 食忌

Do nhu cầu điều trị bệnh tật nên có một số thực phẩm bị hạn chế (kiêng kỵ) không nên ăn uống.

- THỰC KHÁI 食咳

Chứng ho. Do đồ ăn thức uống tích lại sinh đàm, đàm khí thượng nghịch sinh ho. Triệu chứng: ho nhiều đàm, ngực bụng tức trướng, ợ chua, lợm giọng buồn nôn, đại tiện phân sệt, mạch trầm hoạt.

- THỰC LIỆU食疗

Tức chứng Thực trị.

- THỰC MẠCH 实脉

Một loại mạch tượng, mạch đến và đi đều thịnh, ấn nhẹ, ấn nặng tay đều có lực, thuộc thực chứng. Phần nhiều gặp ở chứng thực nhiệt kết ở bên trong, đàm thực đình tích.

- THỰC NỮ 实女

Người phụ nữ có âm đạo quá bé nhỏ (ảnh hưởng xấu đến quan hệ tình dục). Còn gọi là Thạch nữ.

- THỰC NGƯỢC 食疟

Loại bệnh sốt rét. Do các thức ăn uống bị tích trệ, lại kèm có ợ hơi, ăn uống kém, hoặc ăn vào lập tức nôn ra, ngực bụng tức trướng.

- THỰC NHIỆT 实热

Do ngoại tà xâm phạm vào trong cơ thể, hóa nhiệt nhập lý, giai đoạn này tà khí thịnh mà chính khí còn mạnh. Tà khí và chính khí xung đột nhau có các triệu chứng: Sốt cao, phiền khát, đại tiện bí kết, hoặc bụng đau cự án, tiểu vàng sẻn, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, mạnh hồng sác hữu lực.

- THỰC NHIỆT KẾT HUNG 实热结胸

 Tức Kết hung.

- THỰC NHỤC TẮC DI 食肉则遗

Ăn vào thì bệnh tái phát. Xem chứng Thực nhục tắc phục.

- THỰC NHỤC TẮC PHỤC 食肉则复

Hiện tượng tái phát. (Phục: tái phát; Di: sót lại). Các bệnh nhiệt khi bước sang giai đoạn khôi phục (sắp khỏi), chức năng tiêu hóa còn kém, do tâm lý muốn tẩm bổ sau khi bệnh mà ăn quá nhiều các món thịt cá tanh béo, khiến cho nhiệt độ trong cơ thể  tăng lên, bệnh lại tái phát, nhất là ở trẻ em dễ gặp trường hợp này. Còn gọi là Thực nhục tắc di.

- THỰC PHỤC 食复

Bệnh tái phát do ăn uống. Người mắc bệnh nặng vừa khỏi, vội ăn uống không gìn giữ, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hóa của Tỳ Vị, khiến bệnh tái phát.

- THỰC QUYẾT 食厥

Một loại Hôn quyết. Do ăn uống quá nhiều, hoặc hờn giận quá mức làm cho khí nghịch lên gây vít lấp thanh khiếu mà phát bệnh. Triệu chứng: sau khi ăn uống quá nhiều vùng bụng trướng đầy, ợ hăng, rêu lưỡi dày nhớt, hôn mê bất tỉnh nhân sự, mạch hoạt thực.

- THỰC SUYỄN 实喘

Suyễn là hiện tượng khó thở, khi thở phải so vai rụt cổ, hơi thở gấp gáp, nguyên nhân gây bệnh là do tà khí thịnh. Phần lớn là do cảm phải khí lục dâm, đàm hỏa, thủy ẩm bị ủng tắc làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của Phế khí. Bệnh thường phát nhanh, thế bệnh gấp, thời gian phát bệnh ngắn. Do cơ chế phát sinh bệnh khác nhau mà xuất hiện các triệu chứng cũng có khác.

- THỰC TÀ 实邪

➊ Tà khí thịnh. ➋ Thực tà, một trong ngũ tà. Một tạng nào đó mắc bệnh, tà khí theo quy luật con cướp khí mẹ truyền đến.

- THỰC TẢ 食泻

Chứng tiêu chảy do ăn uống. Triệu chứng: Ợ hăng, nuốt chua, sợ mùi thức ăn, vùng ngực nghẽn đầy, hễ đau bụng là đi đại tiện, đại tiện xong giảm đau, rêu lưỡi nhớt. Nguyên nhân do ăn uống không giữ gìn làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất chức năng vận hóa gây nên, “ăn uống tăng bội, sẽ làm hại trường vị” (ẩm thực tự bội, trường vị nãi thương) [Tố vấn].

- THỰC TẮC DƯƠNG MINH, HƯ TẮC THÁI ÂM 实则阳明,虚则太阴

Hai loại biến hóa bệnh lý của bệnh ngoại cảm nhiệt bệnh khi bệnh tà truyền vào trong. Một là trung khí vào lý thường làm tổn thương tân dịch, hóa nhiệt, biến thành chứng thực nhiệt ở vị trường. Vị thuộc Dương minh cho nên nói thực thì Dương minh.

Hai là trung khí người bệnh yếu, khi tà khí vào lý, lại không hóa nhiệt, hàn khí làm thương dương khí đến nỗi Tỳ dương không kiện ở Tỳ Vị. Tỳ thuộc Thái âm cho nên nói hư thì Thái âm.

- THỰC TẮC THÁI DƯƠNG, HƯ TẮC THIẾU ÂM 实则太阳,虚则少阴

Sự biến hóa khác nhau của bệnh lý sau khi cảm nhiễm hàn tà từ bên ngoài. Nếu sức đề kháng của người bệnh còn (thực) mạnh thì sau khi hàn tà xâm nhập, lập tức trong cơ thể sẽ sản sinh ra chất chống lại sự xâm nhập của hàn tà mà xuất hiện các chứng trạng của Thái dương như: Cổ gáy cứng đau, sợ lạnh phát sốt, có hoặc không có mồ hôi, mạch phù... cho nên nói rằng thực thì Thái dương; Còn nếu sức đề kháng của người bệnh hư yếu, sau khi cảm lạnh, hàn tà hãm vào kinh Thiếu âm, xuất hiện các chứng hư hàn, cho nên nói rằng hư thì Thiếu âm.

- THỰC TÂM THỐNG 食心痛

Chứng Vị quản thống do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị mà phát bệnh. Thường kèm có ợ chua, ợ hơi, ăn vào thì bụng đầy hoặc gặp thức ăn thì sợ, tức ngực, mạch hoạt thực.

- THỰC TẨM KHUẨN TRÚNG ĐỘC 食蕈菌中毒

Ngộ độc thức ăn. Do ăn uống các thức ăn bị nhiễm độc, thấy các triệu chứng đau đầu, nôn ói, đau bụng, ngủ li bì, mắt nhìn thấy huyền ảo, tinh thần hỗn loạn, nặng thì dẫn đến tử vong.

- THỰC THỜI 食时

Xem Thập nhị thời.

- THỰC TÍCH 食积

Thức ăn tích trệ không tiêu. Do sự vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn. Triệu chứng: ngực bụng đầy tức, bụng đau cự án, hoặc có khối u, đại tiện bí kết, ăn uống kém, ợ hơi, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhờn.

- THỰC TÍCH HIẾP THỐNG 食积胁痛

Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ lại ở bên trong, làm cho khí cơ bị trệ gây nên đau tức vùng hông sườn. Triệu chứng: vùng hông sườn đau tức, ngực bụng tức trướng có hòn khối, nôn khan, không thiết ăn uống, rêu lưỡi nhờn, mạch phần nhiều hoạt thực.

- THỰC TÍCH KHÁI THẤU 食积咳嗽

Ho do thức ăn tích trệ. Tức chứng Thực khái.

- THỰC TÍCH PHÚC THỐNG 食积腹痛

Chứng đau bụng. Do ăn uống không tiết chế, Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thức ăn bị đình trệ lại ở trường vị gây bệnh. Triệu chứng: vùng bụng trướng đầy, đau, sau khi đi cầu được thì cơn đau giảm, chán ăn, ợ hơi, nuốt chua, táo bón, rêu lưỡi nhờn, mạch huyền hoặc trầm hoạt.

- THỰC TIẾT 食泄

Chứng tiêu chảy do ăn uống gây ra.

- THỰC TRỆ 食滞

Tức Thương thực.

- THỰC TRỆ VỊ QUẢN 食滞胃脘

Do ăn uống không điều độ, làm ảnh hưởng chức năng tiêu hóa của Tỳ Vị. Triệu chứng: vùng bụng trên trướng đau, ợ hơi, nôn ói, ngán ăn, rêu lưỡi dày nhớt, mạch hoạt. (Thường gặp ở các chứng bệnh viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa)

- THỰC TRỊ 食治

Phép chữa bệnh bằng ăn uống. Dùng các thức ăn uống để bồi bổ hoặc chữa bệnh. Còn gọi thực liệu.

- THỰC TRUNG HIỆP HỎA 实中夹火

Bệnh do thực tà kết tụ, trên lâm sàng thấy kèm có các triệu chứng chính khí hư. Nguyên nhân phần nhiều do tà thịnh chính hư.

- THỰC TRUNG KIÊM HƯ 实中兼虚

Bệnh chứng thực tà kết tụ mà bên trong lại kèm có hư chứng. Phần lớn do tà thịnh chính hư.

- THỰC TRÚNG 食中

Tức chứng Thực quyết.

- THỰC TRƯỚNG 食胀 

Chứng trướng bụng. Do ăn nhiều các thức ăn sống lạnh, hoặc no đói thất thường, làm cho thức ăn không tiêu mà phát sinh bệnh. Cũng do khí trệ thấp trở, hoặc do thấp nhiệt uất kết, hoặc các chứng ứ huyết, thực tích ở Vị. Triệu chứng: ngực bụng đầy cứng, nặng thì gây đau, ấn vào chối nắn, ợ hơi nuốt chua, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, tiểu vàng ít, mạch hoạt sác... .

- THỰC TÝ 食痹

Sau khi ăn vào vùng dạ dày hay vùng bụng trên có cảm giác đau tức khó chịu, đau lan ra hai bên hông sườn. Nếu ói ra được thì cơn đau giảm. Nguyên nhân do Can khí hoành nghịch, lấn vào Tỳ Vị, hoặc do đàm ẩm, do ác huyết, trệ đọng lại ở dạ dày mà phát bệnh.

- THỰC UẤT 食郁

Do thức ăn bị trệ lại, không tiêu, khí cơ không lợi mà phát bệnh. Triệu chứng: vùng ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, nuốt chua, ăn không biết ngon, rối loạn tiêu hoá, mạch phần nhiều hoạt mà khẩn. Nặng thì phát vàng da, bĩ khối, cổ trướng.

- THỰC UẤT NHỤC TRÚNG ĐỘC 食郁肉中毒

Do ăn uống nhầm các thức ăn bị thiu thối, lên men, hoặc các thức ăn đựng trong các hộp đậy kín đã hết hạn dùng. Sau khi ăn thì bị ngộ độc, như thổ tả, kiết lỵ, phiền loạn không yên.

- THỰC VIỄN PHỤC 食远服

Phương pháp uống thuốc xa bữa ăn một thời gian tương đối dài (trước hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ). Chữa các bệnh về Tỳ Vị nên uống xa bữa ăn. Hoặc khi dùng các thuốc tẩy xổ cũng có thể áp dụng phương pháp này.

- THỰC Y 食医

Thầy thuốc trông coi việc ăn uống (cho vua quan thời phong kiến) tương đương thầy thuốc khoa dinh dưỡng ngày nay.

- THƯƠNG ÂM 伤阴

Tình trạng chân âm bị hao tổn do dương khí thiên cang nung nấu âm dịch hoặc sau khi mắc các bệnh ôn nhiệt, nhiệt tà làm tổn thương chân âm gây ra. Triệu chứng: sốt nhẹ, lòng bàn tay, chân nóng rát, mỏi mệt, gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, hoặc kèm triệu chứng đau họng, gò má đỏ, tai điếc, lưỡi đỏ tía mà khô, mạch tế sác vô lực.

- THƯƠNG CÂN 伤筋

Tình trạng bị tổn thương phần mềm. Nguyên nhân do bị đánh tức té, bị chèn ép gây bệnh.

- THƯƠNG DƯƠNG 伤阳

Dương khí bị tổn thương. Do dùng quá nhiều thuốc hàn lương, hoặc do tả hạ, phát hãn quá nhiều, hoặc âm hàn thịnh ở bên trong, hoặc tình chí bị kích thích quá độ cũng dễ làm tổn thương dương khí.

- THƯƠNG GIA 创家

➊ Người bệnh do bị gươm dao đâm chém mất máu quá nhiều. ➋ Người bệnh vốn bị ung nhọt mụn lở. Với loại này không nên sử dụng phép phát hãn, nếu cố ý làm ra mồ hôi sẽ dẫn đến chứng co cứng.

- THƯƠNG HÀN 伤寒

➊ Bệnh thương hàn. Theo nghĩa rộng, thương hàn là tên gọi chung cho bệnh ngoại cảm phát sốt. ➋ Chứng thương hàn hiểu theo nghĩa hẹp. Tức là cảm nhiễm hàn tà mà phát bệnh. Triệu chứng: sợ lạnh, không có mồ hôi, đầu đau gáy cứng, mạch phù khẩn, có khi phát sốt, hoặc không có sốt. Khác hẳn bệnh thương hàn mà y học hiện đại vẫn gọi. ➌ Nguyên nhân bệnh,  tổn thương do cảm nhiễm hàn tà vào mùa đông.

- THƯƠNG HÀN BIỂU CHỨNG 伤寒表证

Chứng thương hàn bệnh tà còn ở ngoài biểu. Sách ‘Thương hàn luận” gọi là Thái dương biểu chứng.

- THƯƠNG HÀN LOẠI CHỨNG HOẠT NHÂN THƯ 伤寒类证活人书

1107, Chu Quăng (Dực Trung), đời Tống, Trung Quốc. Gồm 22 quyển; 101 câu vấn đáp, tóm tắt nội dung ‘Thương hàn luận và thuyết minh ý nghĩa các bài thuốc trong tác phẩm này, đồng thời bổ sung 126 bài thuốc nữa chọn lọc trong ba tác phẩm ‘Thiên kim yếu phương, ‘Ngoại đài bí yếu và ‘Thái bình thánh huệ phương’.

- THƯƠNG HÀN LUẬN LOẠI PHƯƠNG 伤寒论类方

1759, Từ Đại Xuân (Linh Thai, Hồi Khê), đời Thanh, Trung quốc. Gồm 1 quyển. Chia những bài thuốc trong ‘Thương hàn luận làm 12 loại, mỗi loại trước tiên nêu chủ trương, sau ghi tiếp các phương thuốc cùng loại, cuối cùng tóm tắt cách sử dụng.

- THƯƠNG HÀN LƯỠNG CẢM 伤寒两感

➊ Tình trạng hai kinh âm dương có biểu lý với nhau đồng thời mắc bệnh. Thí dụ: vừa có biểu chứng phát sốt, đau đầu của kinh Thái dương, lại có cả lý chứng mỏi mệt, chân tay lạnh, mạch vi của kinh Thiếu âm. ➋ Tình trạng thương hàn lưỡng cảm (lưỡng cảm, trùng cảm: cùng nhiễm hai loại bệnh tà trong một lúc). Thí dụ: tạng phủ vốn có tà khí tích nhiệt ở trong, lại có chứng biểu lý đồng bệnh ngoại cảm phong hàn.

- THƯƠNG HÀN LÝ CHỨNG 伤寒里证

Bệnh thương hàn tà từ biểu thâm nhập vào lý. Thường thấy là Dương minh lý chứng và Tam âm lý chứng. Dương minh lý chứng thuộc thực nhiệt, Tam âm lý chứng thuộc hư hàn.

- THƯƠNG HÀN MINH LÝ LUẬN     伤寒明理论

1156, Thành Vô Kỷ, đời Kim, Trung quốc. Gồm 3 quyển. Phân tích và so sánh 50 chứng nêu trong ‘Thương hàn luận. Ngoài ra có thêm Phụ phương luận 1 quyển, nêu ý nghĩa 20 phương thuốc của Trọng Cảnh.

- THƯƠNG HÀN PHÁI 伤寒派

Trường phái chuyên về Thương hàn. Từ khi Trương Trọng Cảnh sáng tác ‘Thương hàn luận đến nay, nhiều thầy thuốc kết hợp kinh nghiệm của mình, vừa chú thích, vừa phát huy cuốn sách đó. Điều đó đã có tác dụng nhất định trong việc mở mang học thuyết của Trương Trọng Cảnh. Giữa những nhà nghiên cứu, chú giải và phát huy ấy có không ít ý kiến tranh luận khác nhau nhưng đều nhất trí trên phương diện kế thừa học thuyết đó. Đến khi học thuyết ôn bệnh ra đời, vẫn còn tranh luận giữa hai học thuyết ôn bệnh và thương hàn. Tuy nhiên về chẩn đoán bệnh ngoại cảm, đều tuân thủ theo ‘Thương hàn luận của Trương Trọng Cảnh nên đã hình thành một y phái mà đời sau gọi là Thương hàn phái.

- THƯƠNG HÀN SÚC HUYẾT CHỨNG 伤寒蓄血证

Một trong Thái dương phủ chứng. Nhiệt tà ở kinh Thái dương theo đường truyền kinh mà thâm nhập vô phủ, kết lại ở hạ tiêu mà phát bệnh. Triệu chứng: vùng bụng dưới cứng đau. Thể hiện bằng các hành động như điên hoặc phát điên, hay quên, đại tiện phân sệt mà đen như sơn, tiểu tự lợi.

- THƯƠNG HÀN SÚC THỦY CHỨNG 伤寒蓄水证

Một trong Thái dương phủ chứng. Thái dương bệnh không giải, nhiệt tà theo kinh nhập vào phủ Bàng quang cùng tương kết với thủy dịch mà phát sinh bệnh. Triệu chứng: phát sốt, khát mà tiểu không lợi, bụng dưới đầy, uống nước vào lập tức nôn ra, mạch phù.

- THƯƠNG HÀN TẠP BỆNH LUẬN 伤寒杂病论

(Thường gọi tắt là Thương hàn luận), 219, Trương Cơ (Trọng Cảnh), đời Hán, Trung quốc. Gồm 16 quyển. Tổng kết kinh nghiệm lâm sàng ở ba thế kỷ trước và hai lĩnh vực điều trị thương hàn và tạp bệnh. Trong biện chứng thi trị, có những thành tựu xuất sắc. Tác phẩm kinh điển hàng đầu.

- THƯƠNG KÍNH 伤痉

Tức chứng Phá thương phong.

- THƯƠNG KHOA 伤科

Khoa chuyên chữa trị các chứng do bị đánh tức té mà tổn thương. Phạm vi chữa trị của thương khoa bao gồm kim sang (các vết thương do dao kiếm), cốt chiết (gãy xương), thoát cữu (sai khớp), phỏng lửa, phỏng nước sôi hoặc trùng thú cắn.

- THƯƠNG LẪM CHI QUAN 仓廪之官

Tỳ và Vị, là kho chứa nơi cung cấp chất dinh dưỡng tới các khí quan tạng phủ của cơ thể.

- THƯƠNG LỰC CHỨNG 伤力症

Do mang vác vật nặng, sức nặng của vật đè xuống hoặc xách nặng mà phải đi đường xa, làm cho khí huyết trong các nội tạng bị thương tổn gây ra bệnh.

- THƯƠNG NHŨ THỔ 伤乳吐

Trẻ em bị ọc sữa do bú quá no. Sữa nôn ra kết thành mảng, kèm có phát sốt, bụng trướng.

- THƯƠNG NHŨ THỰC 伤乳食

Trẻ bị nôn ói do ăn bú không điều độ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương. Triệu chứng: trẻ nôn ói, bụng trướng đau, phát sốt hoặc tiêu chảy.

- THƯƠNG PHONG 伤风

➊ Cảm nhiễm phong tà mà phát bệnh, đều gọi là thương phong cảm mạo. Trên lâm sàng cần phân biệt hai loại phong hàn, phong nhiệt. ➋ Thái dương trúng phong.

- THƯƠNG PHONG KHÁI THẤU 伤风咳嗽

Chứng ho do phong tà xâm nhập vào Phế gây ra. Triệu chứng: sợ gió, tự ra mồ hôi hoặc sợ lạnh, phát sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiếng nói nặng, cổ họng ngứa gây ho, mạch phù.

- THƯƠNG PHONG PHÁT KÍNH 伤风发痉

Bệnh kính do cảm thụ phong tà mà gây ra. Phần nhiều thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng: phát sốt, tay chân co quắp, mắt trực thị, đau đầu, ra mồ hôi, khò khè hoặc nôn khan.

- THƯƠNG TÁO KHÁI THẤU 伤燥咳嗽

Ho do cảm nhiễm táo tà gây tổn thương âm dịch ở Phế mà gây ra. Bệnh thường phát vào mùa thu. Triệu chứng: ho khan, ít đờm, miệng khô họng ráo, đại tiện phân kết, lưỡi đỏ mà khô.

- THƯƠNG TÂN 伤津

Tình trạng tân dịch bị tổn thương trong quá trình mắc bệnh nhiệt. Thường là tân dịch ở Phế Vị. Do sốt cao, hoặc do làm ra mồ hôi quá nhiều, do cảm nhiễm khí táo (khô ráo) làm cho tân dịch ở Phế Vị bị tổn thương gây nên bệnh.

- THƯƠNG THẤP 伤湿

Do cảm nhiễm thấp tà gây nên. Thấp có chia ra ngoại cảm thấp tà và thấp trọc nội trở.

- THƯƠNG THẤP KHÁI THẤU 伤湿咳嗽

Do cảm nhiễm thấp tà, đàm thấp kết ở Phế gây ra ho. Triệu chứng: ho đàm nhiều, khớp xương đau nhức, mặt và tay chân sưng phù, tiểu tiện không lợi.

- THƯƠNG THẤP PHÚC THỐNG 伤湿腰痛

Chứng đau lưng do ngâm dầm ở những nơi ẩm ướt lâu ngày mà phát sinh bệnh. Triệu chứng: vùng lưng nặng nề, lạnh đau. Nếu dầm lâu trong nước, hoặc gặp mưa kéo dài nhiều ngày thì cơn đau càng tăng, hoặc thấy người sưng phù, mạch hoãn.

- THƯƠNG THẤP TỰ HÃN 伤湿自汗

Chứng tự ra mồ hôi do thấp tà gây bế tắc. Triệu chứng: tự ra mồ hôi, sợ gió, tiếng nói nặng, người mệt mỏi, uể oải, khớp xương đau nhức, những ngày mưa dầm thì đau tăng.

- THƯƠNG THỬ 伤暑

➊ Tên gọi chung để chỉ hiện tượng trúng thử vào mùa hạ. ➋ Nhiễm thử tà còn ở mức độ nhẹ.

- THƯƠNG THỬ KHÁI THẤU 伤暑

Tức chứng Thử khái.

- THƯƠNG THỰC 伤食

Triệu chứng thường gặp là chán ăn, vùng ngực bụng trướng đầy, lợm giọng, nôn ọe, tiết tả, đại tiện chua khẳm, rêu lưỡi bẩn nhớt. Nguyên nhân do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.

- THƯƠNG THỰC ĐẦU THỐNG 伤食头痛

Do ăn uống không điều độ, thức ăn cũ không tiêu. Triệu chứng: đau đầu, ngực bụng đầy tức, ợ hơi nuốt chua, chán ăn, mạch hoạt thực.

- THƯƠNG THỰC TẢ 伤食泻

Tiêu chảy do ăn uống. Các thức ăn không tiêu hóa được gây nên bệnh. Triệu chứng: ngực bụng đầy trướng, ợ hăng, bụng đau  tiêu chảy, sau khi đi tiêu được thì cơn đau giảm, lưỡi bẩn, mạch huyền khẩn.

- THƯƠNG THỰC TIẾT 伤食泄

Tức chứng Thương thực tả.

- THƯƠNG THỰC THỔ 伤食吐

Chứng nôn ói do ăn uống không điều độ. Thức ăn nôn ra phần lớn chưa kịp tiêu hóa, mùi vị tanh hôi, kèm có sốt nhẹ, sốt về chiều, chán ăn, miệng hôi.

- THƯƠNG TỔN YÊU THỐNG伤损腰痛

Đau lưng do bị đánh tức té làm cho sự tuần hoàn kinh lạc ở vùng lưng, thắt lưng bị bế tắc.

- THƯƠNG TỬU ĐẦU THỐNG 伤酒头痛

Chứng đau đầu do uống quá nhiều rượu. Triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ói, miệng khát, nặng thì mê man, mạch sác.

- THƯỜNG ĐỘC 常毒

Độ độc của dược vật ở bậc trung, khi sử dụng cần phải chú ý phương pháp và liều lượng, nhưng không nên dùng lâu.

- THƯỜNG MẠCH 常脉

Mạch tượng bình thường. Mạch đập 70-75 lần/ phút, nhịp nhàng, không nhanh, không chậm, biểu lộ sức khỏe bình thường.

- THƯỢNG BÁC 上膊

Cánh tay (phía dưới vai, phía trên khuỷu tay). Còn gọi là Quăng, Nhu.

- THƯỢNG BÀO HẠ THÙY 上胞下垂

Bệnh sa mi, sụp mi mắt. Bệnh thường phát sinh một bên. Triệu chứng: mi mắt trên  bị sụp, không tự nâng lên được có khi phải lắc đầu nhăn trán mới hé nhìn được. Nguyên nhân thường do tiên thiên phát dục chưa hoàn chỉnh, hoặc do phong tà náu ở mi mắt gây nên.  

- THƯỢNG BỆNH HẠ THỦ 上病下取

Bệnh tật biểu hiện ở bên trên nhưng khi châm cứu thì dùng các huyệt ở bên dưới, hoặc dùng thuốc chữa ở bên dưới. Như chứng huyễn vựng thuộc chứng âm hư hỏa vượng, khi chữa trị thì phải dùng phép tư Thận âm để giáng hư hỏa.

- THƯỢNG CÁCH HẠ CÁCH 上膈下膈

Thượng cách: ăn vào thổ ra ngay; Hạ cách: sáng ăn tối thổ.

- THƯỢNG CÔNG 上工

Thầy thuốc cổ đại có trình độ kỹ thuật uyên thâm, hiệu suất chữa bệnh rất cao.

- THƯỢNG ĐAN ĐIỀN 上丹田

Vị trí ở giữa hai lông mày.

- THƯỢNG ĐÔ HUYỆT 上都穴

Một trong 8 huyệt nằm ở khe ngón tay của nhóm Bát tà. Xem Bát tà huyệt.

- THƯỢNG HÀN HẠ NHIỆT上寒下热

Bệnh tật khi chuyển sang giai đoạn hỗn tạp (bao gồm các triệu chứng hàn và nhiệt lẫn lộn với nhau). Như bên trên thấy các triệu chứng sợ lạnh, lợm giọng buồn nôn, rêu lưỡi trắng (thuộc hàn). Bên dưới lại thấy các triệu chứng bụng trướng, đại tiện táo bón, tiểu sẻn đỏ (thuộc nhiệt).

- THƯỢNG HOÀNH CỐT 上横骨

Bộ vị ven xương ức (điểm nối của xương quai xanh hai bên trái, phải)

- THƯỢNG HƯ HẠ THỰC 上虚下实

Hiện tượng bệnh lý biểu hiện chính khí hư ở bên trên, tà khí thực ở bên dưới. Thí dụ như người vốn có Tâm huyết hư tổn (thượng hư), lại có thấp nhiệt tích ở Đại trường (Hạ thực). Như vậy người bệnh vừa có các triệu chứng mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp, lại có các chứng bụng đau, đại tiện ra mủ máu, rêu lưỡi vàng nhờn.

- THƯỢNG KHIẾU 上窍

Các khiếu trên mặt như: Mũi, mắt, tai, miệng.

- THƯỢNG KHÍ 上气

➊ Do Phế khí thượng nghịch, biểu hiện bằng các chứng thở nhiều hít ít, hơi thở gấp. ➋ Khí ở Tâm Phế thuộc thượng tiêu.

- THƯỢNG NGẠC UNG 上腭痈

Vòm hầu bên trên bị sưng có mủ.

- THƯỢNG NHIỆT HẠ HÀN 上热下寒

Nhiệt tà xuất hiện ở bên trên đồng thời bên dưới hàn tà cũng phát tác. Thí dụ như người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng nhiệt ở bên trên như: Cổ họng đau nhức, nặng thì ho khạc ra đàm vàng hoặc trong đờm có lẫn máu; Đồng thời bên dưới xuất hiện triệu chứng của hàn tà như là: lạnh bụng, tiêu chảy, mạch trầm trì.

- THƯỢNG PHÁT BỐI 上发背

Chứng mụn nhọt mọc ở lưng.

- THƯỢNG PHẨM 上品

Người xưa phân chia các loại thuốc để uống bên trong thành 3 loại. Thượng, trung và hạ phẩm. Loại dùng lâu ngày, dùng nhiều mà không gây phản ứng cho cơ thể gọi là thượng phẩm.

- THƯỢNG QUẢN 上脘

➊ Tức bí môn miệng trên của dạ dày.➋ Tên gọi huyệt ở đường giữa bụng, trên rốn 5 thốn, thuộc mạch Nhâm.

- THƯỢNG QUYẾT HẠ KIỆT 上厥下竭

Bệnh lý do chân âm, chân dương ở hạ bộ suy kiệt mà xuất hiện hiện tượng âm dương không điều hòa. Triệu chứng: đột nhiên té ngã bất tỉnh nhân sự.

- THƯỢNG THẠCH THƯ 上石疽

Nhọt mọc ở hai bên cổ, gáy (thường chỉ ở một bên trái hoặc phải). Sưng to và nhanh ở hạch lâm ba, rắn chắc và đau. Nguyên nhân do Can khí uất kết, khí huyết ngưng trệ kinh lạc. Tức thạch thư

- THƯỢNG THÁP THỦ 上塔手

Chứng đau nhức vùng vai, đến nỗi phải giơ tay ôm đỡ lấy vai. Tức Tháp thư.

- THƯỢNG THỊNH 上盛

➊ Tà khí ở vùng thượng bộ trong cơ thể sung thịnh.➋ Mạch Nhân nghinh phù thịnh.

- THƯỢNG THỊNH HẠ HƯ 上盛下虚

Tức Thượng thực hạ hư.

- THƯỢNG THỔ HẠ TẢ 上吐下泻

Chứng nôn ói và tiêu chảy cùng lúc. Nguyên nhân do ăn uống không điều độ, hoặc do ăn các thức ăn không hợp vệ sinh, hoặc do cảm thụ ngoại tà làm tổn thương trường vị. Triệu chứng: bụng đau quặn, vừa thổ vừa tả, nặng thì mất nước, co rút chân tay (gọi là hoắc loạn chuyển cân). Nếu không bù nước kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Giống như chứng hoắc loạn. Phần nhiều do cảm thụ thời tà gây ra.

- THƯỢNG THỰC HẠ HƯ 上实下虚

➊  Chứng tà khí thực ở trên. Chính khí hư ở bên dưới. ➋  Chứng Can Thận âm hư, Can dương thiên cang.

- THƯỢNG TIÊU 上消

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường như là: Miệng khát, uống nhiều nước.

- THƯỢNG TIÊU上焦

Chỉ bộ vị phía trên của Tam tiêu. Từ cổ họng đến hoành cách mô, tại đây bên trong có Tâm và Phế. Thông qua chức năng vận hóa của Tỳ Vị mà đưa các vật chất từ Tâm Phế đến phân bố cho các cơ quan trong cơ thể.

- THƯỢNG TIÊU CHỦ NẠP 上僬主纳

Một trong những chức năng của thượng tiêu. Tức không khí (hơi thở) và các chất ăn uống muốn vào tới bên trong cơ thể đều phải thông qua thượng tiêu. 

- THƯỢNG TIÊU NHƯ VỤ 上焦如雾

(Vụ: làn hơi bốc lan tỏa như sương mù). Lời nói ví dụ nhằm nêu rõ đặc điểm chức năng của thượng tiêu. Do thượng tiêu có tác dụng phân bố các vật chất dưới dạng như sương mù, thông qua chức năng vận chuyển của Tỳ mà đưa các chất này tới khắp cơ quan trong toàn thân.

- THƯỢNG TỔN CẬP HẠ 上损及下

Bệnh lý do ngũ tạng hư nhược gây nên. Thường thấy từ bộ vị ở trên bị hư tổn làm ảnh hưởng đến bộ phận dưới. Như tạng Phế hư tổn kéo dài, làm liên lụy tới Tâm, Tỳ, Can, Thận. Gọi là thượng tổn cập hạ.

- TIẾT

❶ Tuyên tiết, thường chỉ tuyên tiết Phế khí.      ❷ Còn gọi là Tả. Chứng tiết tả cũng gọi là tiết lợi. ❸ Tả pháp hoặc dùng tả tễ. ❹ Chứng chùng gân (cân hoãn).

- TIẾT CAN 泄肝

Tức Sơ Can.

- TIẾT CHÚ XÍCH BẠCH 泄注赤白

Đại tiện phân đàm, mủ (bạch), máu (xích). Xem  Lỵ tật.

- TIẾT KỶ 薛己

1486-1558, Tiết Kỷ, tự Tân Phủ, hiệu Lập Trai (立斋), người đời Minh, huyện Ngô Nhất (nay là Tô Châu). Ông là y gia trứ danh đời Minh. Cha Tiết Kỷ là Tiết Khải, tự Lương Vũ, là một danh y, tinh thông y lý, giỏi nhi khoa. Niên hiệu Hoẵng Trị (1488-1505), Tiết Khải được mời làm y sĩ ở Thái y viện, có viết sách ‘Bảo anh toát yếu’. Tiết Kỷ thiên tư thông minh, sách xem qua thì thuộc. Ông theo nghề cha, nghiên cứu sâu y thuật; các khoa đều tinh thông, nhất là dương khoa (ghẻ mủ). Niên hiệu Chính Đức (1506-1521), ông được tuyển làm ngự y, sau chuyển làm Viện phán (viện phó) Thái y viện ở Nam Kinh; niên hiệu Gia Tĩnh (1522-1566), thăng chức Viện sứ (viện trưởng). Không lâu sau, ông từ chức về nhà ra sức viết sách. Ông viết sách rất nhiều đó là các sách ‘Nội khoa trích yếu’, ‘Ngoại khoa phu yếu’, ‘Nữ khoa toát yếu’, ‘Ngoại khoa phát huy’, ‘Chính thể loại yếu’, ‘Lệ dương yếu’, ‘Khẩu xỉ loại yếu’, ‘Ngoại khoa tâm pháp’, ‘Ngoại khoa kinh nghiệm phương’. Ông còn đính chính và chú thích các sách ‘Phụ nhân lương phương đại toàn’ và ‘Ngoại khoa tinh yếu’ của Trần Tự Minh; ‘Tiểu nhi dược chứng trực quyết’ của Tiền Ất; ‘Minh y tạp trứ’ của Vương Luân; ‘Tiểu nhi đậu chẩn phương luận’ của Trần Văn Trung; ‘Nguyên cơ khải vi’ của Nghê Duy Đức; ‘Bình trị hội tụy’ của Chu Đan Khê; cùng quyển ‘Bảo anh toát yếu’ của cha (Tiết Khải). Tư tưởng học thuật của Tiết Kỷ chủ yếu bắt nguồn nơi học thuyết của các y gia Trương Nguyên Tố, Lý Đông Viên và Tiền Ất. Khi trị liệu, ông xem nặng việc điều bổ Tỳ Thận. Trên lâm sàng, các bệnh thuộc Tỳ Vị hư tổn thì dùng thang ‘Bổ trung Ích Khí’ làm chủ, hoặc dùng thang ‘Tứ quân tử thang ‘Lục quân tử’ thuộc loại bổ Thận điền tinh. Tóm lại, ông thiên hướng ôn bổ, ít dùng khổ hàn, trọng Tỳ Vị nhưng không theo hẳn Đông Viên, trọng Thận âm mà có khác với Đan Khê. Trong y án của ông, đại đa số là trị liệu Tỳ Vị, Thận hư tổn; trong sách ‘Nội khoa trích yếu’ của ông, có nhiều biểu hiện rất đột xuất. Ông là đại học gia lâm sàng đời Minh, thành tựu nổi bật nhất của ông là ở phương diện ngoại khoa, điều này đã được hậu thế công nhận. Tỷ như trong sách ‘Ngoại khoa phát huy’ của ông, thấy được rằng, khi biện trị (phân tích suy luận để trị liệu) bệnh sang dương, càng có chỗ độc đáo. Sách ‘Chính thể loại yếu’ của ông là một sách chuyên về khoa cốt thương (xương gãy, dập), (đời Minh gọi cốt thương khoa là ‘chính thể’). Trong sách này có chép thuật 19 điều thủ pháp cơ bản chỉnh xương và 65 qui tắc của y án ngoại thương, 71 phương tễ của khoa thương. Luận thuật của sách tinh yếu, nội dung cũng rất thực dụng, cho nên sách ‘Y tông kim giám’, ‘Chính cốt tâm pháp yếu chỉ’ cũng lấy sách ‘Chính thể loại yếu’ làm ‘lam bản’ (bản gốc) mà biên soạn. Quan điểm học thuật xem nặng Tỳ Vị của Tiết Kỷ có ảnh hưởng tương đối lớn đến hậu thế, cho nên y gia hậu thế xưng tụng ông cùng Triệu Hiến Khả, Trương Giới Tân ở cuối đời Minh là ba y gia lớn ‘ôn bổ’ của đời Minh.

- TIẾT KHẢ KHỨ BẾ 泄可去闭

Phép trị. Dùng các loại thuốc gây đi ngoài để chữa chứng lý thực. Như chứng Vị bị thực có các chứng trướng bụng, đại tiện bí kết.

- TIẾT LỢI 泄利

Tức Vụ đường.

- TIẾT NÙNG HUYẾT 泄农血

Tức Tiện nùng huyết.

- TIẾT PHONG 泄风

❶ Tấu lý thưa nhão mà bị ngoại cảm phong tà, đến nỗi ra mồ hôi không ngừng, khô miệng, đau nhức thân thể. ❷ Chứng nổi ngứa. Ngoài da nổi vệt làm ngứa gãi (kiểu dị ứng).

- TIẾT TẢ 泄泻

Chứng tiết tả. Chỉ hiện tượng đi tiêu nhiều lần, phân lỏng nhão. Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều như: Ngoại cảm lục dâm, thực tích, đàm trở, Tỳ Thận hư hàn. Hoặc do tình chí thất thường làm cho chức năng vận hóa của Tỳ và Đại trường bị rối loạn nên phát bệnh. Nếu lấy nguyên nhân bệnh mà phân loại thì có chia ra các chứng Phong tả, Hàn tiết, Thử tả, Nhiệt tả, Thấp tả, Nhu tiết, Thương thực tả, Đàm tả, Khí tả, Thận tiết... Căn cứ vào bệnh tình của chứng tiết tả hoặc tính chất của đại tiện mà nói thì lại phân ra Xôn tiết, Vụ tiết, Đường tiết, Thủy tả, Động tiết, Hoạt tiết, Ngũ canh tiết, Lộc thực tả, Đại giả tiết...  

- TIẾT TỄ 泄剂

Phương thuốc dùng các loại dược vật có tác dụng gây đi ngoài như Đại hoàng, Mang tiêu cấu tạo thành phương thuốc để chữa các thực chứng.

- TIẾT VỆ THẤU NHIỆT 泄卫透热

Ôn bệnh trong giai đoạn nhiệt tà ở giữa vệ phận và khí phận. Xuất hiện triệu chứng mình nóng không sợ lạnh, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi trắng vàng, không có mồ hôi. Hiện tượng không có mồ hôi đó là phần vệ bị vít lấp không thông, phải dùng thuốc tân lương thấu đạt, làm cho bệnh nhân nhâm nhấp ra mồ hôi, như vậy gọi là tiết vệ, khiến nhiệt tà ở khí phận có thể hướng ra ngoài biểu mà tiêu tan, như vậy gọi là thấu nhiệt.

Thuốc để tiết vệ thấu nhiệt thường dùng: Phù bình, Bạc hà, Đạm đậu xị, Thuyền thoái, Cúc hoa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bạch mao căn.

- TIÊU 消

Chứng nhiệt thịnh ở kinh Dương minh làm tổn thương âm dịch, nên thức ăn dễ tiêu, mau đói. Tuy ăn được mà tân dịch lại không nuôi dưỡng được cho cơ nhục. Thiên ‘Âm dương biệt luận’ (Tố vấn) ghi: “Nhị dương giả, vị chi tiêu”. Giống như hiện nay xếp vào chứng trung tiêu ở bệnh tiểu đường. 

- TIÊU BẢN 标本

Tiêu bản là khái niệm tương đối, trên lâm sàng ứng dụng mối quan hệ của tiêu bản để phân tích tìm hiểu triệu chứng chính, phụ, gốc ngọn, nặng nhẹ, hoãn cấp, để xác định nguyên tắc trị liệu.

- TIÊU BẢN ĐỒNG TRỊ 标本同治

Phương pháp kết hợp vừa chữa gốc (bản) phát sinh ra bệnh đồng thời chữa những biến chứng (tiêu) của bệnh. Tuy nhiên tiêu bản cũng cần phải hiểu theo cách khác như chính khí (bản) và tà khí (tiêu). Nếu bệnh phát do chánh khí hư thì ngoài việc chữa bệnh cũng phải chú trọng nâng cao chính khí.

- TIÊU BÍNH CỨU 消饼灸

Phép cứu qua bánh hạt tiêu. Dùng bột Hồ tiêu trắng thêm chút bột gạo, vẩy nước trộn đều nặn thành bánh, giữa miếng bánh lại đặt thêm ít bột Đinh hương, Nhục quế. Đặt miếng bánh lên huyệt vị và đốt ngải cứu lên trên, nhằm điều trị chứng viêm khớp dạng thấp mạn tính.

- TIÊU BĨ 消痞

Một trong phép tiêu. Là phương pháp chữa các chứng bĩ tích, bĩ mãn.

- TIÊU BĨ HÓA TÍCH 消痞化积

Phương pháp dùng các loại thuốc có tác dụng hành khí, hóa ứ, tiêu trệ, nhuyễn kiên để tiêu trừ các chứng ngực bụng đầy tức hoặc trong xoang bụng kết khối. Như hạ sườn kết hòn khối hoặc trẻ em cam tích.

- TIÊU BỔ KIÊM THI 消补兼施

Phương pháp vừa dùng phép tiêu lẫn phép bổ để điều trị. Thường dùng để chữa các bệnh hư thực cùng xuất hiện. Như Tỳ Vị suy nhược mà có hiện tượng ăn uống không tiêu. Vùng bụng tức trướng, đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhược vô lực.

- TIÊU CỐC THIỆN CƠ 消谷善饥

Chỉ hiện tượng ăn uống khỏe, mau đói, sau khi ăn chẳng bao lâu đã có cảm giác đói. Nguyên nhân phần nhiều do Vị hỏa thịnh, vị âm hao tổn. Đây là một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh tiêu khát.

- TIÊU ĐÀM 消痰

Phép tiêu đàm. Phương pháp công phạt trọc đàm lưu trệ. Thích hợp chữa đàm ẩm phục ở Phế hoặc do đàm trọc tích tụ. Dùng phép này phần nhiều thường gây tổn thương nguyên khí. Vì thế đối với người có thể chất suy nhược cần phải thận trọng khi dùng.

- TIÊU ĐÀM BÌNH SUYỄN 消痰平喘

Phương pháp dùng chữa đàm nhiều, khí nghịch. Thích hợp chữa đàm ẩm phục ở Phế, làm cho Phế khí thượng nghịch. Triệu chứng: suyễn ho nhiều đàm, tức ngực, ăn uống giảm sút, rêu lưỡi dính nhờn, mạch hoạt.

- TIÊU ĐÀM NHUYỄN KIÊN 消痰软坚

Là phương pháp dùng những vị thuốc có tác dụng hóa đàm, nhuyễn kiên, tán kết. Dùng để chữa các chứng đàm trọc kết tụ hoặc Tràng nhạc.

- TIÊU ĐẢN 消疸

Chứng tiêu đản (Tiêu: tiêu hao tân dịch dẫn đến gày còm; Đản: nội nhiệt). Tiêu đản là do tà nhiệt tích ở trong, hun đốt tân dịch dẫn đến chứng tuy ăn uống nhiều mà vẫn gầy còm. Còn gọi là Nhiệt đản, Tiêu khát.

- TIÊU ĐẠO 消导

Phương pháp dùng các loại thuốc có tác dụng kiện Tỳ lý khí và hổ trợ tiêu hóa, tiêu trừ thực trệ nhằm khôi phục công năng vận hóa của Tỳ Vị. Thích hợp chữa các chứng thực tích đình trệ, phúc trướng ngực đầy tức, đôi khi kèm có đau bụng, đại tiện lỏng, ợ hơi, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhớt mà vàng, mạch hoạt. Còn gọi là Tiêu thực đạo trệ, Tiêu thực hóa trệ.

- TIÊU ĐƠN 消瘅

❶ Tức chứng tiêu khát.

❷ Bệnh chứng xuất hiện các triệu chứng đặc trưng là da thịt teo róc. Do âm hư nội nhiệt ở Can, Tâm, Thận gây ra.

- TIÊU KHÁT 消渴

❶ Bệnh tiêu khát. Xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều Nguyên nhân do ăn nhiều các thức ăn ngọt béo, hoặc ăn uống không điều độ; hoặc tình chí không được thư thái, mệt nhọc quá độ, dẫn đến tạng phủ có táo nhiệt tích ở trong. Hoặc do âm hư hỏa vượng gây ra.

❷ Chứng bệnh khát uống nhiều.

- TIÊU PHÁP 消法

Là phương pháp điều trị để tiêu trừ các chứng thực như: Khí uất, Huyết ứ, Đàm thấp, Thực tích.

- TIÊU TÂM 消心

Tức thượng tiêu.

- TIÊU THƯ 熛疽

Tức Tiêu thư 瘭疽.

- TIÊU THƯ 瘭疽

Chứng đau khóe móng tay hoặc móng chân. Nguyên nhân do ngoại thương (làm móng tay hoặc bị trầy xước) độc tà nhiễm vào bì phu, gân mạch mà phát bệnh; hoặc do hỏa độc ngưng kết trong tạng phủ mà thành bệnh.

- TIÊU THỰC ĐẠO TRỆ 消食導滞

Một trong pháp tiêu. Còn gọi là tiêu thực hóa trệ hoặc tiêu đạo. Là phương pháp điều trị để tiêu trừ thực tích, khôi phục chức năng của Tỳ Vị. Thường dùng để chữa thực tích đình trệ, lồng ngực đầy tức, bụng trướng đau, ợ hơi nuốt chua, chán ăn, hoặc tiêu chảy, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt.

- TIÊU THỰC HÓA TRỆ 消食化滞

Tức tiêu thực đạo trệ.

- TIÊU TRUNG 消中

Chứng bệnh dễ tiêu hay đói; tức là chứng trung tiêu của bệnh tiêu khát.

- TIÊU TỲ 消脾

Tức Tiêu trung.

- TIỂU ĐỘC 小毒

Chỉ các loại thuốc có độc nhẹ, tuy mức độ gây hại cho cơ thể không nhiều nhưng cũng không nên uống lâu.

- TIỂU GIÁP BẢN 小夹板

Dụng cụ dùng để bó xương gãy đời xưa. Vật liệu thường dùng để bó xương gãy là cây Liễu, cây Linh sam hoặc bằng ván ép. Nay cải tiến dùng nẹp tre. Tùy theo độ dài của chi thể mà chế thành.

- TIỂU HỘ GIÁ THỐNG 小卢嫁痛

Từ chung để chỉ miệng âm hộ của phụ nữ bị đau. Nguyên nhân do Can kinh uất nhiệt, Tỳ hư tụ thấp, thấp nhiệt dồn xuống gây ra. Hoặc do giao cấu gây nên.

- TIỂU KẾT HUNG 小结胸

Một loại kết hung trong ‘Thương hàn luận. Nguyên nhân do đàm nhiệt câu kết gây nên. Triệu chứng: vùng Vị quản rắn đầy, ấn vào đau, rêu lưỡi vàng hơi nhớt, mạch phù hoạt. Còn gọi là Đàm nhiệt kết hung.

- TIỂU KHÊ 小溪

Chỉ giữa các thớ thịt có lõm nhỏ.

- TIỂU NGHỊCH 小逆

Điều sai sót nhỏ, phạm phải trong điều trị.

- TIỂU NHI BẠO KINH 小儿暴惊

Chứng đột nhiên sợ hãi ở trẻ em. Nguyên nhân do khí khiếp, đờm nghịch, tinh thần bị quấy nhiễu mà làm cho kinh sợ, kêu khóc.

- TIỂU NHI BIỂU NHIỆT 小儿表热

Chứng phát sốt do ngoại cảm phong hàn phát ra ở trẻ em. Nguyên nhân do bệnh ở tại biểu, cho nên phần nhiều thường kèm có các biểu chứng như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhảy mũi, ho. Tùy theo chứng trạng thuộc hàn hay thuộc nhiệt mà phân ra 2 loại là phong hàn biểu chứng và phong nhiệt biểu chứng.

- TIỂU NHI CAM NHÃN 小儿疳眼

Trẻ em sau khi bị cam tích phát sinh bệnh mắt. Nguyên nhân do Tỳ Vị hư tổn, tinh huyết bất túc, không đưa được các chất lên nuôi dưỡng cho mắt. lại gặp Can nhiệt bốc lên mà phát bệnh. Biểu hiện là mắt khô rát, sợ ánh sáng, giác mạc kéo mây, nặng thì khô mắt, không thấy đường.

- TIỂU NHI CẢM MẠO 小儿感冒

Bệnh thường gặp ở trẻ em do cảm phải khí hậu trái thường. Nguyên nhân do da của trẻ còn non nớt, chưa biết điều tiết cho phù hợp với sự thay đổi của khí hậu, làm cho da dẻ thưa hở, sức đề kháng không có nên dễ mắc bệnh. Sau khi mắc bệnh. Do tạng phủ còn yếu, nên tà truyền biến nhanh, thường kèm thấy có  đàm, thực, kinh sợ mà làm cho bệnh càng thêm phức tạp.

- TIỂU NHI CƯỚC LOAN 小儿脚挛

Chỉ hiện tượng chân cẳng của trẻ co rút không duỗi ra được. Nguyên nhân do khi mang thai, tạng phủ có lãnh tích, hoặc cảm nhiễm phong tà, làm cho thai nhi sau khi sinh ra Thận khí bất túc, khí huyết dinh dưỡng không thể cung cấp cho các tế bào mà gây bệnh.

- TIỂU NHI DOANH SẤU 小儿赢瘦

Do Tỳ Vị của trẻ còn non nớt, lại gặp ăn uống không điều độ mà làm tổn thương Tỳ Vị. Ảnh hưởng đến nguồn sinh hóa của khí huyết, cơ nhục không được khí huyết nuôi dưỡng mà sinh ra cơ thể gầy ốm.

- TIỂU NHI DƯỢC CHỨNG TRỰC QUYẾT 小儿药证直厥

1114, Tiền Ất (Trọng Dương), đời Tống, Trung quốc. Gồm 3 quyển. Bàn về chứng bệnh (quyển thượng), y án (quyển trung) và phương thuốc (quyển hạ) đối với các bệnh của trẻ em. Là tác phẩm có nhiều sáng kiến trong điều trị nhi khoa.

- TIỂU NHI HÀN THỔ 小儿寒吐

Chứng nôn ói ở trẻ em. Do Tỳ Vị hư hàn mà gây ra. Biểu hiện là sáng ăn chiều ói, hoặc chiều ăn sáng ói. Vật ói ra có mùi tanh hôi của thức ăn chưa tiêu hóa, kèm thấy bụng đau lâm râm, cầu phân nát hoặc tay chân lạnh quýu.

- TIỂU NHI HÁO SUYỄN 小儿哮喘

Là những bệnh lý ở đường hô hấp thường hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng: trẻ thường hay khó thở, thời kỳ thở ra thường hay kéo dài, trong họng có tiếng đàm khò khè. Nguyên nhân vốn do Tỳ Thận bất túc, đàm thấp nội thịnh, lại do cảm phải ngoại tà hoặc do tiếp xúc với các vật gây dị ứng nên phát bệnh.

- TIỂU NHI HƯ NHIỆT 小儿虚热

Nguyên nhân do Tỳ Thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khí huyết chưa đủ, âm hư dương kháng mà gây bệnh. Biểu hiện là sắc mặt đỏ, có lúc trắng xanh, miệng khô môi đỏ, lòng bàn tay nóng, cơ thể thì lúc nóng, lúc lạnh, đại tiện khô táo hoặc tiêu chảy, tiểu vàng sẻn mà đi lắt nhắt. Cũng có khi thấy các chứng nặng hơn do mồ hôi ra quá nhiều, thổ tả quá lâu hoặc sốt cao liên tục trong thời gian dài.

- TIỂU NHI KINH THỔ 小儿惊吐

Chứng nôn ói ở trẻ em do trẻ gặp chuyện sợ hãi, làm cho Can Tỳ bất hòa mà gây ra. Biểu hiện là nôn ra nước trong hoặc đàm dãi. Sắc mặt xanh, phiền táo không yên, sốt nhẹ, không thiết ăn uống. Nặng thì kèm thấy tay chân co giật nhẹ.

- TIỂU NHI KHÁCH NGỖ 小儿客忤

Chứng trẻ em sau khi bị co giật. Ngoài các chứng như khóc đêm, sắc mặt thay đổi, còn thấy các chứng kèm theo như thổ tả, đau bụng, co giật.

- TIỂU NHI KHÁI NGHỊCH 小儿咳逆

Chứng trẻ em ho sặc trong lúc bú. Nguyên nhân trong lúc bú sữa, sữa tràn vào trong khí quản gây ho.

- TIỂU NHI PHÁT SA 小儿发痧

Chứng sa thường phát ở trẻ em. Nguyên nhân do hàn tà vây hãm ở bên ngoài, khí huyết uất lại ở bên trong gây ra.

- TIỂU NHI TÍN MÔN BẤT HỢP 小儿囟门不合

Tức chứng Giải lô.

- TIỂU NHI THỐT LỢI 小儿卒利

Chứng trẻ em đột nhiên bị tiêu chảy. Nguyên nhân do Trường Vị của trẻ suy yếu, đột nhiên nhiễm phải hàn tà hoặc nhiệt tà làm tổn thương Trường Vị nên phát bệnh.

- TIỂU NHI THỬ NHIỆT CHỨNG 小儿暑热证

Chỉ hiện tượng sốt vào mùa hè. Do ở trẻ âm khí chưa sung, dương khí chưa thịnh. Đến mùa hạ do không chịu nổi khí hậu nóng bức, thử tà nhân hư mà xâm nhập vào Phế Vị mới gây ra bệnh. Biểu hiện là thường xuyên phát sốt vào mùa hạ, kèm thấy khát nước, tiểu nhiều, không mồ hôi. Sang mùa thu khí hậu chuyển lạnh, các triệu chứng tự khỏi.

- TIỂU NHI THỰC NHIỆT 小儿实热

Chứng sốt do thực chứng gây ra. Thường gặp ở các chứng phong tà tại biểu và chứng do ăn uống gây ra nội thương thuộc lý. Chứng thực nhiệt thuộc biểu chứng thường thấy các triệu chứng như: Phát sốt, đau đầu, phiền táo, miệng khát, mạch sác. Rêu trắng hơi vàng; Chứng thực nhiệt thuộc lý Triệu chứng: xuất hiện các chứng như phát sốt, đau đầu, má đỏ, miệng khô, lưỡi ráo, đại tiện táo bón, tiểu vàng sẻn, bụng trướng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch sác.

- TIỂU NHI TRÙNG THỔ 小儿虫吐

Chỉ chứng nôn ói ra giun. Nguyên nhân thường do chức năng Trường Vị của trẻ bị rối loạn, sốt cao, dẫn đến giun đũa đi ngược lên trên theo miệng mà nôn ra ngoài.

- TIỂU PHẬN 小分

Tức Nhục phận.

- TIỂU PHÚC 小腹

Vùng bụng dưới.

- TIỂU PHÚC MÃN 小腹满

Hiện tượng vùng bụng dưới đầy tức do hàn tà kết ở bàng quang, cũng có thể thấy do bí tiểu, lâm chứng gây nên bệnh.

- TIỂU PHÚC THỐNG 小腹痛

Vùng bụng dưới đau nhức. Nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt ở bàng quang, đại trường táo kết, thận hư hoặc các tật bệnh khác như Sán khí, Đau bụng kinh, Đới hạ, Lâm chứng.

- TIỂU PHÚC THƯ 小腹疽

Nhọt mọc ở dưới rốn. Nguyên nhân phần nhiều do thất tình hỏa uất gây ra. Còn gọi là Phúc ung.

- TIỂU PHƯƠNG 小方

Bài thuốc gồm có vài vị thuốc, liều lượng nhẹ, dược tính hòa hoãn, Trường hợp chữa tà khí còn ở mức độ nhẹ, bệnh còn nhẹ không có kiêm chứng.

- TIỂU PHƯƠNG MẠCH 小方脉

Biệt danh của ấu khoa (hiện nay gọi là nhi khoa), chuyên nghiên cứu điều trị tật bệnh ở trẻ em. Còn gọi là Thiếu tiểu.

- TIỂU SẢN 小产

Chứng sẩy thai khi có thai trên ba tháng chưa đủ tháng sanh mà đột nhiên bị sẩy. Nguyên nhân phần nhiều do khí huyết suy nhược, Thận hư, huyết nhiệt, hoặc do ngoại thương làm tổn thương mạch Xung, mạch Nhâm, khiến cho Xung, Nhâm không đủ sức nhiếp huyết để nuôi dưỡng thai nhi gây ra sẩy thai. Còn gọi là Bán sản, Đọa thai.

- TIỂU TÂM 小心

➊ Tâm bào lạc. ➋ Mệnh Môn. ➌ Tên gọi của huyệt (trong án ma xoa bóp trẻ nhỏ).

- TIỂU THIỆT 小舌

Chỉ cái lưỡi gà nhỏ nằm trong xoang miệng, hình giống như cái lưỡi cho nên gọi là tiểu thiệt.

- TIỂU THỐI ĐỖ 小腿肚

Tức bắp chuối ở chân.

- TIỂU THỐI CHUYỂN CÂN 小腿转筋

Hiện tượng vọp bẻ ở bắp chuối chân. Nguyên nhân do khí huyết bất túc, phong hàn xâm nhập vào gây ra. cũng có thể do nôn ói, tiêu chảy gây mất nước mà phát sinh bệnh.

- TIỂU THỐI THƯ 小腿疽

Nhọt mọc ở bụng chân. Do vị trí mọc mụn (bên trong hay bên ngoài bụng chân) có các tên gọi khác nhau. Nhưng đều do tà khí phong, hàn, thấp ngưng kết hoặc tình chí uất kết, Can Tỳ hư yếu, khí trệ đàm ngưng gây nên.

- TIỂU THƯƠNG HÀN 小伤寒

Một loại tứ thời cảm mạo do cảm thương hàn gây ra. Triệu chứng: đau đầu sợ lạnh, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, lưỡi trắng mỏng mà nhuận.

- TIỂU TIỆN 小便

Tức là Niệu.

- TIỂU TIỆN BẤT CẤM 小便不禁

Hiện tượng nước tiểu tự chảy ra không kiềm chế được. Bệnh này phần nhiều do hư hàn, cũng có khi do thực nhiệt. Nếu do hư hàn thì thường là do Thận và Bàng quang hư hàn gây ra. Nếu do thực nhiệt thì thường do hỏa tà ở Bàng quang vọng động, hoặc Can kinh có uất nhiệt tà kết ở bên trong mà phát bệnh. Còn gọi Tiểu tiện thất cấm.

- TIỂU TIỆN BẤT LỢI 小便不利

Hiện tượng tiểu ít, đi tiểu gắt, buốt. Nguyên nhân phần nhiều do khí hóa bất lợi, thủy thấp không được vận hóa hoặc tân huyết bị thương tổn gây ra. Thường có liên quan đến chức năng của Phế, Tỳ, Thận, Tam tiêu và Bàng quang bị trở ngại.

- TIỂU TIỆN ĐOẢN XÍCH 小便短赤

Chỉ lượng nước tiểu ít, sắc vàng hoặc đỏ. Chứng này thường do ngoại tà hóa nhiệt hoặc thấp nhiệt uất kết ở bên trong hoặc do âm hư nội nhiệt gây ra.

- TIỂU TIỆN HOÀNG XÍCH 小便黄赤

Nặng thì tiểu đỏ. Bệnh này phần nhiều do bên trong có nhiệt hoặc thấp nhiệt uất kết gây ra. Cũng có thể do hư nhiệt gây ra. Còn gọi là Niệu xích hoặc tiểu vàng.

- TIỂU TIỆN LÂM LỊCH 小便淋沥

Chứng tiểu tiện nhiều lần, lượng ít, nhỏ giọt mãi không dứt. Chứng này phần nhiều do Thận khí bất cố, Tỳ Thận lưỡng hư hoặc do hạ tiêu thấp nhiệt gây ra.

- TIỂU TIỆN SÁP THỐNG 小便涩痛

Hiện tượng tiểu không thông, gây đau. Nguyên nhân do thấp nhiệt dồn xuống bàng quang gây ra. Thường thấy trong các bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu, sỏi niệu đạo hoặc viêm tiền liệt tuyến.

- TIỂU TIỆN TẦN SÁC 小便频数

Chứng đi tiểu lắt nhắt. Nguyên nhân do ngoại tà xâm nhập, chức năng của tạng phủ bị rối loạn hoặc hư tổn gây ra. Cũng có khi do bàng quang có thấp nhiệt, Can khí uất kết, trung khí suy nhược, Thận dương suy yếu, Thận âm bất túc đều có thể gây ra chứng này.

- TIỂU TIỆN THẤT CẤM 小便失禁

Hiện tượng vãi đái mỗi khi đi tiểu do không nín được. Nguyên nhân do Tỳ, Phế, Thận khí hư. Bệnh thường gặp ở người già hoặc người sau khi ốm thể chất còn suy yếu. Hoặc người bệnh bị hôn mê.

- TIỂU TRÚNG PHONG 小中风

Một loại bệnh tật. Lấy cơn chóng mặt hoa mắt làm đặc trưng.

- TIỂU TRƯỜNG 小肠

Một trong sáu phủ. Bên trên nối với u môn, bên dưới liền với ruột già. Bao gồm thập nhị chỉ trường, hồi trường, hỗng trường. Tác dụng của Tiểu trường là tiêu hóa một lần nữa những thức ăn uống từ Vị đã qua tiêu hóa ban đầu.

- TIỂU TRƯỜNG BỆNH 小肠病

Từ chung để chỉ bệnh lý ở Tiểu trường do các chức năng bị rối loạn. Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, làm tổn thương Tỳ Vị, ảnh hưởng đến Tiểu trường. Hoặc do Tâm di nhiệt xuống Tiểu trường mà phát bệnh. Nếu thuộc hư hàn thì biểu hiện là bụng dưới đau lâm râm, sôi ruột, cầu phân nát, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Thuộc thực nhiệt thấy bụng trướng, tâm phiền, tiểu sẻn đỏ, miệng lở.

- TIỂU TRƯỜNG CHỦ THỤ THỊNH 小肠主受盛

Chức năng của Tiểu trường (thụ thịnh: thừa tiếp, đón nhận). Tiểu trường thừa tiếp (đón nhận) đồ tiêu hóa từ vị đưa xuống và tiêu hóa thêm một bước nữa, đồng thời đảm nhận luôn vai trò phân chia trong đục những đồ ăn uống đã kinh qua tiêu hóa mà có.

- TIỂU TRƯỜNG HƯ HÀN 小肠虚寒

Bệnh lý do hàn tà làm tổn thương Tiểu trường hoặc chức năng Tiểu trường kém. Biểu hiện lâm sàng bụng dưới đau âm ỉ, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện lắt nhắt, tiểu gắt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhược.

- TIỂU TRƯỜNG KHÁI 小肠咳

Chứng mỗi khi ho thì đánh địt (trung tiện).

- TIỂU TRƯỜNG KHÍ 小肠气

Tức là chứng Sán.

- TIỂU TRƯỜNG KHÍ THOÁNG 小肠气痛

Tức là chứng Sán.

- TIỂU TRƯỜNG SÁN 小肠疝

Bệnh chứng do Tiểu trường suy nhược, phong hàn xâm nhập vào gây bệnh. Thường thấy vùng bụng dưới lạnh đau, đau lan xuống hòn dái, eo lưng và lưng.

- TIỂU TRƯỜNG THỰC NHIỆT 小肠实热

Bệnh biến do nhiệt tà uất tích ở Tiểu trường. Biểu hiện chứng trạng tâm phiền, ù tai, họng đau, miệng lưỡi lở, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu tiện ra máu, bụng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

- TIỂU TRƯỜNG TRƯỚNG 小肠胀

Bệnh chứng do Tiểu trường thọ hàn tà, khí cơ không thông đạt mà gây ra. Triệu chứng: vùng bụng dưới trướng đầy, lan sang thắt lưng làm cho thắt lưng đau.

- TIỂU TRƯỜNG UNG 小肠痈

Tức Trường ung.

- TIỂU TÝ 小眦

Tức Ngoại nhãn giác (khóe mắt ngoài).

- TÍN ĐIỀN 囟填

Tình trạng vùng mỏ ác sưng như cái gò. Nếu do nhiệt, thì màu đỏ mà mềm; Nếu do hàn thì chắc dẻo mà cứng.

- TÍN HÃM 囟陷

Tình trạng xương mỏ ác lõm chưa kín. Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi thường xương mỏ ác của trẻ hơi lõm. Đây là trạng thái sinh lý bình thường. Nếu như ở trẻ do bẩm thụ tiên thiên bất túc hoặc do Tỳ khí không sung thực, làm cho xương mỏ ác lõm xuống thì đó là hiện tượng bệnh lý. Thường kèm có sắc mặt vàng vọt, tinh thần ủ rũ, hụt hơi, ăn ít, đại tiện phân lỏng.

- TÍN MÔN 囟门

Xương mỏ ác còn mềm chưa kín.

- TINH

➊ Nhãn cầu.

➋ Chức năng của thị giác.

- TINH

❶ Vật chất cơ bản cấu tạo nên thân thể và duy trì hoạt động của sinh mệnh. Bao gồm tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Thiên ‘Kim quỹ chân ngôn luận’ (Tố vấn) ghi: “Phù tinh giả, thân chi bản dã” (có nghĩa là: Tinh là nguồn gốc của cơ thể). Chất tinh vi có được là từ các thức ăn uống hóa sinh mà thành.

❷ Tinh sinh dục, tức tinh tiên thiên. 

- TINH BỒI 晶涪

Tức Bạch bồi.

- TINH BẤT TÚC GIẢ BỔ CHI DĨ VỊ

精不足者补之以味

Hướng điều trị. Xuất xứ: ‘Âm dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn). Tinh bất túc:  tinh tủy cơ thể suy hư, nên bổ bằng vị hậu khiến cho tinh tủy đầy đủ dần; Vị hậu: những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật có giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng chỉ các vị thuốc có khí vị nồng hậu như Thục địa, Nhục thung dung, Lộc giác giao...

- TINH CỰC 精极

Xem Lục cực.

- TINH HUYẾT 精血

Huyết vốn được hình thành từ tinh của tiên thiên. Sau khi con người sinh ra, nguồn gốc sinh ra huyết dịch từ đồ ăn uống của hậu thiên, nhờ vào khí hóa của trung tiêu Tỳ Vị đưa chất tinh vi của đồ ăn uống biến hóa thêm mà tạo thành. Sự hình thành của tinh cũng dựa vào sự hóa sinh của đồ ăn uống từ hậu thiên... cho nên mới nói ‘tinh huyết đồng nguyên’.

Tinh khí là cơ sở vật chất và cơ năng hoạt động của tạng phủ. Còn gọi là Tinh huyết đồng nguyên.

- TINH HUYẾT ĐỒNG NGUYÊN 精血同源

Sự hình thành của tinh và máu huyết đều nhờ vào Tỳ Vị hấp thu và tiêu hóa các chất tinh túy của đồ ăn thức uống.

- TINH KHÍ 精气

Giống như chính khí. Là từ chung để chỉ vật chất tinh hoa và các công năng giúp duy trì sinh mệnh, cụ thể là tinh sinh dục.

- TINH KHÍ ĐOẠT TẮC HƯ 精气夺则虚

Trong quá trình phát sinh ra bệnh tật. Do tinh khí bị hao tổn quá mức mà xuất hiện sắc mặt trắng xanh, tinh thần mệt mỏi, cơ thể uể oải, tim đập nhanh, hồi hộp, hụt hơi, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, mạch tế nhược vô lực.

- TINH KHIẾU 精窍

Miệng niệu đạo của nam giới.

- TINH MINH CHI PHỦ 精阴之府

Vùng đầu. Do các chất tinh túy của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ lên vùng đầu, các chất tinh túy của não tủy cũng tụ tập lên đầu. Vì thế trong cơ thể đầu là nơi các chức năng của trung khu thần kinh cao cấp hoạt động. Cho nên gọi đầu là tinh minh chi phủ [Tố vấn - Mạch yếu tinh vi luận].

- TINH SÀO 精巢

Tức con mắt. Do trong cơ thể người chất tinh túy của ngũ tạng lục phủ đều tụ tập lên mắt. Từ đó giúp cho mắt được duy trì bình thường, cho nên nói mắt là sào huyệt của tinh, là nơi phản ánh sự tinh ba của cơ thể.

- TINH TÁO KHÍ 腥燥气

Xem Tinh xú khí.

- TINH THẦN 精神

Tinh thần, Thần. Bộ phận tổ chức trọng yếu của hoạt động sinh mạng con người, thần và Tâm trong ngũ tạng có quan hệ chặt chẽ, vì Tâm tàng thần.

Thiên ‘Tà khách’ (Linh khu)ghi: “Tâm là đại chủ của năm tạng, là nơi ở của tinh thần” (Đại chủ: thể hiện tác dụng thống suất của Tâm trong tạng phủ, nơi ở (xá) có ý nghĩa nơi ký gửi, có thể thấy tinh thần là biểu hiện chủ yếu của thần).

- TINH THẦN NỘI THỦ 精神内守

Trạng thái không để cho tinh thần mỏi mệt để giữ tinh lực mạnh mẽ, từ đó giúp cơ thể chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh.

- TINH THIỂU 精少

Xuất xứ: Chủng tử môn (Biện chứng lục). Chương ‘Hư lao bệnh chư hậu’ (Chư bệnh nguyên hậu luận) có nói về chứng tinh thiểu do hư lao. Tinh thiếu là tình trạng khi giao hợp tinh tiết ra ít, thậm chí có 1,2 giọt, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân có thể do tiên thiên bất túc, hoặc do phòng thất không tiết chế, hoặc do lao tâm quá độ, dẫn đến hao tổn tinh khí.

- TINH TRẤP 精汁

Dịch mật. Vì dịch mật có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chất tinh túy của đồ ăn thức uống cho nên gọi là tinh trấp.

- TINH TRỌC 精浊

Nguyên nhân phần nhiều do rượu chè, sinh hoạt tình dục vô độ, tinh bị tổn hại, ứ trở, hoặc Thận tinh khuy tổn, tướng hỏa vọng động, bại tinh hợp với hỏa gây nên bệnh. Cũng có khi do thấp nhiệt dồn xuống tinh thất gây nên bệnh. Triệu chứng: từ miệng niệu đạo tiết ra chất dịch đục như nước vo gạo, rỉ rả không dứt, dương vật có cảm giác ngứa đau, nặng thì nóng rát như bị dao cạo nhưng khi đi tiểu thì không thấy đục. Nếu chất dịch ra trắng đục mà không có lẫn màu sắc khác thì gọi là Bạch trọc, còn nếu có lẫn máu thì gọi là Xích trọc. Bạch trọc gặp ở bệnh lâu không khỏi, phần nhiều thuộc chứng hư. Xích trọc mức độ hư nhiều hơn. Do tướng hỏa vọng động, tiểu ra nóng rát và đau. Điều trị: nên chú ý trị ‘Hỏa’.

- TINH VI 精微

Các chất tinh túy giàu chất dinh dưỡng, giống như các chất tinh túy của ngũ cốc.

- TINH XÚ KHÍ 腥臭气

Mùi hôi thối đặc biệt trong các chất bài tiết như: Đàm, mồ hôi, dịch bạch đới, phân.

- TÍNH BỆNH 并病

Bệnh thương hàn ở một kinh chưa khỏi, lại xuất hiện bệnh biến ở kinh khác. Bệnh ở hai kinh cùng xuất hiện, như Thái dương, Dương minh tính bệnh; Thái dương, Thiếu dương tính bệnh.

- TÍNH NĂNG 性能

Tác dụng của dược vật. Bao quát các khái niệm: Tứ khí, Ngũ vị, Thăng, Giáng, Phù, Trầm.

- TÍNH NGUYỆT 并月

Xem mục Kinh bế.

- TÍNH VỊ 性味

Tức Khí vị.

- TỈNH TỲ 醒脾

u Phép tỉnh Tỳ. Phương pháp chữa Tỳ khí hư hàn do công năng vận hóa vô lực. Thường dùng các thuốc kiện Tỳ, ôn trung, lý khí để kiện Tỳ, ôn trung, tán hàn. v Thúc đẩy chức năng vận hóa của Tỳ Vị, tăng cường ăn uống.

- TỈNH HUYỆT 井穴

➊ Tỉnh huyệt, một loại huyệt trong ngũ du. Vị trí đều ở đầu ngón tay, đầu ngón chân. Là nơi khởi điểm kinh khí của mỗi đường kinh (Sở xuất vi tỉnh). Mười hai kinh ở toàn thân mỗi kinh đều có một tỉnh huyệt, cho nên cũng gọi là Thập nhị tỉnh huyệt, cụ thể là:

Tỉnh huyệt của Phế là Thiếu thương.            Tỉnh huyệt của Đại trường là Thương dương.

Tỉnh huyệt của Tâm bào là Trung xung.

Tỉnh huyệt của Tam tiêu là Quan xung.

Tỉnh huyệt của Tâm là Thiếu xung.

Tỉnh huyệt của Tiểu trường là Thiếu trạch.

Tỉnh huyệt của Tỳ là Ẩn bạch.

Tỉnh huyệt của Vị là Lệ đoài.

Tỉnh huyệt của Can là Đại đôn.

Tỉnh huyệt của Đởm là Túc khiếu âm.

Tỉnh huyệt của Thận là Dũng tuyền.

Tỉnh huyệt của Bàng quang là Chí âm.            ➋ Huyệt chữa trúng phong. Những huyệt Thiếu thương, Thương dương, Trung xung, Quan xung, Thiếu xung, Thiếu trạch, (mỗi bên sáu huyệt, hai bên mười hai huyệt) là những huyệt trọng yếu để chữa cấp cứu trúng phong, đột ngột ngã lăn hôn mê.

- TỈNH NÃO 醒脑

Còn gọi là Tỉnh thần. Xem mục Khai khiếu.

- TỈNH THẦN 醒神

Tức Khai khiếu.

- TỈNH THƯ 井疽

Còn gọi là Vô đầu thư. Vị trí nằm ở giữa hai huyệt Cưu vĩ và Trung đình.

- TỊNH PHỦ 净腑

Bàng quang, do thông qua bài tiết mà thanh trừ các chất cặn bã, cho nên gọi là Tịnh phủ.

- TÒA PHI 痤疿

Mụn nhọt ngoài da. Thoạt tiên nổi những mụn nước nhỏ gây ngứa, dần dần hóa mủ, gây đau nhức, về sau to dần như hạt táo chua, nhỏ hơn hạt đậu nành, sưng đỏ, bên trong có máu mủ. Nguyên nhân do Phế Tỳ có thấp nhiệt hoặc mùa hạ phong nhiệt độc tà xâm nhập vào cơ phu gây ra.

- TÒA PHI SANG 痤疿疮

Xem Tòa phi.

- TỎA CỐT CỐT CHIẾT 锁骨骨折

Gãy xương đòn. Do lực tác động ở bên ngoài, làm cho xương đòn bị gãy, sưng trướng, ấn vào thì đau, có thể sờ thấy được đầu đoạn xương gãy.

- TỎA CỐT THƯ 锁骨疽

Tức chứng Tàm thư.

- TỎA GIANG TRĨ 锁肛痔

Bệnh trĩ. Bệnh phát ở vùng hậu môn, có hình dáng giống như mắt tre, đồng thời xuất hiện hiện tượng nặng trằn hậu môn, phân đi ra ngoài nhỏ mà dẹp, có khi chảy nước hôi thối. Tương đương với chứng ung thư trực tràng.

- TỎA HẦU PHONG 锁喉风

Tức chứng Hầu phong.

- TỎA HẦU UNG 锁喉痈

Nhọt mọc ở bên ngoài ở vùng cổ họng. Chứng viêm tàng ong ở cổ. Thường thấy cổ họng sưng nóng đỏ, đau nhức, nặng thì sưng lan ra tới trước ngực, gây tắc nghẽn cổ họng, nuốt nước khó. Nguyên nhân do cảm phong ôn, hoặc Phế vị có tích nhiệt úng tắc mà phát sinh bệnh.

- TỎA KHẨU 锁口

Miệng lưỡi lở loét. Vùng xung quanh cứng. Nguyên nhân phần lớn do sau khi bị lở miệng lại cảm nhiễm phong nhiệt hoặc thấp độc, hoặc do dùng thuốc bôi ngoài không đúng làm cho bệnh nặng hơn.

- TỎA SẢN 坐产

➊ Tức Nan sản. ➋ Tình trạng đẻ khó.

- TỎA TỬ CỐT THƯƠNG 锁子骨伤

Gãy xương đòn. Tức chứng Tỏa cốt cốt chiết.

- TỌA THƯƠNG 挫伤

Vết thương ngoài da. Nguyên nhân do bị đánh, tức té làm tổn thương các tổ chức mềm gây đau nhức, sưng trướng, bầm tím, ấn vào đau tăng nhưng không bị rách da.

- TỌA BẢN SANG 坐板疮

Chứng Phi sang mọc ở mông. Xem Tọa phí.

- TỌA DƯỢC 坐药

Thuốc được chế biến thành hoàn, tán, hoặc phiến rồi dùng túi vải bọc lấy thuốc bột nhét vào trong âm đạo để chữa các chứng bạch đới, ngứa âm hộ.

- TOAN

Dược vật có vị chua. Thường có tác dụng thu liễm và cố sáp. Thí dụ như Sơn thù nhục liễm hãn, Ngũ bội tử sáp trường chỉ tả.

- TOAN CAM HÓA ÂM 酸甘化阴

Phép chữa phối hợp các loại thuốc có vị chua và vị ngọt, tính hàn, dùng chung nhằm bổ ích âm dịch. ❶ Do âm bất tế dương (âm dương không giao nhau). Triệu chứng: mất ngủ, hay chiêm bao, mộng mị, chóng quên, miệng lưỡi lở, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Điều trị, nên phối hợp dùng các vị như Toan táo nhân, Ngũ vị tử, Bạch thược (vị chua), Sinh địa, Mạch môn, Bách hợp (vị ngọt). Chua có thể thu liễm phù dương, ngọt có thể hóa sinh tân dịch. Toan cam cùng dùng làm cho âm hư được thịnh, dương cang được bình ❷ Hoặc do Tỳ âm bất túc, chức năng tiêu hóa bị trở ngại. Dùng các vị như Ô mai, Ngũ vị tử, Bạch thược (vị chua); Hài nhi sâm, Hoài sơn... (vị ngọt). Vị toan cam hợp dùng để hóa sinh âm dương, tránh được tình trạng dùng các thuốc bổ âm mà gây nê trệ ở Vị (dạ dày).

- TOAN HÀM VÔ THĂNG 酸咸无升

Tính chất của dược vật. Thuốc có vị chua, vị mặn hướng vào trong, hướng xuống dưới, không có xu hướng thăng.

- TOAN KHỔ DŨNG TIẾT VI ÂM 酸苦涌泄为阴

Dùng những vị thuốc có vị chua, vị đắng vừa có thể làm cho mửa, vừa có thể làm tả hạ, tính chất của chúng thuộc về âm. Thí dụ: Đởm phàn vị chua (toan); Qua đế vị đắng (khổ) có tác dụng làm cho mửa; Đại hoàng vị đắng có tác dụng tả hạ.

- TOAN NHẬP CAN 酸入肝

Vị chua đi vào Can. Xem Ngũ vị sở nhập.

- TOÀN THÂN PHÙ THŨNG 全身浮肿

Cơ thể phù thũng, nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Thận suy hư, sự trao đổi thủy dịch bị trở ngại, thủy thấp lưu trệ, tràn ra bên ngoài cơ nhục mà gây ra.

- TOÀN THÂN THỐNG 全身痛

Toàn thân, cơ nhục, khớp xương đau nhức. Do các tổ chức kinh lạc bị trở trệ, khí huyết bất hòa mà gây ra. Hoặc do ngoại cảm hàn thấp độc tà hoặc do bị đánh tức té làm tổn thương cơ thể từ đó dẫn tới bệnh.

- TOÀN THÂN VÔ LỰC 全身无力

Toàn thân mệt mỏi yếu sức. Chứng này phần nhiều do khí huyết đều hư hoặc thấp tà trở trệ bên trong.

- TOÁT KHẨU 撮口

Miệng bị chúm lại. Xem Tề phong.

- TOÁT KHÔNG LÝ TUYẾN 撮空理线

Người bệnh thần thức không tỉnh táo, hai tay quờ quạng như muốn nắm bắt một vật gì. Nếu hai tay giở lên, ngón cái và ngón trỏ vê vê như xe chỉ liên tục, đây là biểu hiện bệnh nặng, nguyên khí sắp thoát.

- TÒNG

➊ Thường, bình thường. “Ấy là sự trái nhau của âm dương, sự nghịch tòng của bệnh” [Tố vấn - Âm dương ứng tượng đại luận]. Sự nghịch tòng của bệnh: sự biến hóa của bệnh khác thường hay bình thường. ➋ Thuận theo. “Nặng hơn thì theo” (tòng). Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn) ghi: “Bệnh nặng thì thuận theo bệnh khí mà điều trị”. ➌ Nghinh, đón. Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn) ghi: “Tòng phong, tăng phong” (Nghinh phong, đón gió). ➍ Thung dung, dung dị, bình thường. Ở đây chủ yếu nói phép chữa bệnh phải tuân theo phép tắc, giữ cho đạt mức thung dung.

- TÒNG NGOẠI TRẮC NỘI 从外测内

Từ các phản ảnh của bệnh tật ở bên ngoài bì phu và dựa vào các dấu hiệu đặc trưng, để phán đoán bệnh biến trong các bộ vị của cơ thể.

- TÒNG THỦ 从取

Xem Phản trị.

- TÒNG TRỊ 从治

Tức Phản trị.

- TÔI

Các dược liệu có nguồn gốc từ khoáng chất sau khi cho vào lò lửa đốt cháy đỏ, lấy ra lập tức nhúng vào nước giấm. Cứ làm như thế vài lần. Mục đích của tôi là để dễ tán nhỏ đồng thời có thể làm hòa hoãn dược tính.

- TÔN LẠC 宗络

Tức lạc mạch.

- TÔN TƯ MẠO 孙思邈

581-682. Ông là người đời Tùy Đường, Kinh Triệu, Hoa Nguyên (nay là Thiểm Tây, Điệu Huyện), là  nhà y dược học trứ danh. Thiên tư thông mẫn, 7 tuổi đọc sách, ngày học được cả ngàn câu, 20 tuổi đã thông hiểu học thuyết của bách gia chư tử. Người đương thời khen là ‘thánh đồng’. Thuở nhỏ, thân thể yếu đuối, bệnh luôn, uống thuốc hết tiền, vì vậy ông lập chí học y, sẽ làm một thầy thuốc cứu người giúp đời. Nhờ cần mẫn học tập, trẻ tuổi mà y thuật đã rất cao minh, rất đông người ở gần xa đến xin chữa trị. Tùy Văn đế từng triệu ông, phong chức Quốc tử Bác sĩ. Ông lấy cớ bệnh từ chối. Sau khi nhà Đường thành lập, Đường Thái Tông phong chức cho ông. Về sau, Đường Cao Tông lại phong ông làm Gián nghị Đại phu. Ông đều không nhận chức. Đối với công danh lợi lộc, ông không ham muốn; đối với tri thức y học, ông cố ý tìm tòi, ông khổ tâm nghiên cứu ‘Bác cực y nguyên’. Đối với các bộ sách xưa như ‘Tố vấn’, ‘Linh khu, ‘Châm cứu Giáp ất kinh’, ‘Thần Nông bản thảo kinh’, ‘Thương hàn luận’, ‘Mạch kinh’ thì ông nghiên cứu rất sâu xa và gần như coi là kim chỉ nam nằm lòng. Đồng thời, ông không ngại học hỏi với người kém mình, không tự mãn tìm học kinh nghiệm với các thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc dân gian, sưu tập các đơn thuốc, học các kinh nghiệm phòng bệnh và trị bệnh. Ngoài ra, ông còn học hỏi kinh nghiệm của y học ngoại quốc, như Ấn Độ chẳng hạn. Qua sự cố gắng khó nhọc dài lâu như thế, y thuật của ông đã vượt mức cao, sáng tạo cho đời sau một thành quả lớn, đặt một cơ sở vững chắc. Trong quá trình trị lệu thực tiễn, ông có cảm giác là sách y và các đơn trị liệu của các thời đại là ‘một pho sách lớn rộng thênh thang’, không dễ tra tìm. Có trường hợp người  bệnh cần cấp cứu, khi tìm ra đơn thuốc thì người bệnh đã chết, ông quyết tâm tự biên soạn một quyển sách thuốc ‘rất giản dị’. Sau vài mươi năm công phu khó nhọc, năm 652 ông viết xong bộ sách lớn. Ông nghĩ rằng mạng người lớn nhất, quí như ngàn (lạng) vàng, nên đặt tên sách là ‘Bị cấp Thiên kim yếu phương’ (phương thuốc sẵn để cứu nguy giá đáng ngàn vàng).

'Thiên kim yếu phương’ gồm 30 quyển, nội dung phong phú, ghi chép rất nhiều kinh nghiệm quí báu, thí dụ như về mặt châm cứu học, đưa ra phép tìm đúng huyệt trong thân thể, một sáng kiến trong y học sử. Ông còn chú trọng y đức một cách khác thường. Quyển đầu của ‘Thiên kim yếu phương’ dành hai thiên chuyên luận về đạo đức của người thầy thuốc, ảnh hưởng tốt lành cho giới thầy thuốc của đời sau. Lúc cuối đời, ông lại soạn thêm ‘Thiên kim dực phương’ (dực: cánh) gồm 30 quyển, bổ sung cho bộ trước.

‘Thiên kim yếu phương’‘Thiên kim dực phương’ hợp lại có tên chung là ‘Thiên kim phương’, là tổng kết có hệ thống các thành tựu của y dược học từ đời Đường trở về trước, được xem là một bộ bách khoa toàn thư sớm nhất về y học lâm sàng, ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của nền y học đời sau.

Ông mất năm 682, hưởng thọ 101 tuổi. Người đời sau tôn xưng ông là ‘Dược vương’, đổi tên Ngũ Đài Sơn, chỗ ở ẩn của ông là Dược Vương Sơn, đồng thời tạc tượng lập miếu trong núi thờ ông, dựng bia chép sự tích để kỷ niệm phẩm đức cao quí của ông và sự cống hiến của ông cho sự phát triển sự nghiệp y học của Trung quốc.

- TỔN Ế 损翳

Một loại bệnh mắt có màng mây. Xem chứng Giải tình.

- TỔN THƯƠNG Ứ HUYẾT 损伤瘀血

Di chứng sau khi bị ngoại thương chảy máu, máu tràn ra ngoài da gây nên bệnh. Vị trí tùy theo nơi bị tổn thương có khác nhau, lượng máu ứ nhiều hay ít cũng khác. Như ngoài da sưng đau bầm tím, vùng ngực sườn tức trướng, người nóng, bụng có hòn khối, đó là chứng huyết hà.

- TÔNG CÂN 宗筋

Cơ quan sinh dục của nam giới.

- TÔNG CÂN CHI HỘI 宗筋之会

➊ Nơi gặp nhau của các múi cơ, cũng tức là đường tuần hành kinh lạc của âm kinh và dương kinh nằm trên các khớp xương lớn như hông, gối. ➋ Cơ quan sinh dục của nam giới.

- TÔNG KHÍ 宗气

Khí doanh vệ do thức ăn uống thủy cốc hóa sinh và khí hô hấp từ thiên nhiên hít vào vận hành ở trong ngực. Tông khí có tác dụng giữ cho chức năng của hô hấp và việc tuần hoàn trong cơ thể được bình thường.

- TÔNG MẠCH 宗脉

Đại mạch hay chủ mạch do rất nhiều kinh mạch hội tụ lại mà thành. Thường có ở mắt, tai hoặc các bộ phận trọng yếu khác.

- TÔNG MẠCH SỞ TỤ 宗脉所聚

Nơi hội tụ của tông mạch. Xem Tông mạch.

- TỐNG CỬU KHOA 宋九科

9 phân khoa y học đời Tống. Thái y học đời Tống chia y học làm 9 khoa: đại phương mạch, phong khoa, tiểu phương mạch, nhọt sưng và ngã gãy, nhãn khoa, sản khoa, răng miệng và yết hầu khoa, châm và cứu khoa.

- TỐNG PHỤC 送服

Còn gọi là tống hạ. Cách uống thuốc viên, nói chung khi uống thuốc viên nên uống với nước nóng (đun chín) hoặc tùy theo tính chất của thuốc mà uống. Như thuốc có tính lạnh, uống với nước gừng tươi, thuốc viên thanh nhiệt, uống với nước sắc Bạc hà; Thuốc thanh đầu mắt, uống với nước chè loãng, thuốc tư bổ hoặc thuốc điều hòa thuốc mạnh, thuốc bổ Thận đều uống với nước muối nhạt; thuốc khu đàm hoạt huyết, uống với rượu... nhằm giúp sức cho thuốc phát huy hiệu quả.

- TỔNG ÁN 总按

Một trong phương pháp chẩn mạch, dùng 3 ngón trỏ, giữa, và ngón áp út cùng lúc ấn vào chỗ có mạch đập ở cổ tay.

- TRÁ TAI 痄腮

Bệnh quai bị. Triệu chứng chủ yếu: Một bên hoặc cả hai bên tai sưng thũng, gốc sưng không rõ, sờ có cảm giác mềm nhũn, kèm theo đau nhức. Sau khi cảm nhiễm bệnh tà ôn độc, trường vị tích nhiệt và Can Đởm uất hỏa trệ ở kinh Thiếu dương gây nên. Bệnh thường lưu hành vào các mùa đông xuân, lứa tuổi học sinh hay mắc.  Còn gọi là Tai thũng, Hàm tai sang, Hà mô ôn.

- TRÀ

Tức trà thuốc. Đem dược liệu xay thô đóng thành bánh. Hãm trong nước sôi uống thay trà. Thí dụ như ‘Ngọ thời trà’.

- TRẠCH QUÁCH 泽郭

1 trong 8 quách ở mắt.  Trạch quách tương ứng với đuôi con mắt. Xem Bát quách

- TRÁNG DƯƠNG 壮阳

Phương pháp dùng các thuốc có tác dụng ôn bổ để làm mạnh dương khí. Chủ yếu làm mạnh dương khí ở Tâm và Thận.

- TRÁNG HỎA 壮火

Bệnh lý do hỏa hưng phấn. Dễ làm hao tổn chính khí, ảnh hưởng tới công năng sinh lý bình thường của cơ thể.

- TRÁNG HỎA THỰC KHÍ 壮火食气

Hỏa cang thịnh quá dễ làm tiêu hao chính khí, khiến cho chính khí bị suy hư.

- TRÁNG NHIỆT 壮热

Chứng sốt cao thuộc thực chứng.

- TRÁNG SỐ 壮数

Số lần dùng mồi ngải hơ (cứu) nóng huyệt. Khi dùng mồi ngải để hơ nóng, mỗi một nén hoặc một viên ngải gọi là một tráng.

- TRÁNG THỦY CHẾ DƯƠNG 壮水制阳

Phương pháp tư âm tráng thủy để ức chế dương đang thịnh. Xem thêm mục Tráng thủy chi chủ dĩ chế dương quang.

- TRÁNG THỦY CHI CHỦ DĨ CHẾ DƯƠNG QUANG 壮水之主以制阳光

Phương pháp tư âm tráng thủy để ức chế dương cang, hỏa thịnh. Chữa chứng hỏa bốc do âm hư.

- TRANH QUANG HẠT 睁光瞎

Từ chung để chỉ chứng Thanh manh. Mù mắt nhưng bên ngoài mắt không thấy có những dấu hiệu bệnh lý. Xem thêm mục Thanh manh, Bạo manh.

- TRÀO NHIỆT 潮热

Sốt cơn. Cũng đọc là Triều nhiệt. Xem thêm mục Triều nhiệt.

- TRẢO VI CÂN CHI DƯ 爪为筋之余

Móng tay chân là phần dư ra của cân. Xem thêm mục Cân, Kỳ hoa tại trảo.

- TRẦM MẠCH 沉脉

Mạch đập sâu, trầm, đặt nhẹ tay thì không thấy, ấn nặng tay mới thấy. Mạch trầm chủ về các bệnh thuộc lý. Trầm hữu lực là lý thực, trầm vô lực là lý hư.

- TRẦM TRĨ 沉痔

Xem Trĩ nội.

- TRẤN CAN TỨC PHONG 镇肝熄风

Tức Bình Can tức phong.

- TRẤN KINH 镇经

Tức Giải kính.

- TRAÁN TÂM 镇心

Một loại an thần. Tức Trọng trấn an thần.

- TRẤN TIỀM 镇潜

Tức Tiềm trấn.

- TRẦN TU VIÊN 陈修圆

(1753 - 1823). 

Trần Niệm Tổ, tự Tu Viên, lại tự Lương Hữu, hiệu Thận Tu, người Phúc Kiến, Trường Lạc, Khê Mỹ, là thầy thuốc trứ danh đời Thanh, vừa là nhà giáo dục y học. Tổ phụ của ông, Trần Cư Lang (tự Thiên Bật) là một Nho y. Ông mồ côi cha sớm, từ nhỏ theo ông nội học kinh sư luyện thi và học y.  Ông thông minh ham thích đọc sách. Năm 24 tuổi, ông hành nghề y tự nuôi sống. Vì thời ấy, địa vị trong xã hội của thầy thuốc thấp hèn nên ông vừa làm thầy thuốc vừa luyện thi. Niên hiệu Càn Long năm thứ 57 (1792) ông thi Hương đỗ, năm sau đến kinh thi Hội, không đỗ, ông ở lại kinh sư làm thầy thuốc. Lúc ấy, quan Lang trung bộ hình là Y Vân Lâm bị chứng  trúng phong bất tỉnh nhân sự, tay chân không cử động được, cơm canh không dùng được đã hơn 10 ngày, danh y ở kinh đều cho là bất trị. Ông chỉ cho uống hai thang thuốc, cứu sống được, nổi tiếng một thời, ngày nào cũng có người đến xin chẩn trị. Năm sau, Tể tướng Hòa Khôn mắc bệnh đau chân, không đi chầu được. Ông được  mời đến chẩn trị. Ông lấy da chó sống đắp thuốc ở chỗ đau; trong vòng 10 ngày, chân hết đau. Hòa Khôn sợ bệnh tái phát, ra lệnh cho ông ở luôn tại nhà mình, phong chức Thái y viện. Ông từ tạ không nhận, mượn cớ bệnh bỏ về nhà. Thế là mang tội với nhà quyền quý luôn hai năm không dám đến kinh thi Hội. Đến niên hiệu Gia Khánh năm thứ 5 (1800), Tể tướng họ Hòa làm việc sái quấy bị cách chúc, ông mới đến kinh ứng thí. Năm Gia Khánh thứ 6, ông làm chức Bảo Dương (nay là Bảo Định). Năm này, mưa to thành lụt. Ông đi cứu lụt ở Hằng Sơn, làm việc quá sức, nhiễm chứng  hàn nghịch cơ hồ mất mạng. Sau nhờ tự ra đơn thuốc uống mới khỏi. Không lâu sau, vùng ấy có bệnh ôn dịch lưu hành, nhân dân vì uống lầm thuốc chết rất nhiều. Ông đau xót nghĩ rằng vấn đề ‘y học phổ cập’ (thuốc trị bệnh thông thường) là cần thiết, bèn sưu tập cả 108 phương thuốc, biên soạn thành ca quyết (bài thuốc có vần dễ nhớ), sao ra nhiều bản phát cho thầy thuốc các nơi, theo phép chẩn trị, cứu sống rất nhiều người. Niên hiệu Gia Khánh năm thứ 24, tuổi già, ông về quê ở vùng Tung Sơn, dựng nhà cỏ dạy học thuốc, học trò rất đông. Niên hiệu Đạo Quang, năm thứ 3 (1828), vào thượng tuần tháng ba, ông có một mụt nhọt ở bên hông phải, đau nhức như dao cắt, đến tháng tám, ăn ngủ đều không được, ông qua đời. Ông viết rất nhiều sách. Học nghề chính tông, ông tinh thông ‘Linh khu’, 'Tố vấn’, tôn sùng Trương Trọng Cảnh; ông là nhân vật điển hình của phái tôn kinh sùng cổ. Ông phản đối học thuyết xét lại ‘Thương hàn luận’. Để xiển dương học thuyết của Trọng Cảnh, ông biên soạn ‘Kim quỹ yếu lược thiển chú’, ‘Kim quỹ phương ca quát’, ‘Thương hàn luận thiển chú’, ‘Trường Sa phương ca quát’, ‘Thương hàn chân phương ca quát’, ‘Thương hàn y quyết xuyến giải’. Ông tự cho là có trách nhiệm kế thừa, phát huy nền y học Trung quốc. Cả mấy mươi năm như một ngày, ông luôn dùng văn tự thông thường dễ hiểu để giải thích y lý xưa, sâu, kín, khó hiểu của Trung y giúp lớp người sau tiến vào tòa nhà y học. Ông đã cống hiến lớn lao cho nền y học cổ truyền Trung y.

Ông mất năm 1828, hưởng thọ 70 tuổi.

- TRẦN TỰ MINH 陈自明

(Không rõ năm sinh năm mất). 

Trần Tự Minh, tự Lương Phủ, ngươi Lâm Xuyên (nay là Giang Tây) là chuyên gia trứ danh về phụ sản khoa đời Nam Tống.

Ông viết quyển ‘Phụ nhân đại toàn lương phương’ là quyển đầu tiên của Trung quốc về khoa phụ sản có hệ thống hoàn chỉnh nhất.

Nhà ông ba đời hành nghề y. Ông nội và cha đều là thầy thuốc sở trường về nội khoa, trong nhà chứa cất rất nhiều sách thuốc, lại có không ít bản sao chép về tổ truyền bí phương. Ông chịu ảnh hưởng gia đình, từ nhỏ đã yêu thích y học. Ở tuổi thiếu niên, tài hoa về y học của ông đã biểu lộ. Theo ‘Tục danh y loại án’ ghi chép: “vợ của Trịnh Hổ Khanh có thai bốn, năm tháng, phát bệnh ban ngày buồn thảm bi thương, lệ rơi mấy lượt”. Thuốc và đồng bóng chữa trị đều vô hiệu. Lúc ấy, Trần Tự Minh mới mười bốn tuổi đang học ở trường làng, nghe nói (không ai nắm chứng bệnh, bèn nhờ người chuyển lời với Trịnh Hổ Khanh rằng cha ông mình đã từng nói đến bệnh ấy tên là ‘Tạng táo bi thương’, không dùng ‘Cam mạch đại táo thang’ thì không khỏi. Trịnh Hổ Khanh mượn sách thuốc xem, thấy quả như thế bèn bốc thuốc cho uống, một thang khỏi bệnh.

Ở tuổi trung niên, y học của ông đến chỗ tinh thâm. Năm bốn bảy tuổi là thầy dạy y ở Minh Đạo thư viện y dụ, phủ Kiến Khang. Tư tưởng y liệu của ông có thừa tinh thần tích cực tiến thủ, đối với chủ trương của tiền bối ‘thế vô nan trị chi bệnh, hữu bất thiện trị chi y; dược vô nan đại chi phẩm, hữu bất thiện đại chi nhân’ (đời không có bệnh khó trị, có thầy thuốc không giỏi trị liệu; thuốc không có loại khó thay  thế, có người không biết thay thế), ông mười phần tán đồng. Trong thời gian dài hành nghề thực tiễn lâm sàng và dạy y, ông phát hiện tiền nhân trước thuật rất ít về khoa  phụ sản, vả lại còn có khuyết điểm ‘cương lĩnh tản mạn không có hệ thống, tiết mục, lược rõ mà chưa đủ’. Ông biên soạn một bộ sách chuyên về khoa phụ sản có hệ thống và hoàn chỉnh. Để sưu tập tư liệu, ông đi khắp các nơi miền tây nam, đến đâu tìm xem tất cả sách thuốc, tham duyệt sách y về phụ sản khoa trải các đời có trên ba mươi loại, đồng thời góp nhặt các nghiệm phương tổ truyền, kết hợp với thể hội lâm sàng của bản thân, mãi đến năm 1237, niên hiệu Gia Hy nguyên niên mới viết xong quyển ‘Phụ nhân đại toàn lương phương’.

Sách này tổng kết các thành tựu về khoa phụ sản từ xưa đến đời Nam Tống, so với các sách đồng loại hiện hành chuyên hơn, hệ thống hơn; sách ra đời đặt cơ sở vững  vàng chắc chắn cho sự phát triển khoa phụ sản, có ảnh hưởng rất lớn đối với y gia đời sau.

Những năm về già, đối với việc nghiên cứu ngoại khoa, ông cũng có được những thành tựu tương đương. Ông tham khảo quyển ‘Tập nghiệm bối thủ phương’ của Lý Tấn và ‘Ngoại khoa tân thư’ của Ngũ Khởi Vũ, tự đặt ra yếu lĩnh (cương lĩnh chủ yếu), tổng kết thành ba quyển ‘Ngoại khoa tinh yếu’. Đây là một bộ sách chuyên về ngoại khoa học tương đối sớm, đối với các phương diện của bệnh ung thư, như: nguyên nhân, chẩn đoán, trị liệu, thuyết minh toàn diện mà lại tinh yếu, phân tích, biện luận tính cách sâu cạn, hàn nhiệt, hư thực, hoãn cấp, cát hung sinh tử, rất là tường tận (cặn kẽ). Chủ trương dùng thuốc ngoại khoa không thể câu nệ ở chỗ nóng độc mà chuyên dùng thuốc lạnh mát để khắc phạt, đồng thời minh xác rằng bệnh ung thư tuy  thuộc ngoại chứng, nhưng cũng có quan hệ mật thiết với nội tạng. Sự giải bày hướng dẫn cho y gia đời sau thật là rất lớn.

- TRẬT ĐẢ HIẾP THỐNG 跌打胁痛

Nguyên nhân do bị đánh tức té, máu ứ dồn xuống hông sườn gây ra đau nhức vùng hông sườn, ngày nhẹ đêm nặng, hoặc sốt về chiều, hoặc kèm có suyễn thở, chỗ đau cố định, thường có thấy mạch sáp.

- TRẬT ĐẢ TỔN THƯƠNG 跌打损伤

Bao gồm các vết thương do đao kiếm, do té ngã, do đánh nhau mà bị tổn thương. Vết thương phần nhiều đau, sưng trướng, trầy xước, chảy máu, gân mạch bị tổn thương, gãy xương. Cũng bao gồm nội tạng bị tổn thương.

- TRẬT PHÁC TỔN THƯƠNG 跌仆损伤

Do bị đánh tức, té mà bị tổn thương phần mềm hoặc bị gãy xương.

- TRẬT PHÁC THƯƠNG THAI 跌仆伤胎

Phụ nữ có thai mà bị té ngã, thai bị tổn thương, khí huyết nghịch loạn, dẫn đến thai động không yên. Thường thấy lưng, bụng đau trằn xuống, hoặc xuất huyết âm đạo.

- TRỆ CHÂM 滞针

Kim bị rít. Sau khi châm kim vào cơ thể, có hiện tượng kim bị rít chặt không xoay chuyển, không nâng lên ấn xuống được. Nguyên nhân gây hiện tượng này thường do tinh thần người bệnh căng thẳng, vùng da thịt huyệt vị bị căng cứng hoặc do thao tác quá mạnh, sợi cơ quấn chặt vào kim. Phương pháp xử lý: trước hết trấn an và giải thích cho bệnh nhân bớt căng thẳng, sau đó lấy tay ấn nhẹ vào quanh chỗ trệ châm, đồng thời nhẹ nhàng nâng lên ấn xuống (đề sáp) hoặc châm tiếp một mũi khác kế cận huyệt trệ châm, làm cho cơ nhục cục bộ dãn lỏng, bấy giờ sẽ rút kim ra dễ dàng.

- TRỆ DI 滞颐

Tình trạng chảy dãi ở trẻ em, làm ướt cả 2 bên má. Nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Vị hư hàn không thể thu nhiếp; Hoặc Tỳ Vị có thấp nhiệt, xông bốc lên miệng.

- TRỆ HẠ 滞下

Từ xưa để gọi bệnh kiết lỵ. Do đi cầu ra mủ máu và chất nhầy, trì trệ khó đi mà đặt tên.

- TRỆ KHÍ 滞气

Tình trạng sắc mặt đen tối, nhờn bẩn, thường xuất hiện các hiện tượng thấp tà, hoặc đàm trọc gây ứ trệ. Thấy trong các bệnh thử thấp, thấp ôn, đàm ẩm.

- TRÌ MẠCH 迟脉

Tên một loại mạch. Mạch đập chậm chạp, một phút đập dưới  60 nhịp. Mạch Trì thường gặp trong các bệnh hàn. Cũng có thể do dương hư bị thực tà trở trệ gây nên hoặc gặp ở những người chơi thể thao, các thiền sư, hoặc người luyện khí công, yoga.

- TRĨ

Bệnh trĩ. ❶ Hạch nhỏ, phát sinh ở chung quanh hậu môn. Phần nhiều bệnh nhân vốn có thấp nhiệt tích ứ ở bên trong cơ thể, hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng, hoặc do ngồi lâu, đứng lâu huyết mạch không lưu hành hoặc thường bị táo bón, phụ nữ khi sinh dùng sức rặn quá mức,

hoặc do bị kiết lỵ, bị tiêu chảy kéo dài đến nỗi trọc khí, ứ huyết dồn xuống hậu môn gây nên. ❷ Trong cửu khiếu đột nhiên có mụt nhỏ nổi lên, thí dụ thịt dư (polyp) mũi gọi là Trĩ mũi.

- TRĨ LẬU 痔瘘

Từ chung để chỉ Trĩ sang và Giang lậu. Xem chi tiết ở Trĩ sang và Giang lậu.

- TRĨ SANG 痔疮

➊ Từ chung để chỉ các bệnh ở vùng hậu môn. ➋ Trong cửu khiếu đột nhiên có mụt nhỏ nổi lên. Phần nhiều thấy các tĩnh mạch ở đoạn dưới của niêm mạc trực trường hoặc các tĩnh mạch vùng hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều. Tùy theo vị trị của búi trĩ mà phân ra trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ hỗn hợp.

- TRỊ

➊ Quản lý, điều tiết, chủ quản. “Thận trị vu lý” [Tố vấn - Thích cấm luận], “Tỳ giả, thổ dã, trị trung ương” [Tố vấn - Thái âm dương minh luận] ➋ Bình thường, chính trường. “Trường tắc khí trị” [Tố vấn - Mạch yếu tinh vi luận] (trường: tên mạch; khí trị: khí bình thường điều hòa, đại biểu trạng thái vô bệnh). ➌ Ổn định, tập trung, chuyên nhất. “Phàm thích chi chân, tất tiên trị thần” [Tố vấn - Bảo mệnh toàn hình luận]. Ý nói yếu lĩnh mấu chốt của châm trước hết là phải chuyên nhất tinh thần không rối loạn, nếu ý hay chí tán loạn thì không chữa được.

- TRỊ BỆNH TẤT CẦU VU BẢN 治病必求于本

Phương hướng điều trị. Khi chữa bệnh, phải truy tìm nguyên nhân gốc rễ (bản) gây ra bệnh đó, cũng là việc thăm dò thiên thắng thiên suy của âm, dương, từ đó mới xác định phương pháp điều trị.

- TRỊ CẦU KỲ THUỘC 治求其属

Nguyên lý chẩn trị. Phân biệt một loạt chứng trạng của bệnh nhân xem nó thuộc chứng của tạng nào, qua đó xác định phép chữa.

- TRỊ PHÁP 治法

Phương pháp điều trị dựa vào bát pháp là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Tiêu, Bổ.

- TRỊ PHONG HÓA ĐÀM 治风化痰

Phép trị. Do phong đàm dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, có lúc choáng váng, mắt tối sầm, rêu lưỡi trắng nhuận. Cho uống các vị thuốc như Thiên ma, Câu đằng, Bán hạ, Phục linh, Quất hồng, Cam thảo... Xem thêm mục  Hóa đàm.

- TRỊ PHONG TIÊN TRỊ HUYẾT, HUYẾT HÀNH PHONG TỰ DIỆT 治风先治血,血行风自亦

Nguyên tắc điều trị: Khi trị phong, nên trị huyết trước, khi huyết lưu thông thì phong cũng sẽ hết. Xem thêm mục  Khu phong dưỡng huyết.

- TRỊ TẮC 治则

Nguyên tắc điều trị. Dựa vào tính chất của bệnh, thời gian mắc bệnh, địa điểm gây bệnh mà định ra nguyên tắc điều trị cho phù hợp. Như bệnh nặng, thế bệnh gấp thì phải chữa nguyên nhân gây ra, ngược lại bệnh nhẹ, phát từ từ thì chữa vào nguồn gốc phát sinh bệnh. Hoặc khi khu tà phải kèm theo hỗ trợ chính khí.

- TRỊ TƯỚC 治削

Kỹ thuật chọn lọc bỏ tạp chất trong dược liệu. Thường là cạo vỏ, bỏ lõi, cắt bỏ mấu, rây lấy bột mịn, sàng, sảy bỏ đất bám vào dược liệu, hoặc thái miếng, đập vụn bỏ vào thang thuốc dạng sắc...

- TRỊ VỊ BỆNH 治未病

❶ Phương pháp phòng bệnh. Phép dùng thuốc để phòng ngừa bệnh tật, bao gồm cả uống thuốc để phòng ngừa bệnh tật phát sinh và phòng ngừa các truyền biến của bệnh tật. ❷ Có ý nghĩa là chữa bệnh sớm.

- TRÍCH NÙNG SANG 滴脓疮

Xem Hoàng thủy sang.

- TRIỀN HẦU PHONG 缠喉风

Tức Hầu phong.

- TRIỀN TRƯỜNG LẬU 缠肠漏

Xem Hoàn giang lậu.

- TRIỀN YÊU HỎA ĐAN 缠腰火丹

Mụn nước mọc ở vùng thắt lưng, hông. Lúc mới phát thấy chỗ bệnh đỏ đau, tiếp theo nổi các mụn nước trong như hạt gạo, hình dáng như hạt châu, mọc như sợi dây lưng. Nguyên nhân do hỏa tà thấp độc ngưng kết ở hai kinh Tâm và Can. Còn gọi là Dời ăn, Dời leo, zona.

 - TRIÊU THỰC MỘ THỔ 朝食暮吐

Tình trạng sáng ăn chiều ói. Đây là triệu chứng của chứng phản vị.

- TRIỀU NHIỆT 潮热

Sốt cơn. Thường gặp trong các chứng âm hư và huyết hư. Trên lâm sàng hay thấy sốt về chiều hoặc lúc ½ đêm, đến sáng thì sốt lui dần trở lại bình thường. Nếu là thực chứng thì thường gặp trong chứng Dương minh lý thực chứng, cũng phát sốt, sau đó tự hạ nhưng hạ không nhiều, mỗi ngày vào khoảng 3-5 giờ chiều là sốt cao, thường kèm có đại tiện không thông. Cũng đọc là Triều nhiệt.

- TRIỆU HIẾN KHẢ 赵献可

Không rõ năm sinh năm mất. Triệu Hiến Khả, tự Dưỡng Quỳ 养葵, tự hiệu Y Vu lư tử, người đời Minh, Ngân Huyện (nay là Chiết Giang, Ninh Ba), là một y gia lớn, đề xướng thuyết ‘Thận thủy mệnh hỏa’, cống hiến lớn cho học thuyết ‘Mệnh môn’. Ông hiếu học, nghiên cứu sâu Dịch kinh, tinh thông y thuật. Sở học của ông theo Lý Đông Viên, Tiết Kỷ, phản đối thuyết ‘Lục khí giai tùng ‘hỏa hóa’ của Lưu Hoàn Tố, chủ trương ‘thêm hàn lương’ cùng quan điểm với Chu Đan Khê (dương thường hữu dư') và Tri Bá (‘tả hỏa’). Nghị luận của ông thường thường hợp với Trương Giới Tân, phát huy một cách đột xuất học thuyết ‘Mệnh môn’ của thân thể con người. Nói về Mệnh môn (y học Trung quốc gọi chỗ khoảng giữa hai trái Thận), trong y kinh các đời như ‘Nội kinh’, ‘Nan kinh’, đều có luận thuật. Một số y gia trứ danh như Tiết Kỷ, Trương Giới Tân, Tôn Nhất Khuê cũng nhấn mạnh đến tính trọng yếu của Mệnh Môn trong thân thể con người, nhưng mà nghiên cứu sâu nhất, cống hiến lớn nhất là Triệu Hiến Khả. Ông nhận xét rằng làm chủ trong nhân thân không phải là tim, mà là Mệnh môn Mệnh Môn là chân quân, chân chúa của nhân thân, vị trí của Mệnh Môn ‘ở giữa cách hai trái Thận một tấc năm phân, chính giữa thân người’, tức là ‘tiểu Tâm’ mà thiên ‘Thích cấm luận’ (Tố vấn) nói tới, chỉ rõ cái hỏa của Mệnh môn là chí bảo (quý nhất) của nhân thân, là chỗ liên hệ đến cơ năng sinh lý của thân thể. Hỏa vượng thì cơ năng sinh lý do đó mà mạnh, hỏa suy thì cơ năng sinh lý do đó mà yếu, hỏa tiêu thì cơ năng sinh lý do đó mà ngừng. Để nhấn mạnh tác dụng trọng yếu hỏa của Mệnh môn, ông đem thân thể con người ví với cái đèn kéo quân quay được nhờ lửa của ngọn nến; trong đèn, nếu nến sáng thì đèn quay nhanh, nến mờ thì đèn quay chậm, nếu tắt thì đèn ngưng quay. Ông còn nói rằng hỏa của Mệnh môn hàm chứa trong nước của Thận (Thận thủy), hai thứ dựa nhau và không khi nào rời nhau. Người mắc bệnh là vì thủy hỏa không đều gây ra. Cái gọi là ‘hỏa có dư', thực sự là ‘chân thủy không đủ', khi trị liệu không nên ‘tả’ hỏa, mà chỉ lo bổ thủy để chế hỏa, tức là cái ý của Vương Băng ‘Tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang’ (chủ yếu lo thủy mạnh để chế ngự hỏa). Trái lại, nếu ‘hỏa không đủ' thì làm cho ‘thủy có dư', khi trị liệu cũng bất tất ‘tả’ thủy, mà chỉ lo bổ hỏa để hóa thủy, tức là cái ý của Vương Băng ‘ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu âm ế’ (lo tăng nguồn hỏa để triệt tiêu thủy).

Căn cứ theo đó, khi ông viết đơn dùng thuốc, phần nhiều dùng Bát vị hoàn và Lục vị hoàn làm phương chủ yếu bổ hỏa bổ thủy, đồng thời tùy chứng gia giảm, trị được nhiều loại tật bệnh. Ông một đời đi đến rất nhiều địa phương, dấu chân có khắp Trung quốc, danh vang Tần Tấn. Ông không màng vinh hoa phú quý, sống đời sống kẻ giang hồ dật sĩ. Ông viết sách cũng rất nhiều, đó là các sách ‘Y quán’, ‘Nội kinh sao’, ‘Tố vấn chú', ‘Kinh lạc khảo’, ‘Chính mạch luận’, ‘Nhị bản nhất trắc’, trong đó chỉ có quyển ‘Y quán’ được lưu hành rộng hơn. Sách này ghi đầy đủ rõ ràng quan điểm học thuật ‘Thận thủy mệnh hỏa’ của ông tuy nghị luận có chỗ phiến diện, nhưng cũng không mất tiếng là một sách tham khảo trọng yếu để nghiên cứu học thuyết Mệnh môn

- TRỊNH THANH 郑声

Người bệnh trong tình huống thần chí không tỉnh táo, nói lắp bắp, tiếng nói nhẹ, câu cú đứt nối không rõ ràng, thuộc hư chứng. Thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh tật, hoặc trong chứng Tâm khí bị tổn thương, thần chí tán loạn nghiêm trọng.

- TRỌC ÂM 浊阴

➊ Chất nặng đục trong cơ thể có tác dụng dinh dưỡng toàn thân. ➋ Chất cặn bã được sản sinh ra từ sự trao đổi chất trong cơ thể.

- TRỌC ÂM BẤT GIÁNG 浊阴不降

Do chức năng của Tỳ Vị bị trở ngại, chất dinh dưỡng của thủy cốc không được hấp thu, tiêu hóa và chất cặn bã không được bài tiết ra. Thường thấy tức ngực, bụng trướng, đại tiện phân lỏng nhão, nước tiểu vàng, ăn uống giảm sút.

- TRỌC ÂM QUY LỤC PHỦ 浊阴归六腑

Chức năng chủ yếu của lục phủ là chuyển hóa thủy cốc để nuôi dưỡng toàn thân. Các chất này đều phải lưu chuyển trong lục phủ nên mới có tên gọi.

- TRỌC ÂM TẨU NGŨ TẠNG 浊阴走五脏

Hiện tượng sinh lý. Do chất tinh túy có từ ngũ cốc được chuyển tới ngũ tạng và các bộ phận khác trong cơ thể.

- TRỌC ÂM XUẤT HẠ KHIẾU 浊阴出下窍

Âm chủ hình, chủ dáng, cho nên trọc âm phần nhiều chảy xuống dưới hạ khiếu (tiền, hậu âm). Như đại tiểu tiện từ tiền âm, hậu âm bài tiết ra ngoài.

- TRỌC DƯƠNG KHINH ĐẦU 浊阳轻头

Phép uống thuốc. Thang thuốc có những độ nồng mạnh, chỉ đun sôi vài lần là rót ra cho uống ngay gọi là trọc dược khinh đầu. Thang thuốc để uống lúc nguội gọi là ẩm (như Hương nhu ẩm). Thuốc sắc xong uống lúc nào cũng được gọi là ẩm tử.

- TRỌC KHÍ 浊气

➊ Phần vẩn đục của tinh hoa thức ăn uống. ➋ Hơi thở hôi từ miệng ra. Hơi trung tiện, rắm.

- TRỌC KHÍ QUY TÂM 浊气归心

Sự tuần hoàn máu đen về tim. Máu đen qua mạch máu, thông qua quá trình trao đổi khí và các chất tinh vi của thủy cốc để biến hóa trở lại thành máu đỏ, nuôi dưỡng toàn thân.

- TRỌC TÀ 浊邪

Chất đục, nặng, dính nhờn do trọc tà gây ra.

- TRỌC TÀ HẠI THANH 浊邪害清

Thấp tà là khí nặng đục, kết hợp với nhiệt tà, thấp và nhiệt nung nấu đưa lên trên, dương khí trong trẻo nhẹ nhàng bị lấn át đến nỗi các khiếu bị bế tắc. Có các triệu chứng thần thức mê man, thính giác bị trở ngại.

- TRỌNG CẢM 重感

Cảm nhiễm cùng lúc hai bệnh tà. Như tạng phủ vốn có tích nhiệt ở trong lại bị cảm phong hàn, sẽ thấy chứng của cả biểu và lý cùng mắc bệnh.

- TRỌNG CHỨNG TỴ UYÊN 重证鼻渊

Chứng viêm mũi, viêm xoang nặng thường gặp trên lâm sàng. Thấy các triệu chứng chủ yếu như nước mũi ra không ngớt, như tủy, như mủ, tanh hôi khó ngửi. Nặng thì chóng mặt hoa mắt, đau đầu, hay quên. Nguyên nhân do Đởm di nhiệt lên não gây ra.

- TRỌNG KHẢ KHỨ KHIẾP 重可去怯

Dùng các loại thuốc có tác dụng trấn tỉnh (trọng trấn) để chữa các bệnh tâm thần hỗn loạn, sợ sệt (khiếp), hay quên...

- TRỌNG NGẠC 重腭

Trên vòm họng nổi nhọt như đầu vú treo ngược, hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân do Tâm Tỳ nhiêt độc uất kết gây ra.

- TRỌNG NGÂN 重龈

Chứng sưng nướu răng. Triệu chứng thấy chân răng sưng mọng, đau, miệng hôi. Nguyên nhân do trẻ em trong Vị có nhiệt, thấp trọc nung nấu gây ra.

- TRỌNG PHƯƠNG 重方

Phương hướng điều trị [Tố vấn]. Trước hết dùng cơ phương, khi bệnh không lui lại dùng ngẫu phương để điều trị tiếp.

- TRỌNG TỄ 重剂

Dùng các loại dược vật có chất lượng nặng, lại có tác dụng trấn trụy, trấn tỉnh như Từ thạch, Chu sa để phối thành bài thuốc.

- TRỌNG THÍNH 重听

Chứng nặng tai, tai nghe không rõ.

- TRỌNG TRẤN AN THẦN 重镇安神

Phương pháp sử dụng các loại dược vật có tính chất nặng và có tác dụng trấn tỉnh. Thường có nguồn gốc từ khoáng sản, hoặc vỏ động vật. Dùng để chữa các chứng tâm thần bất an, điên cuồng, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp.

- TRỞ BỆNH 阻病

Xem Ác  trở (Ố trở).

- TRỢ DƯƠNG 助阳

Tức bổ dương.

- TRỢ DƯƠNG GIẢI BIỂU 助阳解表

Dùng các thuốc trợ dương phối hợp với thuốc giải biểu để chữa các chứng ngoại cảm do dương khí hư. Là một trong những phương pháp hỗ trợ chính khí để khu trừ tà khí.

- TRỤ CỐT 柱骨

Xương quai xanh (xương đòn gánh). Còn gọi là Cự cốt, Khuyết bồn cốt, Tỏa tử cốt.

- TRỤC HÀN KHAI KHIẾU 逐寒开窍

Là phương pháp chữa chứng hàn thấp, đàm trọc gây bế tắc Tâm bào, tinh thần hôn mê. Thích hợp chữa các chứng trúng phong, đột nhiên té ngã, bất tỉnh nhân sự, sắc mặt trắng xanh, tay chân lạnh, mạch trầm. Còn gọi là Ôn khai pháp.

- TRỤC THỦY 逐水

Phương pháp chữa thủy thũng qua phép hạ. Sử dụng những vị thuốc có tác dụng tả hạ mạnh nhằm tăng lượng nước bài tiết ra ngoài cơ thể. Thích hợp chữa các chứng bụng trướng nước, lồng ngực ứ nước thuộc thực chứng.

- TRỤC Ứ 逐瘀

Tức Phá ứ tiêu trưng.

- TRUNG CÔNG 中工

Thầy thuốc có trình độ kỹ thuật trung bình. So với thầy thuốc giỏi (thượng công) có kém hơn, nhưng cao hơn thầy thuốc xoàng (hạ công). (Hiệu suất chữa khỏi bệnh ở trung công phải đạt 70%, thượng công phải đạt 90%, hạ công đạt 60%).

- TRUNG CHỈ ĐỒNG THÂN THỐN  中指同身寸

Phương pháp xác định huyệt trong châm cứu. Bảo bệnh nhân co ngón tay giữa cho chạm vào đầu ngón tay cái, lấy đoạn giữa của ngón tay giữa nơi có 2 lằn chỉ tay đi lên, khoảng cách từ đầu chỉ này tới đầu chỉ kia gọi là 1 thốn.

- TRUNG CHÍNH CHI QUAN 中正之官

Chỉ Đởm. Do Đởm có tác dụng chủ quyết đoán.

- TRUNG DƯƠNG 中阳

Tức dương khí của Tỳ Vị.

- TRUNG DƯƠNG BẤT CHẤN 中阳不振

Tình trạng dương khí của Tỳ Vị suy nhược, cơ năng tiêu hóa kém. Chứng thấy ăn uống kém, người mệt mỏi, tay chân yếu sức, đi cầu phân lỏng nhão, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư.

- TRUNG ĐAN ĐIỀN 中丹田

Vùng mõm tim (mũi kiếm xương ức).

- TRUNG ĐÁP THỦ 中搭手

Tức chứng ung nhọt mọc ở vùng Cao hoang huyệt. Xem Phát bối.

- TRUNG ĐỘC CHI PHỦ 中渎之腑

Tức Tam Tiêu.

- TRUNG HÀN 中寒

Chỉ trung tiêu hư hàn, do chức năng của Tỳ Vị suy thoái. Thường thấy có đau bụng thích được xoa nắn, sợ lạnh tay chân lạnh, miệng nhạt, lợm giọng, ăn ít tiêu lỏng.

- TRUNG KHÍ 中气

Trung khí. Thông thường chỉ khí của trung tiêu Tỳ Vị, và công năng sinh lý của các tạng phủ Tỳ Vị với sự tiêu hóa chuyển vận, thăng thanh giáng trọc của chúng, nhưng cũng có khi chỉ riêng Tỳ khí. Tỳ khí chủ thăng, trong lâm sàng gặp chứng thoát giang, sa tử cung, thường do Tỳ hư hạ hãm gây nên. Thường dùng phép chữa bổ trung ích khí tức là chỉ bổ Tỳ và thăng đề khí hạ hãm của Tỳ khí.

- TRUNG KHÍ BẤT TÚC 中气不足

Bệnh trạng, (trung khí: khí của trung tiêu Tỳ Vị). Trung khí bất túc tức khí của Tỳ Vị suy nhược, dẫn đến suy thoái công năng, vận hóa vô lực, không có khả năng vận chuyển tinh khí lên trên. Chứng trạng: ăn uống kém, ăn vào hay đầy, sắc mặt trắng nhợt, chóng mặt, mỏi mệt, khí hư uể oải, vị thống ưa xoa bóp, đại tiện lỏng loãng, mạch hư.

- TRUNG KHÍ HẠ HÃM 中气下陷

Còn gọi là khí hư hạ hãm, tạng khí hạ hãm. Do Tỳ khí suy nhược mà cho các tổ chức mềm nhão không săn. Phát sinh hiện tượng sa giãn tạng khí, sa nội tạng như chứng sa tử cung…

- TRUNG MÃN 中满

Chứng trạng bụng trướng đầy. Có nhiều nguyên nhân: khí hư, thực trệ, hàn trọc tắc nghẽn ở trên, thấp nhiệt vít lấp, khiến chức năng vận hóa của Tỳ Vị mất bình thường, khí cơ bị bế tắc không thông mà gây ra.

- TRUNG MÃN GIẢ TẢ CHI VU NỘI 中满者泻之于内

Phương hướng điều trị (trung mãn: khí nghẽn trệ ở trong dẫn đến ngực bụng trướng đầy; tả: làm điều lợi khí, làm cho trướng đầy tiêu đi). Thí dụ: đờm thấp ngăn trệ ở trung quản, ngực bụng trướng đầy. Có thể dùng phép hòa Vị lý khí; nếu do ăn uống tích trệ dẫn đến trung quản chướng đầy, có thể cho uống phương thuốc tiêu đạo.

- TRUNG PHÁT BỐI 中发背

Chứng ung nhọt mọc ở giữa lưng.

- TRUNG PHẨM 中品

Các y gia xưa xếp loại thuốc không có độc hại hoặc có độc mà chỉ nên châm chước sử dụng, vừa chữa được bệnh, vừa bổ hư, xếp là trung phẩm.

- TRUNG QUẢN 中脘

➊ Bộ vị của vị quản. ➋ Tên huyệt.

- TRUNG THANH CHI PHỦ 中清之腑

Tức Trung tinh chi phủ.

- TRUNG THẢO DƯỢC 中草药

Từ chung để chỉ Trung dược và Thảo dược (Ý nói thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ, và được trồng ở Trung quốc).

- TRUNG TIÊU 中消

Bệnh Tiêu khát. Thể hiện bằng tình trạng ăn nhiều, mau đói mà hình thể vẫn gầy còm.

- TRUNG TIÊU 中焦

Bộ vị từ phía dưới hoành cách mô tới rốn. Nơi đây có Tỳ Vị. Chức năng chủ yếu là hấp thu và tiêu hóa các thức ăn uống đưa các chất tinh vi nuôi cơ thể.

- TRUNG TIÊU CHỦ HÓA 中焦主化

Công năng của trung tiêu. Có tác dụng tiêu hóa thức ăn uống và vận hóa tinh chất thành doanh huyết để nuôi dưỡng cơ thể.

- TRUNG TIÊU NHƯ ÂU 中焦如沤

Một ví dụ về đặc điểm công năng của trung tiêu. Tức là Tỳ Vị có các tác dụng hấp thu, tiêu hóa và chuyển vận các thức ăn uống từ ngoài đưa vào cơ thể, biến nó thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

- TRUNG TINH CHI PHỦ 中精之腑

Chỉ túi mật. Trong túi mật chứa dịch mật là chất tương đối trong sạch, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Nó không giống Đại trường và Bàng quang là nơi chứa các chất cặn bã, chất bài tiết.

- TRÚNG ÁC 中恶

Do đột ngột gặp sự kinh sợ mà phát bệnh. Người bệnh bỗng dưng tay chân lạnh ngắt, sắc mặt tái xanh, tinh thần hoảng hốt, chóng mặt hoa mắt, hoặc nói năng lẫn lộn, nặng thì cấm khẩu, hôn quyết.

- TRÚNG ĐỘC 中毒

Chứng trúng độc. Chất độc nhiễm vào cơ thể, do tác dụng của độc tính gây ra bệnh.

- TRÚNG HÀN 中寒

Tính trạng trúng phải hàn tà. Bình thường vốn dương khí bất túc, đột ngột bị hàn tà xâm phạm. Có các triệu chứng choáng váng, xây xẩm, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu, người cứng đơ, lạnh run, sợ lạnh, chân tay giá lạnh, phát sốt, không mồ hôi. 6 bộ mạch trầm tế hoặc trì khẩn.

- TRÚNG KINH LẠC 中经络

Tình trạng phong tà xâm nhập vào kinh mạch và lạc mạch. Không thấy thần chí thay đổi, mà chỉ thấy miệng mắt méo lệch, liệt nửa người, nói khó.

- TRÚNG KINH 中经

Một loại trúng phong. Bệnh ở kinh mạch không có hiện tượng ý thực bị trở ngại mà xuất hiện chứng trạng liệt nửa người, chân tay tê dại, khó nói. Còn gọi là Phong trúng kinh lạc.

- TRÚNG LẠC 中络

Bệnh tại lạc mạch, một trong những loại trúng phong. Do tà nhập vào lạc mạch gây ra. Là chứng nhẹ nhất của trúng phong. Chứng thấy miệng mắt méo xếch, da tê dại.

- TRÚNG PHONG 中风

➊ Chứng trúng phong. Đột nhiên té ngã, hôn mê, kèm có hiện tượng miệng mắt méo lệch, cấm khẩu, liệt nửa người. Các thầy thuốc xưa chia làm hai loại: Chân trúng phong và loại trúng phong. Trên lâm sàng hay gặp loại trúng phong. Tuy nhiên cũng còn tùy theo mức độ phong tà xâm nhập mà lại phân ra trúng kinh, trúng lạc, trúng phủ, trúng tạng. Thường hay gặp trong các bệnh tai biến mạch máu não.     ➋ Chứng ngoại cảm phong tà. Một loại của Thái dương biểu chứng. Xem Thái dương trúng phong.

- TRÚNG PHỦ 中府

Chứng phong trúng vào phủ. Một loại trúng phong. Do tà nhập vào phủ gây ra. Triệu chứng: ngã lăn đột ngột, hôn mê, sau khi tỉnh dậy liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, hoặc đờm dãi úng thịnh, không nói được, đại tiểu tiện không thông.

- TRÚNG TẠNG 中脏

Một loại trúng phong. Do tà nhập vào tạng mà gây ra. Là chứng nặng nhất của trúng phong. Triệu chứng: thần chí hôn mê, cấm khẩu, miệng chảy dãi. Tùy theo mức độ biểu hiện khác nhau, được chia hai làm 2 loại  là Bế chứng, Thoát chứng.

- TRÚNG THẤP 中湿

➊ Tức thấp tý. ➋ Từ chung để chỉ do ngoại cảm hoặc nội thương thấp tà gây ra. Có triệu chứng da tê dại, ngực sườn trướng đầy, khí suyễn, lưng đau nặng trằn, các khớp tay chân không linh hoạt.

- TRÚNG THỬ HUYỄN VỰNG 中暑眩晕

Chứng chóng mặt xây xẩm do trúng thử tà. Biểu hiện người choáng váng muốn té, phát sốt, phiền táo, miệng khát, mạch hư, nặng thì hôn mê bất tỉnh.

- TRÚNG THỬ 中暑

Bệnh do thử tà phát sinh ở mùa hạ do thời tiết nóng bức gây nên. Có các chứng trạng: đột nhiên ngã lăn hôn mê, mình nóng, phiền táo, khó thở, ra nhiều hoặc không ra mồ hôi, chân tay co giật, hàm răng nghiến chặt.

- TRÚNG THỰC 中食

Một loại Hôn quyết. Do ăn uống quá mức bị hôn mê. Xem Thực quyết.

- TRÚNG YẾT 中暍

Tức Trúng thử.

- TRÙNG NGHIẾT TÂM THỐNG 虫啮心痛

Vùng tim đau nhói do trùng (giun) quấy động gây ra. Tức là Trùng tâm thống.

- TRÙNG NHẬP NHĨ 虫入耳

Côn trùng chui vào lỗ tai.

- TRÙNG ÂM 重阴

Hai trạng thái có cùng tính chất âm xuất hiện trên một sự vật. Như tay chân lạnh thuộc âm, mạch vi muốn tuyệt thuộc âm, cả hai cùng thấy trên một bệnh thì gọi là Trùng âm.

- TRÙNG ÂM TẤT DƯƠNG 重阴必阳

Âm đến cùng cực sẽ chuyển sang dương. Do âm khí quá thịnh thì có chiều hướng chuyển sang dương tính hoặc xuất hiện các dương chứng.

- TRÙNG BAN 虫班

Do trùng tích mà thấy có gầu vảy giống như rác cám ở đầu mặt cổ và da. Nơi da bị tổn thương có mảng hình tròn, màu trắng sạm hoặc hồng nhạt, bề mặt nơi bệnh có gầu trắng như cám, phần nhiều không gây thêm triệu chứng nào khác.

- TRÙNG CỔ 虫鼓

Chứng cổ trướng do ký sinh trùng hoặc do cảm nhiễm gây ra. Nguyên nhân do trùng độc kết tụ, Can Tỳ thọ thương, mạch lạc ứ trở gây ra. Chứng thấy vùng bụng trướng to gây đau, tay chân phù thũng không nhiều. Trên mặt có những đốm đỏ hoặc những chỉ văn màu đỏ, sắc mặt vàng úa.

- TRÙNG DƯƠNG 重阳

Hai trạng thái có cùng tính chất dương tính xuất hiện trên cùng một sự vật. Thí dụ như: Người sốt, mạch hồng đại. Chứng và mạch đều thuộc dương thịnh gọi là trùng dương (nói lên dương nhiệt quá mức).

- TRÙNG DƯƠNG TẤT ÂM  重阳必阴

Dương cực sẽ chuyển thành âm. Tính chất bệnh vốn thuộc dương khí thiên thắng nhưng dương thịnh quá xuất hiện âm chứng hoặc có hướng chuyển theo âm tính.

- TRÙNG ĐÀI LỊCH 重台疬

Chứng loa lịch. Tình trạng cổ gáy nổi nhọt như chứng tràng nhạc xếp chồng thành đống.

- TRÙNG GIẢN 虫痫

Do ký sinh trùng trong đường ruột gây ra chứng giản (co giật, động kinh), thường gặp ở trẻ em.

- TRÙNG TÂM THỐNG 虫心痛

Vùng tim đau nhói do trùng giun quấy động gây ra. Thường thấy đau từng cơn, lúc ở bên trên, khi ở bên dưới, hoặc kèm thấy sắc mặt vàng vọt có đốm trắng, lúc xanh lúc trắng, lúc đỏ, nôn ói không muốn ăn. Phần nhiều do Tỳ khí hư nhược, ăn quá nhiều chất ngọt béo. Còn gọi là Trùng nghiết tâm thống, Trùng giảo tâm thống.

- TRÙNG TÍCH 虫积

Phần nhiều do bệnh ký sinh trùng ở đường ruột. hoặc do ăn uống không vệ sinh, sinh trùng thành tích mà gây ra. Thường thấy sắc mặt vàng vọt, bắp thịt teo róc, có khi nôn ra nước mật xanh đắng, vùng bụng trướng to, đau, hoặc đau vùng chung quanh rốn, lúc đau, lúc ngưng, hoặc có khi sờ thấy khối u (búi giun).

- TRÙNG THÂN 重身

Tức mang thai.

- TRÙNG THIỆT 重舌

Tĩnh mạch dưới lưỡi có ứ huyết làm cho các tổ chức dưới lưỡi sưng tấy. Thường kèm theo các triệu chứng đầu gáy đau, phát sốt. Nguyên nhân do Tâm Tỳ tích nhiệt gây ra.

- TRÙNG THÚ THƯƠNG 虫兽伤

Côn trùng cắn, chích hoặc bị vật nuôi trong nhà cắn gây tổn thương.

- TRUYỀN BIẾN 传变

Bệnh thương hàn trong quá trình phát triển, bệnh tình biến hóa theo quy luật phát triển nhất định hoặc vượt qua quy luật phát triển.

- TRUYỀN ĐẠO CHI QUAN 传导之官

Tức là phủ  Đại trường. Do chức năng của Đại trường là thông đạo, có nhiệm vụ truyền tống cặn bã nên mới có tên gọi như vậy.

- TRUYỀN HÓA CHI PHỦ 传化之腑

Cơ quan có chức năng truyền hóa, tức là lục phủ. Xem thêm mục Tạng hành khí vi phủ.

- TRUYỀN KINH 传经

Thương hàn trong quá trình phát triển, biến hóa. Bệnh từ kinh này mà biến hóa sang kinh khác. Thường được phân ra:

 a/ Tuần kinh truyền: Bệnh theo thứ tự từ Thái dương đến Dương minh rồi Thiếu dương sang Thái âm đến Thiếu âm rồi Quyết âm;

b/ Vượt kinh truyền: Bệnh tà vượt kinh mà truyền, như từ kinh Thái dương không theo thứ tự truyền đến Dương minh mà lại truyền thẳng tới Thiếu dương.

c/ Biểu lý truyền: Hai kinh có quan hệ biểu lý truyền lẫn nhau, như Thái dương truyền Thiếu âm; Dương minh truyền Thái âm... đều là biểu lý truyền lẫn nhau.

- TRUYỀN THI 传尸

Tức Lao sái.

- TRUYỀN THI LAO 传尸痨

Tức Lao sái.

- TRƯ ĐIÊN 猪癫

Tức điên giản. Xem Giản chứng.

- TRƯ ĐỞM TRẤP ĐẠO 猪胆汁导

Phương pháp thông đại tiện. Dùng mật lợn hòa thêm chút dấm, quấy đều, nhét vào hậu môn.

- TRỪ TRUNG 除中

Tên gọi cổ điển. Trừ: tiêu trừ; Trung: khí của Tỳ Vị ở trung tiêu. Tật bệnh tới giai đoạn nghiêm trọng, vốn không ăn uống được nhưng đột nhiên ăn uống được hoặc ăn uống mạnh lên, đó là hiện tượng phản thường, báo hiệu khí của Tỳ Vị ở trung tiêu sắp tuyệt, gọi là Trừ trung.

- TRỰC TIẾP CỨU 直接灸

Phép cứu trực tiếp. Đặt mồi ngải trực tiếp lên da chỗ huyệt vị định cứu rồi đốt mồi ngải. Căn cứ vào mồi ngải to hay nhỏ và đồng thời tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ để ấn định hai loại cứu thành sẹo, hay cứu không thành sẹo theo yêu cầu điều trị.

- TRỰC TIẾP THÍCH 直接刺

Phép châm trực tiếp, một trong mười hai phép châm. Dùng điều trị bệnh do hàn khí xâm phạm ở bộ vị mắc bệnh tương đối nông. Phương pháp là chỉ châm qua da vào một mức nhất định, không châm sâu.

- TRỰC THỊ 直视

Hai mắt trông thẳng không động đậy, con ngươi mắt không có thần khí. Nguyên nhân phần nhiều do Can phong nội động gây ra. Thường gặp trong các chứng trúng phong, kinh phong, điên cuồng.

- TRỰC TRÚNG ÂM KINH 直中阴经

Hàn tà không truyền qua 3 kinh dương mà trực tiếp trúng thẳng vào 3 kinh âm, xuất hiện các triệu chứng không phát sốt, sợ lạnh và các chứng trạng khác của âm kinh.

- TRỰC TRÚNG TAM ÂM 直中三阴

Tà khí trực trúng ba kinh âm, khi phát bệnh thấy các triệu chứng của 3 kinh âm. Như bụng đầy mà nôn ói, ăn kém, đại tiện lỏng nhão, người mệt mỏi, hay nằm, mạch vi tế. Phần nhiều thấy ở các bệnh giai đoạn nặng, chính khí hư.

- TRỰC TRÚNG 直中

Trúng phải tà khí. Bệnh tà không truyền biến qua ba kinh dương mà trực tiếp xâm nhập thẳng vào ba kinh âm, tức là khi phát bệnh không có triệu chứng của tam dương kinh, lại xuất hiện ngay triệu chứng của tam âm kinh. Còn gọi là Trực trúng tam âm.

- TRỰC TRƯỜNG TIẾT 直肠泄

Vừa ăn xong thì bị tiêu lỏng. Nguyên nhân phần nhiều do khí của Tỳ Vị quá hư, không có sức để vận hóa gây ra bệnh.

- TRỰC TRƯỜNG 直肠

Đoạn cuối của Đại trường, nối liền với Kết trường, tận cùng ở hậu môn.

- TRƯNG HÀ 癥瘕

Trong bụng có khối u, sờ vào thấy gò cứng cố định, ấn vào đau, gọi là Trưng; Nếu tụ tán vô chừng xô đẩy di động, đau không có chỗ nhất định, gọi là Hà.

- TRƯNG SÁN 癥疝

Đột nhiên bụng trướng, vùng vị quản đau nhức. Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, khí cơ ở Trường Vị bị bế tắc gây ra.

- TRƯNG TÍCH 癥积

Tức Trưng hà.

- TRƯỚC TÝ 着痹

Tức Thấp tý.

- TRƯƠNG CHÍ THÔNG 张志聪

Trương Chí Thông, tự Ẩn Am (隐庵), biệt hiệu Tây Lăng Ẩn Am đạo nhân, người đời Thanh, Tiền Đường (nay là Chiết Giang, Hàng Châu), thầy thuốc nổi tiếng cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Ông là con nhà y học. Tuổi nhỏ mất cha, khi trưởng thành ông theo học y với Trương Toại Thần (tự Khanh Tử), danh y, ở cùng địa phương chuyên về bệnh thương hàn. Ông đọc hết sách y của ông cha để lại, ra công nghiên cứu ‘Tố vấn’, ‘Linh khu’ và sách của Trọng Cảnh, đến tuổi già chưa từng lười học; lãnh hội được chỗ tinh mật của y học, gặp bệnh chẩn trị, nhiều lần trị khỏi bệnh nặng, nổi tiếng trong y giới.

Có một quan Sương đạo bị bệnh bí đường tiểu tiện, các thầy thuốc dùng thuốc ‘giáng lợi’ đều không hiệu nghiệm; có người tiến cử ông, ông cho thuốc thang ‘Bổ trung ích khí’, một thang đã khỏi. Có người hỏi ông tại sao dùng thang ấy, ông đáp: ‘Đây cũng như nước trong bình, đậy kín nắp bình thì dầu đảo ngược bình cũng không chảy ra giọt nào; giở bỏ nắp bình đi thì nước chảy thông’. Vì vậy mà dùng phép đưa lên, khiến hơi thở thông thì tiểu tiện được nhiều’. Lại một lần ở đất Thiều Khê, ông gặp một người bệnh thủy thũng, bụng lớn, da sưng phù, uống lâu các thứ như ‘Bát chính tán’, ‘Ngũ bì ẩm’, tiểu tiện vẫn từng giọt không thông. Ông nhận xét người này bệnh hư, nhưng thuộc loại ‘gốc hư ngọn thực’, ngọn phù nước là vì hơi thở bế ở trong không phát ra được tới dưới, cho nên trước phải dùng phép ‘tân khai khổ giáng, thông lợi Phế khí’ (cay để mở hơi thở, đắng để đưa xuống cho thông); trị ngọn, dùng thang 3 vị Tô diệp, Phòng phong, Hạnh nhân sắc uống để ôn phục, cho phát ra ít mồ hôi; uống xong một thang, chưa có phát mồ hôi, đã tiểu tiện như rót nước, bụng trướng đã hết phù lớn; kế đó dùng thang Lục quân tử gia giảm để trợ Tỳ trị gốc, nửa năm hết bệnh. Ông cất mấy căn nhà ở phía bắc núi Tư Sơn (nay là Hàng Châu, Ngô Sơn) đề tên Lữ Sơn Dương, tụ tập đồng học và đệ tử luận y giảng học, khảo chứng kinh điển, biện biệt chỗ đúng sai của sách, biên soạn tập thể, bền chí công tác trong vài mươi năm. Các sách của ông đều viết tại nơi này, mở màn cho lối nghiên cứu tập thể. Người chung quanh đến bái sư học y rất đông, có hơn vài mươi người. Ông nghiên cứu sâu các sách y cổ điển, như: ‘Nội kinh’, ‘Thương hàn luận’, ‘Thần Nông bản thảo kinh’. Học thuyết trị liệu của ông nghiêm cẩn, viết sách ắt giữ phép tắc xưa, ông đã từng bỏ công năm năm cùng với đồng học, đệ tử tại Lữ Sơn Đường nghiên cứu thảo luận ý nghĩa sâu kín của ‘Nội kinh’, đồng thời soạn thành hai bộ sách ‘Tố vấn tập chú’ và ‘Linh khu tập chú’. Vì ông đã phát huy trí tuệ của tập thể mà chất lượng chú thích của ông tương đối cao, có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu học tập ‘Nội kinh’. Ông tự xưng là hậu duệ của Trọng Cảnh, đã dùng thời gian 20 năm dài để nghiên cứu ‘Thương hàn luận’. Vì ông chịu ảnh hưởng của thầy Trương Toại Thần nên có tư tưởng nồng hậu duy trì cách biện luận xưa, nhận xét rằng ‘Thương hàn luận’ không có thác giản, tuyệt không có chỗ sơ hở, cho nên viết sách ‘Thương hàn luận tông ấn’ để giải rõ cái hay của sách, lại viết ‘Thương hàn luận tập chú’ để biện luận tinh nghĩa của sách. Ông còn viết ‘Bản thảo sùng nguyên’ để phát huy những gì người xưa chưa phát huy. Sách này được chú thích rõ sáng, giúp ích rất lớn cho ngươi mới học ‘Bản thảo kinh’.

- TRƯƠNG GIỚI TÂN  张介宾

Trương Giới Tân, tự Hội Khanh (có nơi viết Huệ Khanh), hiệu Cảnh Nhạc 景岳, vì ngôi nhà ở tên Thông Nhất Trai nên lại có biệt  hiệu là Thông Nhất tử. Ông nguyên quán ở Tứ Xuyên, Miên Trúc, đầu đời Minh, tổ tiên có quân công (chiến công), đời đời được bổ Thiệu Hưng vệ chỉ huy nên dời đến Cối Kê (nay là Chiết Giang, Thiệu Hưng), được coi là thầy thuốc nổi tiếng đời Minh, một nhân vật đại biểu của phái ‘ôn giới’. Từ nhỏ ông đã thông minh; đọc hết sáu kinh và bách gia chư tử. Cha ông là Trương Thọ Phong là môn khách của Định Tây hầu, thông hiểu y lí. Ông theo học với cha từ nhỏ, năm 14 tuổi theo cha đi kinh sư giao thiệp với các bậc kỳ tài dị sĩ, đồng thời theo danh y Kim Anh học y, giờ rảnh rỗi lại nghiên cứu thư sử, thông hiểu sâu các môn thiên văn, số học, địa lý, binh pháp. Tuổi tráng niên, ông xếp bút tùng quân, theo quân ra cửa ải, vượt biên giới, qua Phụng thành, sang sông áp Lục, trải mấy năm không làm nên công cán gì, nhà thì nghèo, cha mẹ già, chỉ còn cách. quay mình trở về (phiên nhiên nhi quy). Lúc ấy, ông đã 60 tuổi, bỏ hết những ham thích tạp nhạp, dốc sức đọc sách y, y thuật ngày càng tăng tiến, tên tuổi ngày càng sáng tỏ, người đời sánh ông với Trọng Cảnh, Đông Viên. Vì ông trị bệnh thích dùng Thục địa mà có tên là Trương Thục Địa. Cả đời ông siêng viết sách. Ông để lại cho hậu thế các sách như ‘Loại kinh’, ‘Loại kinh đồ dực’, ‘Loại kinh phụ dực’, ‘Cảnh Nhạc toàn thư', ‘Chất nghi giục’. Bộ ‘Loại kinh’ 32 quyển là do ông vì có nghĩ ngợi nhiều về ‘Nội kinh’ (‘kinh văn áo diễn, nghiên duyệt thành nan’ lời văn sâu kín, dốc lòng thành nghiên cứu) mà dùng phương pháp nhân loại, lấy hai sách ‘Linh khu', ‘Tố vấn’ dung hợp, thêm vào lời chú thích toàn diện và phát huy, trải 30 năm, sau bốn lần sửa bản thảo mới xong. Sách này đem chương điều tản mạn của các sách ‘Linh khu', ‘Tố vấn’ sắp xếp phân loại rõ ràng giúp người học dễ kiểm điểm, học tập, nhờ đó mà đẩy mạnh công tác nghiên cứu ‘Nội Kinh’ của hậu thế, giúp nhiều cho sự phát triển của nền y học Trung Quốc. Bộ ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư' gồm 64 quyển lại là một trước tác lớn của ông. Sách này thể hiện đầy đủ tư tưởng học thuật của ông đề xướng ‘ôn bổ’ trong trị liệu, công tác lập ngôn thành gia của ông. Trong sách này, các khoa nội, ngoại, phụ, ấu, cùng với lý luận Trung y đều đầy đủ, lý pháp song toàn, luôn được y gia hậu thế tôn sùng, ảnh hưởng rất sâu xa. Chủ yếu tư tưởng học thuật của ông là phát huy một cách sáng tạo học thuyết ' âm tinh dương khí’ và học thuyết ‘Mệnh Môn thủy hỏa âm dương’. Ông phản đối lý luận ‘dương thường hữu dư, âm thường bất túc’ của Chu Đan Khê, mà đề xuất luận điểm trứ danh ‘âm thường bất túc, dương bản vô dư’, nhấn mạnh sự trọng yếu của dũng khí. Học thuyết của ông làm cho lý luận hạch tâm của học phái ôn bổ được phát triển và hoàn thiện thêm một bước lớn. Thành tựu học thuật của ông là mười phần to lớn, ông không hổ là tôn sư một đời, có người khen tặng ông là ‘Trọng Cảnh chi hậu, thiên cổ nhất nhân’ (sánh đọc Trọng Cảnh, ngàn xưa chỉ một người này); tuy là có hơi quá khen, nhưng đối với sự phát triển y học, sự cống hiến của ông là hết súc to lớn. Ông mất năm 1640, hưởng thọ 77 tuổi.

- TRƯƠNG LỘ 张璐  

(1617 – 1700). Trương Lộ, tự Lộ Ngọc 路玉. Về già lấy hiệu là Thạch Ngoan lão nhân 石顽老人, người Trường Châu (nay là Giang Tô, Tô Châu), là y gia trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà danh môn vọng tộc, tuổi thanh niên học Nho, thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh, nhưng không thích khoa cử, năm 30 tuổi, bắt đầu chuyên Tâm học y, trên từ Hiên Viên, Kỳ Bá, dưới tới sách của các y gia cận đại, phàm là sách y dược, không sót quyển nào. Sau khi nhà Minh mất, ông tránh chiến loạn, đến ẩn cư tại Thái Hồ trong núi Động Đình hơn mười năm, chuyên tâm nghiên cứu y thuật và viết sách. Đến đời Thanh niên hiệu Thuận Trị (1644-1661) mới trở về cố hương hành y. Học thuật của ông chủ trưng thu nhặt rộng rãi sở trường của các nhà mà không hạn hẹp ở học thuyết một nhà: trị thương hàn thì theo phép của Phương Hữu Chấp, Dụ Xương, trị tạp bệnh thì học Chu Đan Khê, Tiết Kỷ, Trương Giới Tân. Trong các phái y học, ông thuộc phái ôn bổ. Ông một đời trứ thuật phong phú, chủ yếu có sách ‘ Trương Thị y thông’, ‘Thương hàn toản luận’, ‘Thương hàn tự luận’, ‘Bản kinh phùng nguyên’, ‘Chẩn tông tam muội’, ‘Thiên kim phương diễn nghĩa . ‘Trương Thị y Thông’ là ông phỏng theo thể lệ của sách ‘Chứng trị chuẩn thằng’ của Vương Khẳng Đường, tập hợp phương luận của y gia các đời, kết hợp với kinh nghiệm bản thán và y án trị nghiệm để biên soạn. Sách ban đầu có tên ‘Y qui’, nhưng chưa kịp phát hành lại đánh mất hai quyển mục khoa và đậu chẩn. Đến cuối đời ông mới bảo con bổ sung hai phần ấy rồi sửa chữa, đổi tên là ‘Y thông’, đó chính là sách ‘Trương Thị y thông’. Từ ngày ra đời đến sau, sách được lưu truyền rất rộng, ảnh hưởng tương đối lớn đến ngày nay vẫn luôn có giá trị tham khảo. Sách ‘Thương hàn toản luận’ là ông theo học thuyết của Phương Hữu Chấp và Dụ Xương, thêm sở trường của các nhà, cộng với kiến giải của mình đối với ‘Thương hàn luận’ mà chú thích thêm và soạn ra vì ông thấy nguyên bản ‘Thương hàn luận’ thiếu sót rất nhiều và chứng trị không đầy đủ. Với sách ‘Bản kinh hoàn nguyên’, ông lấy ‘Thần Nông bản thảo kinh’ làm cơ sở, làm cho rõ đại ý của bản kinh, gồm thêm trị pháp của các nhà. ‘Chẩn tông tam muội’ là sách chuyên về luận mạch học. Chủ yếu của sách ‘Thiên kim phương diễn nghĩa’ là tham khảo phép ra phương dùng thuốc của Tôn Tư Mạo, giúp người học lý giải sách của họ Tôn. Năm 1705, Hoàng đế Khang Hy tuần du phía Nam, con của ông là Trương Dĩ Nhu đem các di cảo của cha trình lên hoàng đế. Đến niên hiệu Càn Long, các sách ấy được ghi vào ‘Tứ khố toàn thư’. Ông mất năm 1700, hưởng thọ 83 tuổi.

- TRƯƠNG NGUYÊN TỐ 张元素

(Không rõ năm sinh măm mất). Trương Nguyên Tố, tự Khiết Cổ 洁古, người đời Kim, Dịch Châu (nay là Dịch Huyện, Hà Bắc), cùng thời kỳ với Lưu Hoàn Tố (cũng đời Kim), y gia trứ danh, nhưng nhỏ tuổi hơn, đều là người sáng lập 1 học phái Dịch thủy. Từ nhỏ, Trương thông minh hơn người, tám tuổi dự thi Đồng tử, hai mươi bảy tuổi đỗ tiến sĩ Kinh nghĩa, nhưng vì phạm húy mà bị xóa tên. Từ đó không có lòng theo đường học thi, hướng chí học y. Ông xem khắp các sách y, tiến hành công việc nghiên cứu sâu các sách ‘Nội kinh’, ‘Nan kinh’, ‘Thương hàn luận’, ‘Trung tàng kinh’, ‘Bản thảo kinh’. Qua sự nỗ lực kiên trì không dám ngơi nghỉ, ông trở thành một danh y trên đời. Đương thời, ở Hà Bắc, thanh vọng của danh y Lưu Hoàn Tố trên Trương Nguyên Tố một bậc. Lưu rất xem thường Trương. Một lần, Lưu bệnh thương hàn, đầu nhức, mạch đập mạnh, nôn mửa không ăn được, tự viết đơn thuốc trị liệu, qua tám ngày không khỏi bệnh. Học trò của Lưu không biết phải làm thế nào, sau lại đi rước Trương. Lưu nằm day mặt vào vách, không nhìn Trương. Trương cũng không nề chi, vẫn tử tế chẩn mạch và ra phương thuốc cho Lưu uống khỏi bệnh. Từ đấy, Lưu rất phục tài của Trương, ở bất cứ trường hợp nào cũng hết sức tuyên dương y thuật của Trương, khiến thanh vọng của Trương ngày càng lớn, danh dương thiên hạ. Trương Nguyên Tố tinh thông phương thuốc, có nghiên cứu rất sâu ‘Nội kinh’ và ‘Trung tàng kinh’, đồng thời có tư tưởng cách tân. Ông nhận xét, minh xác rằng: 'Vận khí bất tề, cổ kim dị quỹ; cổ phương tân bệnh, bất tương năng dã’(Vận khí không đồng, xưa nay khác quỹ đạo, bệnh mới mà dùng phương thuốc xưa thì không được vậy). Chủ trương trị bệnh trước phải bắt đầu biện biệt nhận thức hư thực của tạng phủ, căn cứ khí hậu đương lúc ấy và tình trạng thể chất của con bệnh mà linh hoạt dùng thuốc. Vì vậy ông trị bệnh không câu nệ cổ phương, đồng thời giỏi về biến hóa cổ phương chế ra tân phương, trở thành một nhà y thuật siêu việt. Sự thành tựu về y học của ông chủ yếu ở hai mặt dược vật và xử phương (thuốc và đơn thuốc). Về mùi vị của thuốc, lý luận về qui kinh, bổ tả thăng giáng, v.v...., ông có nghiên cứu sâu, phát minh thuốc và thuyết qui kinh, cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩ chỉ đạo cho trị bệnh lâm sàng. Ông tổng kết qui luật dùng thuốc lâm sàng, đem hơn ba trăm loại thuốc thường dùng án theo sự hư thực hàn nhiệt của tạng phủ, tiến hành phân loại khái quát, soạn viết ra một quyển ‘Tạng phủ tiêu bản hàn nhiệt hư thực dụng dược thức’. Quyển sách thuyết minh cách dùng có hiệu quả các thuốc cung cấp cho hậu thế sự tiện lợi rất lớn trong việc ra đơn dùng thuốc, cho nên rất được Lý Thời Trân xem trọng, trích lục sách ấy trong ‘Bản Thảo Cương Mục’.

Trương Nguyên Tố có hai quyển sách tiêu biểu: ‘Y Học Khải Nguyên’ và ‘Tạng Phủ Tiêu Bản Dược Thúc’. Y thuyết của Trương Nguyên Tố tự thành một phái, người sau gọi là ‘Dịch thủy học phái’. Dịch thủy học phái và Hà Gian học phái, về tôn chỉ y thuật, đã tương hỗ đối lập, lại tương hỗ bổ sung. Về sau lại diễn biến ra ‘Tứ đại gia’, y học đời Kim đời Nguyên tranh nhau do đấy mà ra; Trương Nguyên Tố cũng là ‘tiên thanh’ (tiếng nói trước) của sự tranh giành ảnh hưởng giữa y học Kim, Nguyên. Lý Cảo, Vương Hiếu Cổ đều là học trò của Trương Nguyên Tố, về sau đều là những bậc danh y trên đời.

- TRƯƠNG TÙNG CHÍNH 张从正

1156~1228. Ông có tên tự là Tử Hòa 子和, hiệu Đái Nhân; Đời Kim, người Khảo Thành (Thư Châu), đời nay Lan Khảo Đông (Hà Nam). Ông là một trong ‘tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên. Do vì phép trị bệnh của ông chủ trương ‘hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (hạ xuống)’ ba phương pháp chính yếu, nên người đời sau xem ông là nhân vật đại biểu cho ‘công hạ phái’.

Thuở nhỏ, ông thích đọc sách, kinh, sử, bách gia chư tử, đều có xem qua, lại thích ngâm thơ uống rượu, tính tình hào phóng. Dòng dõi nhà làm nghề thầy thuốc, ông có nghiên cứu sâu xa về các sách y như Nội kinh, Nan kinh, Thương hàn luận và thông hiểu đến nơi đến chốn. Tuổi thanh niên là quân y, về sau lại được triều đình mời vào Thái y viện. Ông sống ở thời loạn lạc, dân không cày được ruộng, chịu đói kém, bị bệnh dịch, không thích thói xấu của quan lại lên xe xuống ngựa’, nên sớm từ quan về nhà, hết lòng lo nghiên cứu y học. Ông thường cùng với các em họ như Ma Tri Kỷ. Thường Trọng Minh đi dạo chơi trên sông hồ, bàn luận sâu về y lý, một mặt hành nghề trị bệnh cho dân chúng. Trong vài năm đã nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Quan điểm và tư tưởng học thuật chủ yếu của ông được thấy rõ ở mặt luận bệnh và phép trị bệnh, ông nhận xét rằng nguyên nhân căn bản làm cho con người sinh bệnh là tà khí xâm phạm vào thân thể, ông cho rằng tà khí của trời là: phong (gió) thử (nắng), hỏa (nóng), thấp (ướt), táo (khô), hàn (lạnh); tà khí của đất là: vụ (mù), lộ (móc), vũ (mưa), bạc (mưa đá), băng (giá), nê (bùn); lại thêm tà khí của sự ăn uống là: toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), tân (cay), hàm (mặn), đạm (lạt). Đồng thời nhận xét rằng các tà khí đó, các nguyên nhân gây bệnh đó, không phải thân thể con người vốn tự có mà là từ ngoài đi vào, hoặc từ trong sinh ra’. Cho nên, một khi đã phát bệnh thì trước hết phải tìm cách đuổi tà ra ngoài, ‘tà’ đi thì ‘chính’ yên. Phép đuỗi tà thì dùng ba phép tấn công bệnh của thương hàn luận là: hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (làm xuống) làm chủ. Lý luận do Trương Tùng Chính độc sáng (tự mình đưa ra) gây chấn động rất lớn trong giới y học đời Kim, Nguyên. Đời ấy và các đời sau, số người phản đối là không ít. Ông đã viết hơn mười loại sách về y học, nội dung nói rõ sự hiểu biết của mình về ba phép ‘hãn, thổ, hạ’ và giới thiệu kinh nghiệm lâm sàng của mấy mươi năm hành nghề. Về sau, các học trò của ông chỉnh lý số sách ấy thành một quyển ‘Nho môn sự thân’.

Cuối đời, vì không bằng lòng sự thống trị của Kim triều, ông sống ở quê với thái độ tiêu cực của con người ẩn thoát.

- TRƯƠNG THỊ Y THÔNG 张氏医通

1695, Trương Lộ, đời Thanh, Trung quốc, gồm 16 quyển. Sưu tập những ý kiến luận bàn và các phương thuốc của các vị danh y các đời. Về phân loại bộ môn, dựa theo Chứng trị chuẩn thằng (Vương Khẳng Đường); Về chủ trị phương dược, phần lớn dựa vào Tiết thị y án (Tiết Kỷ) và Cảnh Nhạc toàn thư (Trương Giới Tân) kết hợp với kiến thức tích lũy của ông.

- TRƯỚNG

➊ Bụng trướng to. Xem thêm Cổ trướng. ➋ Chứng trạng tự cảm thấy không khoan khoái do bụng trướng.

- TRƯỚNG BỆNH 胀病

Bụng trướng to làm chủ chứng. Thường hay gặp trong chứng cổ trướng. Tức là chứng Trướng.

- TRƯỚNG HẬU SẢN 胀后产

Tình trạng khi sanh xương chậu khác thường (Thường là do hẹp khung chậu).

- TRƯỜNG CHÂM 长针

Một loại kim châm có thân dài từ 20~30mm hoặc hơn, dùng châm vào những huyệt sâu ở mông, đùi.

- TRƯỜNG ĐẢN 肠覃

Chứng trường đản (tên bệnh cổ điển). Thoạt tiên trong bụng có khối u như trứng vịt, về sau to dần, trướng bụng như mang thai, khối u cứng rắn, xô đẩy có di chuyển, kinh nguyệt vẫn thấy đều. Nguyên nhân bệnh do khí trệ huyết ứ, ứ đọng tích trệ gây nên, giống loại u buồng trứng.

- TRƯỜNG MẠCH 长脉

Một loại mạch, mạch đập vượt quá bản vị, trường mà hòa hoãn thuộc trung khí kiện vượng; trường mà huyền ngạnh thuộc bệnh mạch. Nguyên nhân do thực nhiệt kết bên trong, hoặc nhiệt thịnh gây ra.

- TRƯỜNG MINH 肠鸣

Nhu động ruột co thắt phát ra tiếng kêu (sôi ruột). Nguyên nhân do trung khí hư, hoặc tà khí ở Đại trường gây ra.

- TRƯỜNG NHÀN 肠痫

Chứng giản khi lên cơn toàn thân cương cứng.

- TRƯỜNG PHONG 肠风

❶ Các loại trĩ gây chảy máu ❷ Từ chung chỉ do tạng phủ lao tổn, khí huyết bất hòa hoặc do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào Đại trường gây ra chứng đại tiện ra máu. ❸ Tức phong lỵ ❹ Chứng đại tiện ra máu tươi, huyết ra trước phân ra sau. Nguyên nhân do ngoại phong xâm nhập hoặc nội phong động hạ chú mà gây ra.

- TRƯỜNG PHONG HẠ HUYẾT 肠风下血

Tức Trường phong.

- TRƯỜNG PHONG TIỆN HUYẾT 肠风便血

Do phong nhiệt ẩn náu trong ở trường vị hoặc thấp nhiệt nung nấu tích chứa ở trường vị, lâu ngày làm tổn thương âm lạc đến nỗi đại tiện thường ra huyết. Biểu hiện lâm sàng: Trước khi đại tiện huyết ra như rót, màu máu đỏ tươi, giang môn không sưng đau, lưỡi đỏ, mạch sác.

- TRƯỜNG TÍCH 肠癖

Tức chứng Huyết tiễn. Đại tiện ra máu ra xối xả. Nguyên nhân do thấp độc thành tích, lưu chú ở Đại trường, truyền vào kinh thiếu âm mà gây bệnh.

- TRƯỜNG TỊCH 肠澼

❶ Tên gọi xưa của bệnh kiết lỵ. ❷ Đại tiện ra máu.

- TRƯỜNG TRĨ 肠痔

Chung quanh hậu môn mọc những túi nhỏ, đau nhức, chảy máu, kèm có các chứng sốt, sợ lạnh. Nguyên nhân do thấp nhiệt hạ chú gây nên.

- TRƯỜNG TRÙNG 长虫

Tức Hồi trùng, Vưu trùng.

- TRƯỜNG TÝ 肠痹

Tên bệnh cổ điển. Một chứng tý trong nội tạng, tức là loại tý chứng ảnh hưởng tới Đại Tiểu trường. Có các chứng khát uống nước mà tiểu tiện không lợi, bụng trướng, tiêu chảy. Do khí ở Đại, Tiểu trường tắc nghẽn không lợi, khiến thủy đạo không thông, cặn bã không tiêu hóa, trong đục không ranh giới gây nên.

- TRƯỜNG UNG 肠痈

Trên lâm sàng thấy có triệu chứng bên phải bụng dưới đau dữ dội, có điểm đau rõ rệt, kèm theo nóng lạnh. tự ra mồ hôi, lợm giọng. Phần  nhiều do thấp nhiệt lưu chú trong ruột, khí huyết uất nghẹn gây nên. Tương đương với viêm ruột thừa cấp, viêm ruột thừa hóa mủ.

- TRƯỞNG HẠ 长夏

Mùa Hạ. Xem Tứ thời.

- TRỪU CÂN SA 抽筋痧

Là một trong những chứng sa. Thấy các chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy, hai chân co quắp, lồng ngực không khoan khoái, ngoài da các tĩnh mạch lộ ra. Nguyên nhân do khí của phong, thấp, hỏa tương bác gây ra.

- TRỪU PHONG 抽风

Chứng tay chân co giật run rẩy. Thường gặp trong các chứng ngoại cảm nhiệt bệnh, nhiệt thịnh làm tổn thương âm, phong hỏa cùng vượng gây ra bệnh. Hoặc do phát hãn quá nhiều, hoặc do mất máu, khí huyết tân dịch cùng bị tổn thương, gân mạch không được nuôi dưỡng cũng có thể gây ra bệnh, ngoài ra phong đàm hoặc nhiệt đàm cũng gây ra chứng này. Còn gọi là Khiết túng, Trừu súc.

- TRỪU SÚC 抽搐

Tức là Trừu phong.

- TRỬU

Khủy tay.

- TRỬU UNG 肘痈

Nhọt mọc ở khủy tay. Nguyên nhân do phong hỏa độc ngưng kết ở hai kinh Tâm Phế gây ra.

- TU TRỊ 修治

Xem mục Bào chế.

- TU MINH 羞明

Xem mục Úy quang.

- TU SỰ 修事

Xem mục Bào chế.

- TÚ CẦU PHONG 锈球风

Tức Thận nang phong.

- TỤ KHAI CHƯỚNG 聚开障

Tức là Tụ tán chướng.

- TỤ MAO 聚毛

Còn gọi là tùng mao. Ở phía sau đốt thứ nhất ngón chân cái, nơi có vệt lằn ngang (tương ứng phía sau vùng tam mao).

- TỤ TÁN CHƯỚNG 聚散障

Bệnh màng mây ở mắt. Thường thấy tròng đen mắt nổi màng mây, khi tròn khi khuyết, lúc dày lúc mỏng, khi đau thì nổi rõ, lúc không đau thì ẩn mất, tụ tán không nhất định. Do Can Thận âm hư, hư hỏa bốc lên trên gây ra.

- TỤ TINH CHƯỚNG 聚星障

Tròng đen mắt nổi mây, như cái hạt tròn nhỏ, tụ tán như sao, tạo thành vòng đỏ. Do Can hỏa thịnh ở trong kèm theo phong tà ở bên ngoài, phong và nhiệt xung đột xông lên mắt, hoặc do Can Thận âm hư, hư hỏa bốc lên mắt gây ra bệnh.

- TUẤN HẠ 俊下

Phương pháp dùng những vị thuốc có tác dụng mãnh liệt để công trục lý thực, nhằm đưa các chất cặn bã, tích khối, ứ đọng trong cơ thể ra ngoài. Thường dùng chữa các chứng tà thực mà chính khí chưa suy.

- TUẦN 循

Một thủ pháp châm thích và cũng là thao tác chuẩn bị. Trước hết, lấy ngón tay của mình sờ dần lên vị trí định châm (thăm dò) khiến cho khí huyết tuyên tán, sau đó mới châm.

- TUẦN KINH THỦ HUYỆT 循经取穴

Phép lấy huyệt. Kinh mạch tuần hành ở toàn thân đều có đường đi nhất định, khi châm cứu có thể lấy cục bộ nơi mắc bệnh nằm trên đường kinh mạch tương ứng, chọn dùng những huyệt vị cách xa nơi mắc bệnh… Còn gọi là lấy huyệt theo kinh.

- TUẦN KINH TRUYỀN 循经传

Khi mắc các bệnh ngoại cảm, ngoại tà theo đường kinh truyền vào cơ thể. Thường từ biểu vào lý, từ dương sang âm.

- TUẦN Y MÔ SÀNG 循衣模床

Tình trạng lần áo sờ giường của người bệnh. Người bệnh đang ở trong  trạng thái hôn mê. Đây là chứng hậu nguy hiểm do nhiệt thương tâm thần, tà thịnh chính hư.

- TÚC A ĐINH 足丫疔

Tức Túc đinh.

- TÚC BỐI PHÁT 足背发

Xem Túc phát bối.

- TÚC CĂN THỐNG 足跟痛

Đau gót chân. Phần nhiều do Thận khuy, tinh huyết bất túc gây ra. Thường thấy gót chân 1 bên hoặc 2 bên đau nhức, không đỏ không sưng, đi lại bất tiện.

- TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH 足阳明胃经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là ở bên trong cơ thể, thuộc vào Vị, liên lạc với Tỳ. Ở ngoài da bắt đầu từ vùng mũi, đi lên cạnh đầu, qua mặt và cổ, ngực bụng, xuống phía ngoài mặt trước chi dưới, tận cùng ở đầu ngón chân thứ hai.

Kinh này khi mắc bệnh có các triệu chứng viêm trường vị, đau dạ dày, trướng bụng, sôi bụng, phúc thủy, viêm họng, đổ máu mũi, miệng mắt méo xệch, môi miệng lở, cổ sưng to, sợ rét lập cập, rên rỉ, sắc mặt sạm đen, tinh thần thất thường, bệnh nhiệt phát cuồng và những chứng bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

- TÚC ĐÊ ĐINH 足底疔

Tức Túc đinh.

- TÚC ĐINH 足疔

Từ chung để chỉ các loại mụn nhọt mọc ở chân. Do vị trí khác nhau nên cũng có tên khác nhau: mọc ở ngón chân gọi là Chỉ đinh; mọc ở vùng gốc các ngón chân gọi là Túc a đinh, mọc ở lòng bàn chân gọi là Dũng tuyền đinh; mọc ở gót chân gọi là Ngân đinh hoặc Túc đê đinh.

- TÚC KHỎA THƯ 足踝疽

Nhọt mọc ở khớp cổ chân. Nguyên nhân phần nhiều do Tỳ kinh có hàn thấp dồn xuống, khí trệ huyết ứ; Hoặc có sang độc ở khớp cổ chân, sau đó dư độc dồn vào trong khớp gây bệnh. Thường thấy vùng cục bộ sưng, nóng, đỏ, gây đau, kèm các triệu chứng toàn thân như: sốt, sợ lạnh, tiếp theo thấy nhọt mưng mủ, chảy mủ nước.

- TÚC PHÁT BỐI 足发背

Nhọt mọc ở mu bàn chân. Khi mới phát thấy bàn chân sưng cứng, đau, để lâu thì hóa mủ. Nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt dồn xuống hoặc do ngoại thương máu ứ hóa nhiệt gây ra.

- TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH 足厥阴肝经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh mạch này là: ở trong cơ thể thuộc Can, liên lạc với Đởm, và có mối liên hệ với bộ phận sinh dục, Vị, hoành cách mô, yết hầu, tròng mắt. Ở bề mặt da bắt đầu từ ngón chân cái, qua phía trong chi dưới đi lên qua phía ngoài âm hộ, vùng bụng, cuối cùng đến cạnh ngực. Khi kinh này bị bệnh, có các triệu chứng: ngực đầy, nôn mửa, đau lưng, tiêu chảy, sán khí, đái dầm, tiểu tiện không thông, kinh nguyệt không đều, xuất huyết tử cung, họng khô, sắc mặt tối sạm và những chứng bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

- TÚC SANG 粟疮

Da nổi mẩn ngứa to như hạt thóc, màu đỏ,ngứa gãi thành ghẻ, lâu ngày vùng da thô dày như da rắn. Nguyên nhân do hỏa tà uất ở bên trong, bên ngoài lại cảm thụ phong tà, phong và hỏa cùng kết lại, uất ở ngoài da gây ra bệnh.

- TÚC TAM ÂM KINH 足三阴经

Ba đường kinh âm thuộc 12 kinh mạch, tức là túc Thái âm Tỳ kinh, túc Thiếu âm Thận kinh và túc Quyết âm Can kinh. Đường tuần hành của ba kinh này đều bắt đầu từ bàn chân, qua chi dưới lên bụng và tận cùng ở vùng ngực.

- TÚC TAM DƯƠNG KINH 足三阳经

Ba đường kinh dương trong 12 kinh mạch, tức là túc Dương minh Vị kinh, túc Thái dương Bàng quang kinh và túc Thiếu dương Đởm kinh Đường tuần hành của 3 kinh này bắt đầu từ vùng đầu qua thân mình, xuống phía ngoài chi dưới và cuối cùng ở ngón chân.

- TÚC TÂM UNG 足心痈

Tình trạng giữa lòng bàn chân, chỗ huyệt Dũng tuyền nổi nhọt. Nguyên nhân phần nhiều do Thận hư thấp nhiệt hạ chú.

- TÚC TẬT 宿疾

Bệnh cũ (cửu bệnh), đối ngược với tân bệnh (bệnh mới mắc).  

- TÚC THÁI ÂM TỲ KINH 足太阴脾经

Một trong 12 đường kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là ở trong cơ thể thuộc Tỳ, liên lạc với Vị, nối liền với Tâm và cuống lưỡi; ở bề mặt da bắt đầu từ phía trong chi dưới, qua bụng ngực, cuối cùng cạnh ngực.

Kinh này khi bị bệnh, có các triệu chứng: đau dạ dày, nôn mửa, viêm ruột, ợ hơi, trướng bụng, hoàng đản, phù thũng, thân thể nặng nề, đi lại khó, không nằm ngửa được, đau lưỡi, cuống lưỡi cứng, tiểu tiện không thông và các chứng bệnh nơi đường kinh này đi qua.

- TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG  KINH 足太阳膀胱经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là: ở bên trong cơ thể thuộc Bàng Quang, liên lạc với Thận và liền với não; ở ngoài da từ vùng mắt thẳng lên đỉnh đầu quặt ra phía sau đi xuống qua hai bên thăn lưng xuống mông, thẳng xuống chi dưới tới phía ngoài đầu ngón chân út. Khi kinh này bị bệnh, có các triệu chứng: sốt rét, ố hàn, có mồ hôi, đau đầu, đau hàm, đau mắt, đắng miệng, hốc xương quai xanh và hố nách sưng đau, vùng ngực và cạnh ngực đau khó xoay chuyển, tuyến giáp trạng sưng to và những bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

- TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH 足少阴肾经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh mạch này là: ở trong cơ thể thuộc Thận, liên lạc với Bàng quang và có mối liên hệ với Tủy, Can, cách mạc, vùng họng, gốc lưỡi, Phế, Tâm và xoang ngực. Ở bề mặt da bắt đầu từ bên trong đầu ngón chân út qua lòng bàn chân, mắt cá chân trong, men theo phía trong chi dưới đi lên qua bụng tới vùng ngực. Khi kinh này bị bệnh có các triệu chứng: trong miệng nóng, lưỡi khô, họng đau, bụng đói mà không muốn ăn, gầy còm, ho ra máu, hen suyễn, hồi hộp, đau ngực, phiền táo, hoàng đản, tiêu chảy, sắc mặt đen sạm, mắt mờ, tinh thần ủy mị, hay ngủ, yếu mềm và những chứng bệnh nơi đường kinh này đi qua.

- TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH  足少阳胆经

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh mạch này là ở bên trong cơ thể thuộc Đởm, liên lạc với Can. Ở bề mặt da bắt đầu từ vùng mắt qua cạnh đầu, qua tai, má, phía sau cổ qua vai, đi xuống cạnh ngực bụng, xuống phía ngoài chi dưới, thẳng đến phía ngoài đầu ngón chân thứ tư. Khi kinh này bị bệnh có các triệu chứng: sốt rét, sợ lạnh, có mồ hôi, đau đầu, đau hàm, đau mắt, đắng miệng, hốc xương quai xanh và hố nách sưng đau, vùng ngực và cạnh ngực đau khó xoay chuyển, tuyến giáp trạng sưng to và những bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

- TÚC THỰC 宿食

Chứng trạng ban đầu: ngực bụng bĩ đầy, chán ăn, ợ hăng, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhớt... Do Tỳ Vị vận hóa mất bình thường, hoặc Tỳ Vị vốn bị nhiễm lạnh, thức ăn qua đêm không tiêu, ứ đọng ở vị trường (vì vậy gọi là túc thực). Còn gọi là Túc trệ, Thực tích, Thương thực.

- TÚC TRỆ 宿滞

Tức Túc thực.

- TUẾ 噦

➊ Ách nghịch (nấc) ➋ Nôn khan.

- TUỆ TĨNH 穗井

(Không rõ năm sinh năm mất ).

Đời Trần. Danh y, được người đương thời suy tôn là ‘Thánh Thuốc Nam’.

Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), mồ côi bố mẹ từ lúc 6 tuổi, được các nhà sư chùa Hải Triều trong tổng và chùa Giao Thủy Sơn Nam (nay thuộc Hà Nam) nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 11 (1351) nhưng không ra làm quan. Ông ở chùa, đi tu. Năm 55 tuổi (1385) Tuệ Tĩnh bị bắt đi cống cho nhà Minh, Trung quốc. Sang Trung quốc ông giữ chức Y tư cửu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi.

Có lần ông trị khỏi bệnh sản hậu cho hoàng hậu vì vậy vua nhà Minh phong cho ông là Đại Thiền sư. Ông mất ở Trung quốc không rõ năm nào.

Tác phẩm của ông để lại có hai bộ là:

+ ‘Hồng Nghĩa giác tư y thư’ (do Thái y viện đời Lê Dụ Tông in năm 1717, tái bản năm 1723, 1725. Nội dung tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm, có thiên dùng thuốc theo chứng, có các thiên bàn về y lý, chẩn đoán, mạch học.

+ ‘Nam dược thần hiệu có 11 quyển, gồm 580 vị thuốc trong nước, 3873 bài thuốc để trị 182 chứng bệnh của 10 khoa.

+ Nhân thân phú.

+ Thập tam phương gia giảm.

+ Thương hàn tam thập thất chủng.

Ông nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Nam dược trị nam nhân”. Ông cũng nêu lên nguyên tắc của dưỡng sinh mà ngày nay vẫn được coi là nguyên tắc chỉ đạo trong dưỡng sinh là ‘Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình’.

Bài tựa quyển sách ‘Nam Dược’ có câu: “Dục huệ dân sinh, tu tầm thánh dược. Thiên thư dĩ định Nam bang, thổ sản hà thù Bắc quốc” (Muốn cứu dân sinh, phải tìm thánh dược. Thiên thư đã định phận nước Nam, thổ sản có khác gì Bắc quốc”.

- TÙNG BÌ TIỂN 松皮癣

Một loại nấm bệnh ngoài da. Triệu chứng: hình dáng của nấm to nhỏ không đều, có lớp vẩy trắng, vùng cục bộ ngứa, hay tái đi tái lại, để lâu chữa không khỏi, giống như bệnh Ngân tiết. Nguyên nhân do phong hàn xâm nhập, doanh vệ bất hòa hoặc do phong nhiệt xâm nhập vào lỗ chân lông, uất lâu hóa táo, khiến cho da không nuôi dưỡng được mà gây ra.

- TUY MỤC 睢目

Mí mắt trên bị sụp mí.

- TỦY

Một trong phủ kỳ hằng, bao gồm tủy xương và tủy (xương sống). Do tinh khí của Thận và chất dinh dưỡng từ ăn uống hóa sinh ra, có tác dụng nuôi dưỡng xương cốt và não.

- TỦY CHI PHỦ 髓之府

Xương. Vì trong xương có chứa tủy.

- TỦY HẢI 髓海

Tức Não. Một trong tứ hải. Não là nơi tích tụ của tủy, vì thế mới có tên gọi.

- TỦY HỘI 髓会

Một trong bát giao hội huyệt. Tức huyệt Huyền chung. Là nơi hội tụ tinh khí của cốt tủy.

- TỦY THẾ 髓涕

Chỉ chứng chảy nước mũi do não lậu.

- TUYÊN BẠCH 宣白

Tức Puyên Phế.

- TUYÊN KHIẾU 宣窍

Tức Khai khiếu.

- TUYÊN PHẾ 宣肺

Phương pháp chữa Phế khí không thông lợi. Có các chứng ho, suyễn, nhiều đờm dãi. Còn gọi là Tuyên bạch.

- TUYÊN PHẾ HÓA ĐÀM 宣肺化痰

Một trong các phép hóa đàm. Phương pháp chữa chứng đàm do ngoại cảm phong hàn. Dùng để chữa phong hàn xâm nhập vào Phế làm cho Phế khí không tuyên thông. Triệu chứng: ho nhiều đàm, nghẹt mũi, ngứa cổ, rêu lưỡi trắng mỏng.

- TUYÊN TỄ 宣济

Phương thuốc có tác dụng tuyên tán chữa các chứng ủng tắc không thông.

- TUYÊN THÔNG THỦY ĐẠO 宣通水道

Phép tuyên thông thủy đạo. Phương pháp khai Phế khí, lợi thủy thấp, thích ứng với các chứng Phế khí không lợi thủy thấp lưu trệ. Triệu chứng: ho, khí suyễn hoặc có sốt, sợ lạnh, phù thũng nặng từ nửa người trở lên tới đầu mặt, tiểu tiện không lợi, lượng ít, màu vàng sậm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù hoạt.

- TUYÊN TÝ THÔNG DƯƠNG 宣痹通阳

Phép trị chứng tý. Dùng các loại thuốc có tác dụng làm tan các chứng tý gây bế tắc đồng thời ôn thông dương khí. Thường dùng chữa các chứng tý do dương khí bị bế tắc gây ra bệnh.

- TUYỀN LOA ĐỘT KHỞI 旋螺突起

Tròng đen đột nhiên gồ lên như con ốc, màu trắng xanh hoặc hơi đen.

- TUYỀN NHĨ SANG 旋耳疮

Nhọt nổi vùng sau mang tai. Vùng da tai ửng đỏ, lâu thì lở loét, chảy nước, ngứa. Nguyên nhân do Đởm kinh, Tỳ kinh có thấp nhiệt hun đốt bên trên, hoặc do trong lỗ tai chảy mủ lan ra ngoài.

- TUYỆT HÃN 绝汗

Là một trong các chứng bệnh nguy hiểm thường gặp trong chứng âm dương ly quyết. Nguyên nhân phần nhiều do khí tuyệt, khí tán hoặc cực hư, mồ hôi ra có giọt như hạt châu, như dầu, hoặc mồ hôi lạnh ra không dứt. Còn gọi là Thoát hãn.

- TUYẾT KHẨU 雪口

Miệng lở loét. Xem Nga khẩu sang.

- TƯ ÂM 滋阴

Phương pháp chữa chứng âm hư. Triệu chứng lâm sàng: Ho khan, ho ra máu, nóng cơn, ra mồ hôi trộm, miệng khô, họng ráo, lưng mỏi, di tinh, hoa mắt chóng mặt, lòng bàn tay chân nóng. Còn gọi là Dục âm, Dưỡng âm, Bổ âm, Ích âm.

- TƯ ÂM BÌNH CAN TIEÀM DƯƠNG 滋阴平肝潜阳

Tức Dục âm tiềm dương.

- TƯ ÂM GIẢI BIỂU 滋阴解表

Tức Dưỡng âm giải biểu.

- TƯ ÂM HÀM DƯƠNG 滋阴涵阳

Tức Tráng thủy chi chủ dĩ chế dương quang.

- TƯ ÂM LỢI THẤP 滋阴利湿

Một trong các pháp lợi thấp để chữa thấp nhiệt làm tổn thương âm, tiểu tiện không lợi. Thường thấy miệng khát muốn uống nước, tiểu không thông, hoặc ho, nôn ọe, tâm phiền mất ngủ. Trên lâm sàng thường dùng các thuốc tư âm dưỡng huyết chung với các thuốc lợi tiểu mà không làm tổn thương âm, để vừa tư âm vừa lợi thấp.

- TƯ ÂM SƠ CAN 滋阴疏肝

Tức Hòa Can.

- TƯ ÂM NHUẬN TÁO 滋阴润燥

Tức Dưỡng âm nhuận táo. 

- TƯ ÂM TỨC PHONG 滋阴熄风

Một trong các phép tức phong. Lấy tư âm làm chủ, tiêu trừ các chứng phong động do âm hư. Thường dùng chữa các bệnh nhiệt ở thời kỳ cuối. Nhiệt làm tổn thương chân âm. Thường thấy sốt không cao nhưng kéo dài không lui, lòng bàn tay, chân nóng, mặt đỏ, hư phiền, mất ngủ, họng khô miệng ráo, hồi hộp, mệt mỏi, nặng thì tai điếc, cơ bắp tay chân máy động hoặc co giật, lưỡi khô đỏ sậm, mạch hư sác hoặc tế sác.

- TƯ DƯỠNG CAN THẬN 滋养肝肾

➊ Phương pháp chữa Can Thận âm hư. Triệu chứng: chóng mặt, tai ù, mặt đỏ, lưng đau, họng khô, đêm nằm không yên hoặc mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế. ➋ Phương pháp tư Thận âm để dưỡng Can âm. Xem Tư thủy hàm mộc.

- TƯ DƯỠNG VỊ ÂM 滋养胃阴

Dùng các loại thuốc có vị ngọt tính hàn có tác dụng tư nhuận. Thích hợp để chữa chứng Vị âm bất túc. Thường thấy vùng dạ dày có cảm giác nóng rát, trong dạ dày không khoan khoái, hay đói mà ăn ít, miệng khô họng ráo, đại tiện phân khô kết, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

- TƯ HẠ 嘶嗄

Khan tiếng, do phong nhiệt phạm Phế, tân dịch bị tổn thương gây ra. Thường hay gặp trong các chứng viêm họng cấp mạn tính hoặc thanh đới bị tổn thương.

- TƯ OA 嗞啀

Chỉ tình trạng trẻ em hiếu động do trong người có táo nhiệt. Do Tâm kinh có phong tà gây ra.

- TƯ TẮC KHÍ KẾT 思则气结

Khí kết: Tỳ khí uất kết. Lo nghĩ (tư) quá độ làm cho Tỳ khí uất kết, vận hóa thất thường, xuất hiện triệu chứng ngực bụng đầy tức, kém ăn, trướng bụng, đại tiện lỏng.

- TƯ THẬN BỔ ÂM 滋肾补阴

Còn gọi là bổ Thận âm. Là phương pháp chữa các chứng Thận âm bất túc. Thích hợp với các chứng Thận âm hư. Triệu chứng: lưng đùi mỏi, yếu sức, di tinh, đầu choáng, tai ù, mất ngủ, hay quên, miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế.

- TƯ THỦY CHẾ HỎA 滋水制火

Tức tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang.

- TƯ THỦY HÀM MỘC 滋水涵木

Vận dụng lý luận tương sinh của ngũ hành vào phép trị, tức là vận dụng phương pháp tư Thận âm để dưỡng Can âm. Thích hợp chữa Thận âm khuy tổn, Can âm bất túc, Can hỏa hữu dư. Triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, mắt khô rát, tai ù, gò má đỏ, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi. Nam thì di tinh, nữ thì kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế huyền sác.

- TƯ THƯƠNG TỲ 思伤脾

Do suy nghĩ quá độ, làm ảnh hưởng chức năng vận hóa của Tỳ Vị gây nên chứng ăn uống không biết ngon, tiêu hóa không tốt, trướng bụng, cầu phân sệt.

- TỨ

Phương pháp bào chế. Đưa dược liệu vào ngâm trong nước cho mềm, cho ngấm để dễ thái phiến.

- TỨ AÅM 四饮

4 chứng ẩm (đàm ẩm, huyền ẩm, dật ẩm, chi ẩm).

- TỨ BÀNG 四傍

Chỉ 4 tạng Tâm, Can, Phế, Thận. Căn cứ vào lý luận của ngũ tạng, ngũ tạng hợp ngũ phương, thì tạng Tỳ ở chính giữa. Cho nên gọi Tứ tạng là Tứ bàng.

- TỨ CỰC 四极

Bệnh danh của tay và chân, tứ chi.

- TỨ CHẨN 四诊

4 phương pháp khám bệnh (vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn). Tứ chẩn nên kết hợp vận dụng, so sánh đối chiếu lẫn nhau mới có thể nắm được bệnh toàn diện là chỗ dựa đầy đủ cho biện chứng và trị liệu.

- TỨ CHẨN HỢP THAM 四诊合参

Nguyên tắc chẩn đoán. Trong quá trình biện chứng, đem những tư liệu thu được qua tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết như bệnh sử, chứng trạng, hình sắc và mạch tượng để phân tích và tổng hợp, tránh được tính chất phiến diện hoặc cục bộ, nhằm phán đoán tiêu bản hoãn cấp của tật bệnh để có biện pháp chỉ đạo chính xác. Tức Sắc mạch hợp tham, Mạch chứng hợp tham.

- TỨ CHI BỊ QUYỆN 四之被倦

Chứng này phần nhiều do khí huyết suy nhược, hoặc do Tỳ hư thấp tà đọng lại bên trong, máu không đủ tới để nuôi dưỡng cho tay chân. Gọi tắt là Chi quyện.

- TỨ CHI CÂU CẤP 四之枸急

Tay chân co quắp, khó co duỗi. Nguyên nhân do hàn tà xâm nhập kinh mạch hoặc do nhiệt đốt hao tân dịch, làm cho gân mạch không được nuôi dưỡng mà phát bệnh.

- TỨ CHI MA MỘC 四肢麻木

Tay chân tê dại, không có cảm giác đau ngứa. Nguyên nhân do khí hư, phong đàm xâm nhập vào kinh lạc, sự lưu thông bị bế tắc mà gây bệnh.

- TỨ CHI VÔ LỰC 四肢无力

Chứng trạng chân tay mềm yếu, mất đi năng lực hoạt động. Thường hay thấy trong các chứng nuy, tý.

- TỨ DUY 四维

Tứ chi, chân tay (thuật ngữ sử dụng trong nhiều y thư cổ đại).

- TỨ ĐẠI GIA 四大家

4 thầy thuốc nổi tiếng.

a/ Trương Trọng Cảnh, Lưu Hoàn Tố, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê (theo sự suy tôn của các thầy thuốc đời Minh)

b/ Lưu Hoàn Tố, Trương Tử Hòa, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê (theo sự suy tôn của các thầy thuốc đời Thanh).

- TỨ HẢI 四海

4 bể. Gồm tủy hải (não), huyết hải (xung mạch), khí hải (đản trung), thủy cốc chi hải (vị).

- TỨ KHÍ 四气

Bốn loại tính chất của thuốc là hàn, nhiệt, ôn, lương. Còn gọi là Tứ tính.

- TỨ MẠT 四末

➊ Đầu chót tứ chi (tức là các ngón tay, các ngón chân) ➋ Chỉ bộ tay và bộ chân.

- TỨ NGHỊCH 四逆

Tay chân lạnh quíu từ ngón lên tới khuỷu hoặc gối.

- TỨ QUAN 四关

4 khớp. ➊ Gồm khớp vai, hai bên phải trái (lưỡng dịch) và khớp khuỷu tay của chi trên; khớp hông hai bên phải trái (lương bễ) và khớp khoeo chân. ➋ Khớp khuỷu tay hai bên và khớp khoeo chân hai bên.

- TỨ TÍNH 四性

Tức Tứ khí.

- TỨ THỜI 四时

Tức 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng trong đó tháng thứ 3 của mùa hạ (tức tháng 6 âm lịch), còn gọi là trưởng hạ.

- TỨ THỜI BẤT CHÁNH CHI KHÍ 四时不正之气

Tức khí hậu khác thường ở bốn mùa. Như mùa đông thời tiết đáng lẽ phải lạnh (hàn) thì trái lại ấm. Mùa xuân khí hậu nên ấm áp mà ngược lại lạnh. Nó thường làm ảnh hưởng đến sự thích nghi và làm hạ thấp sức chịu đựng của cơ thể. Rất dễ đưa đến bệnh tật.

- TỨ THỜI CHI MẠCH 四时之脉

Chỉ hiện tượng mạch ứng với khí hậu của 4 mùa như mùa xuân mạch huyền, mùa hạ mạch hồng, mùa thu mạch phù, mùa đông mạch trầm.

- TỪ ĐẠI XUÂN 徐大椿

1693-1773

Từ Đại Xuân, nguyên tên là Đại Nghiệp, tự Linh Thai, về già hiệu Hồi Khê Lão Nhân, người Ngô Giang (nay là Giang Tô, Ngô Giang), là thày thuốc có tiếng đời Thanh. Ông là dòng dõi thư hương, ông cố, ông nội, cha đều là bác học sĩ. Ông nội làm quan đến chức Hàn lâm Kiểm thảo, từng tham gia biên soạn ‘Minh sử’ (sử đời Minh). Ông thiên tư thông mẫn, học khắp thi thư, năm 20 tuổi đỗ Tú tài. Nhưng ông không thích chế độ khoa cử, xem thường công danh lợi lộc; một lần dự thi cuối năm, hứng chí đề trong quyển thi: Từ lang bất thị trì trung vật, khẳng cộng phàm lân trục đội du? (Chàng Từ đâu phải vật ở ao mà chịu bơi lội cùng loài tầm thường rồi bỏ khoa cử về học ‘Kinh dịch’, ‘Lão trang’, ‘Âm phù kinh’.... Đối với thiên văn, địa lý, toán thuật, quân sự, thủy lợi, âm luật, võ thuật, không môn nào không thông thuộc, riêng y học lại càng tinh thông. Khi xem bệnh, ông như thấy cả tạng phủ của người; khi bốc thuốc như quỉ sai thần khiến vậy, cho nên quái chứng cố tật cũng đều ‘thuốc đến, bệnh trừ’. Một số y gia đều vô cùng thán phục y thuật quỉ thần khôn lường của ông. Ông cả đời soạn thuật rất nhiều sách, như: ‘Từ Linh Thai y học toàn thư’ ghi chép 16 môn loại trong y học, trọng yếu có ‘Nội kinh thuyên thích’, ‘Lan đài quỹ phạn’, ‘Thương hàn loại phương’, ‘Y học nguyên lưu luận’, ‘Thận y sô ngôn’, ‘Hồi Khê y án’, ‘Y quán biếm’. Ông hành y 50 năm, duyệt xem hơn vạn quyển sách thuốc, phê duyệt hơn nghìn quyển. Tư tưởng y học của ông là ‘Tôn kinh, phục cổ’, ‘nói ắt căn cứ vào sách của thánh y, trị ắt tuân theo pháp xưa’. Ông nhận xét rằng người học y phải từ nguồn đến ngọn, ‘trên theo căn bản của Linh (khu), Tố (vấn); dưới trị theo dòng phái Hán, Đường’. Đồng thời, ông cũng không phải nệ cổ, không dám phê bình chỗ hay dở của tiền nhân, mà biện luận có bằng cứ, cho nên đời sau tôn ông là nhà bình luận y học đời Thanh. Tiếng tăm y học của ông truyền khắp vùng Ngô Giang, người gần xa đến xin chẩn mạch rất đông. Triều đình cũng hai lần mời ông đến kinh đô. Niên hiệu Càn Long năm thứ 24 (1759) quan Đại học sĩ Tưởng Phổ lâm bệnh, vua Thanh Cao Tông ra lệnh thỉnh mời danh y trong thiên hạ đến chữa trị: ông được tiến cử đến kinh đô. Ông chẩn mạch xong, nói thẳng là bệnh không thể trị liệu được. Vua khen ông cương trực, giữ ông ở lại Thái y viện. Ông cố từ về quê ẩn cư ở Hồi Khê, lấy hiệu là Hồi Khê lão nhân. 12 năm sau, triều đình lại vời ông tiến kinh. Lúc ấy ông đã 78 tuổi, lại trong mình đang có bệnh, tự biết lần đi này ắt khó sống mà về, bèn bảo con đem quan tài theo. Quả nhiên, ba ngày sau khi đến kinh đô, ông qua đời, đem về táng ở gò Điệp Tự ở Việt Lai Khê. Hồi sống, ông đã tự nghĩ hai câu đối ở mộ mình như sau: ‘Mãn viên linh thảo tiên nhân dược, Nhất kính thanh tùng xử sĩ phần’ (Cỏ linh đầy vườn là thuốc của tiên, Cây tùng xanh là mộ của kẻ sĩ). Ông mất năm 1772, hưởng thọ 79 tuổi.

- TỬ ÂM 子瘖

Chứng bệnh trong khi có thai bị khàn tiếng hoặc nói không ra tiếng. Nguyên nhân do sau khi mang thai, bào mạch bị trở trệ, Thận âm không thể đưa lên để nuôi dưỡng cho lưỡi mà gây ra bệnh. Còn gọi là Nhâm thần thất âm, Nhâm thần âm á.

- TỬ BẠCH ĐIẾN PHONG 紫白癜风

Một loại bệnh ban, thường phát sinh ở ngực lưng, mắt, gáy, có từng nốt ban sắc trắng hoặc tía, nốt ban có khả năng phát triển nhanh, nặng thì lan tỏa thành mảng hoặc khắp mình mẩy. Thoạt tiên không đau không ngứa, bệnh tình kéo dài, vùng có nốt ban có cảm giác ngứa. Nguyên nhân do tạng phủ tích nhiệt, lại cảm nhiễm phong thấp, xâm nhập bì mao khiến khí huyết ngưng trệ, lỗ chân lông bị vít lấp. Còn gọi là Hãn ban.

- TỬ BỆNH 子病

Xem Ố (ác) trở.

- TỬ CUNG NGOẠI NHÂM THẦN 子宫外壬娠

Thai ngoài tử cung. Có các triệu chứng tắt kinh, vùng bụng dưới đau từng cơn, âm đạo chảy máu, trong xoang bụng chảy máu, thiếu máu, choáng, ngất. Nguyên nhân phần nhiều thuộc ứ huyết đọng lại ở bên trong, khí cơ trở trệ, thuộc thực chứng.

- TỬ CUNG THOÁT THÙY 子宫脱垂

Sa tử cung. Tức Tử cung thoát xuất.

- TỬ CUNG THOÁT XUẤT 子宫脱出

Sa tử cung. Phần nhiều do mệt mỏi, làm việc nặng, hoặc do sanh nở nhiều lần, làm tổn thương Tỳ Thận, trung khí hạ hãm, Thận khí khuy tổn, Đới mạch không được ước thúc, Xung Nhâm không bền chặt gây ra. Còn gọi là Tử cung thoát thùy.

- TỬ ĐẠO MẪU KHÍ 子盗母气

Mối quan hệ mẫu tử trong ngũ tạng tương sinh theo học thuyết ngũ hành, vì con mắc bệnh mà liên lụy đến mẹ nên gọi như vậy. Thường vận dụng để nói lên năm tạng hư tổn có bệnh lý làm ảnh hưởng đến nhau. Thí dụ: Thổ sinh kim, Tỳ thổ là mẹ, Phế kim là con; khi Phế khí hư yếu tới mức nhất định, sẽ ảnh hưởng tới công năng vận hóa của Tỳ khí.

- TỬ GIẢN 子痫

Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 6-7 hoặc sắp đến lúc đẻ, đột nhiên có các triệu chứng giống như điên cuồng. Nguyên nhân phần nhiều do âm hư dương cang, hoặc do Can phong quấy nhiễu bên trong, hư hỏa thượng viêm, dẫn đến Tâm hỏa động, phong hỏa quạt lẫn nhau gây ra. Còn gọi là Nhâm thần giản chứng, tử mạo.

- TỬ HỘ THŨNG TRƯỚNG 子户肿胀

Âm hộ của phụ nữ sưng to.

- TỬ HUYỀN 子悬

Phụ nữ khi mang thai, ngực sườn trướng đầy. Phần nhiều do Thận âm bất túc, Can không được nuôi dưỡng, khí bốc lên trên, xung nghịch lên hông sườn gây ra.

- TỬ HUYẾT HIẾP THỐNG死血胁痛

Chứng đau tức vùng hông sườn do ứ huyết đình trệ lại. Nguyên nhân do Can Tỳ khí trệ, sự vận hành của huyết bị bế tắc hoặc do bị đánh tức té mà tổn thương, huyết ứ đọng lại gây đau. Triệu chứng: đau tức vùng hông sườn, ấn vào đau tăng, chỗ đau cố định không di chuyển, về đêm đau càng nhiều, hoặc thấy có hòn khối. Mạch phần nhiều trầm sác.

- TỬ HUYẾT TÂM THỐNG 死血心痛

Tức chứng Huyết tâm thống.

- TỬ KHÍ 子气

Trong quan hệ ngũ hành tương sinh, có nhân tố ngã sinh (ta sinh). Ngã sinh (ta sinh ra) là tử khí. Thí dụ: Hỏa do mộc sinh thì hỏa là tử khí của mộc.

- TỬ LÂM 子淋

Khi mang thai bị tiểu tiện gắt, đau, tiểu lắt nhắt. Nguyên nhân do âm hư, thực nhiệt, thấp khí hoặc khí hư làm cho bàng quang khí hóa không hành mà gây ra.

- TỬ MÃN 子满

Tức Tử thũng

- TỬ MẠO 子冒

Tức chứng Tử giản.

- TỬ MÔN 子门

Cửa ngoài tử cung, cửa mình.

- TỬ  NHIỆT TRƯỚNG 子热胀

Tức Thùy ung

- TỬ PHIỀN 子烦

Trong thời kỳ có thai, thần chí không yên, người bứt rứt phiền muộn hay hồi hộp sợ sệt. Nguyên nhân bệnh âm huyết bất túc, hoặc do đàm hỏa nhiễu Tâm gây ra. Còn gọi là Nhâm thần tâm phiền.

- TỬ TẠNG 子脏

Tức Nữ tử bào.

- TỬ TỬ PHÚC TRUNG 子死腹中

Thai nhi bị chết trong bụng mẹ. Nguyên nhân do cơ thể của người mẹ vốn suy nhược, hoặc do bị đánh, té ngã, hoặc do sốt cao, hoặc do uống lầm thuốc mà gây ra.

- TỬ THAI BẤT HẠ 死胎不下

Thai nhi chết trong bụng mẹ không ra được. Thường thấy trong lúc mang thai hoặc khi sanh. Nguyên nhân do người mẹ khí huyết suy nhược, tử cung không đủ sức để đùn đẩy thai chết ra ngoài hoặc do ứ huyết gây bế tắc mà phát bệnh.

- TỬ THAI 死胎

Thai chết lưu. Thai nhi chết trong tử cung trước khi đẻ. Nguyên nhân khá nhiều, có khi do vấp ngã tổn thương đến thai nhi ở bên trong; có khi do người mẹ mắc bệnh nhiệt; có khi do thể chất người mẹ vốn hư, sau khi ốm, thai nguyên mất sự nuôi dưỡng; cũng có khi cuống rốn thai nhi bị thắt chặt, khí tuyệt, làm thai nhi bị chết. Nếu nằm đẻ lâu thai không ra, thai nhi bị nghẹt thở mà chết. Còn gọi là Tử thai phúc trung.

- TỬ THẤU 子嗽

Trong thời kỳ mang thai, bị ho khan kéo dài không khỏi. Nguyên nhân do vốn bị âm hư hỏa động hoặc do đàm ẩm thượng nghịch, ngoại cảm phong hàn, Phế mất túc giáng, khí cơ không thông sướng. Còn gọi là Nhâm thần khái thấu.

- TỬ THIỆT 死舌

Tức chứng Mộc thiệt.

- TỬ THIỆT UNG 子舌痈

Lưỡi cứng đơ, màu trắng, do Tâm hỏa thịnh lại kèm trong trường vị có phục nhiệt hun đốt,  độc tà ngưng trệ lại ở lưỡi gây ra bệnh.

- TỬ THŨNG 子肿

Trong quá trình mang thai vào các tháng cuối, xuất hiện hiện tượng toàn thân hoặc chi dưới phù nhẹ, ngoài ra không có chứng trạng nào khác, đó là hiện tượng bình thường ở thời kỳ có thai. Nguyên nhân do cơ thể người mẹ vốn có Tỳ Thận dương hư, thai nhi ngày một phát triển, chức năng vận hóa của cơ thể mẹ vốn thất thường, dẫn đến thủy thấp lan tràn khắp cơ thể.

- TỬ UNG 子痈

Ung nhọt mọc ra ở dịch hoàn (cao hoàn).

- TỰ HÃN 自汗

Chứng tự ra mồ hôi. Ban ngày không do lao động mệt nhọc, không do mặc áo bông dày hoặc phát sốt mà mồ hôi tự ra. Nguyên nhân thường do Phế khí hư yếu, vệ dương không bền. Hoặc do thấp tà làm tổn thương cũng dẫn đến chứng này.

- TỰ NỤC 自衄

Chứng chảy máu mũi gặp trong các bệnh nhiệt cấp tính do sốt cao không mồ hôi, đột nhiên chảy máu mũi, sau khi chảy máu mũi thì nhiệt tự lui.

- TỨC

➊ Nhịp thở (một hơi thở ra, một hơi hít vào gọi là một tức). ➋ Đồng nghĩa với chữ Tức 瘜 (Chứng mọc thịt thừa ở mũi - Tỵ tức nhục). ➌ Bế tắc không thông. ➍ Các hiện tượng Chỉ (dừng), Kết (kết lại), Lưu trệ (ngưng đọng lại, ứ đọng lại).

- TỨC BÀO 息胞

Tức chứng Bào y bất hạ.

- TỨC CAO 息高

Hô hấp khó khăn. Suyễn, thậm chí so vai rụt cổ để thở. Nguyên nhân phần nhiều là do chân dương ly tán, dương khí tuyệt

- TỨC HÃN 息鼾

Tức Hãn thanh.

- TỨC NHỤC TRĨ 息肉痔

Tương đương với chứng polip đại trường. Khi đại tiện, trĩ lòi ra ở hậu môn. Thường thấy có máu tươi hoặc chất nhầy lẫn trong phân. Nguyên nhân do thấp nhiệt dồn xuống đại trường, làm cho kinh lạc bị bế tắc, ứ huyết, trọc khí ngưng tụ lại gây nên.

- TỨC PHẪN 息偾

 Bệnh danh cổ. Một trong ngũ tích. Nguyên nhân do đàm nhiệt ủng tắc, Phế khí uất kết làm cho vùng hạ sườn bên phải kết khối. Thường kèm theo khó thở, đau lưng tức ngực, khạc ra máu, phát sốt, sợ lạnh, ho.

- TỨC PHONG 熄风

Phương pháp bình tức nội phong. Thích hợp chữa các chứng chóng mặt, xây xẩm, run rẩy, co giật, trẻ em kinh phong và điên cuồng do bệnh lý ở nội tạng. Phép chữa có thể phân ra các loại như sau: Tư âm tức phong; Bình Can tức phong; Tả hỏa tức phong; Hòa huyết tức phong.

- TỨC THÔ 息粗

Triệu chứng hơi thở nghe ồ ồ, khó thở. Thuộc thực chứng, đàm chứng.

- TỨC VI 息微

Hiện tượng hít thở nông, nhẹ. Nguyên nhân do dương hư khí suy, Phế khí sắp tuyệt gây nên, thường gặp ở trong các chứng hư.

- TƯỚC BAN 雀班

Tàn nhang. Vùng da tại chỗ đột nhiên nổi các đốm đen hoặc màu đen nhạt, nhỏ như đầu kim hoặc lớn như hạt đậu xanh. Thường phát ở mặt, cổ gáy và mu bàn tay. Nguyên nhân phần nhiều do hỏa uất ở phần huyết hoặc tôn lạc, lại cảm nhiễm phong tà gây ra ngưng trệ. Hoặc do Phế kinh có huyết nhiệt gây ra.

- TƯỚC MỤC NỘI CHƯỚNG 雀目内障

Quáng gà. Xem mục Dạ manh.

- TƯỚC MỤC 雀目

Quáng gà. Xem mục Dạ manh.

- TƯỚC TRÁC MẠCH 雀啄脉

Một trong ‘Thất quái mạch’. Mạch nhảy như chim sẻ mổ, không theo quy luật nào cả.

- TƯƠNG KHẮC 相克

Ức chế lẫn nhau. Học thuyết ngũ hành vận dụng quan hệ tương khắc để nói lên sự khắc chế giữa các sự vật với nhau. Cụ thể là Mộc khắc thổ, Thổ khắc thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc kim, Kim khắc mộc. Tương khắc vốn nằm trong phạm vi ức chế bình thường của Ngũ hành.

- TƯƠNG Ố 相恶

Hai vị thuốc khi cùng dùng chung với nhau sẽ có một vị làm giảm tính năng của vị còn lại. Thí dụ: Sinh khương ố (ghét) Hoàng cầm, vì Hoàng cầm tính hàn, có thể làm giảm tính ôn của Sinh khương.

- TƯƠNG PHẢN 相反

2 vị thuốc sau khi dùng chung với nhau sẽ sinh ra tác dụng phụ mãnh liệt. Như Ô đầu phản Bán hạ.

- TƯƠNG SÁT 相杀

2 vị thuốc sau khi dùng chung sẽ có một vị có tác dụng tiêu trừ độc tính của vị thuốc còn lại. Thí dụ: Đậu xanh sát Ba đậu (Đậu xanh tiêu trừ độc tính của Ba đậu).

- TƯƠNG SINH 相生

Tính chất nương tựa lẫn nhau, tiếp xúc và giúp đỡ lẫn nhau. Học thuyết ngũ hành vận dụng mối quan hệ tương sinh để nói lên sự hiệp đồng lẫn nhau của các sự vật. Cụ thể là: Mộc sinh hỏa, Hỏa sinh thổ, Thổ sinh kim, Kim sinh thủy, Thủy sinh mộc.

- TƯƠNG SỨ 相使

2 vị thuốc cùng dùng chung, trong đó có một vị làm chính, vị còn lại có tác dụng hỗ trợ cho vị thuốc chính, làm tăng hiệu quả điều trị của vị thuốc chính. Như Khoản đông hoa và Hạnh nhân. Hạnh nhân làm sứ cho Khoản đông hoa.

- TƯƠNG TU 相须

Hai vị thuốc cùng tính chất khi dùng chung với nhau sẽ làm tăng cường tác dụng của nhau. Thí dụ: Tri mẫu và Hoàng bá (cùng loại và cùng tính năng) tương tu.

- TƯƠNG THỪA 相乘

Thừa có nghĩa nhân lúc hư suy để xâm lấn thêm. Trong quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành, khi 1 hành nào đó có sự suy yếu, thì hành khắc được nó, sẽ nhân cơ hội mà khắc mạnh hơn. Như bình thường thì Mộc khắc Thổ nhưng khi Thổ yếu thì Mộc sẽ nhân cơ hội mà khắc mạnh hơn, gọi là tương thừa.

- TƯƠNG ÚY 相畏

Ức chế lẫn nhau. Những vị thuốc có độc tính thường phải dùng phối hợp với vị thuốc chế được độc tính đó để tránh gây tác hại. Như Bán hạ vốn có độc tính nhưng sợ Sinh khương, dùng Sinh khương để chế Bán hạ là để trừ độc tính của Bán hạ.

- TƯƠNG VŨ 相侮

Lấn át cái yếu. Tương vũ là hiện tượng  phản khắc, biểu hiện của mối quan hệ giữa các sự vật mất bình thường. Thí dụ: Bình thường là Kim khắc Mộc, nếu Kim khí bất túc hoặc Mộc khí cang thịnh sẽ thấy Mộc khắc ngược lại Kim. Ta gọi là Mộc vũ kim.

- TƯỚNG HỎA 相火

Là hỏa của Mệnh môn. Trong Can, Đởm và Tam tiêu đều có tướng hỏa. Nó phối hợp với quân hỏa để ôn dưỡng tạng phủ, duy trì công năng hoạt động. Nói chung Mệnh môn, Can, Đởm, Tam tiêu, đều có tướng hỏa, mà nguồn gốc tướng hỏa chủ yếu phát từ Mệnh môn.

- TƯỚNG HỎA VỌNG ĐỘNG 相火妄动

Do Can Thận âm hư có các chứng Can hỏa bốc lên trên và do Thận âm hư mà hư hỏa nung đốt ở bên trong. Biểu hiện lâm sàng, nếu thuộc Can hỏa bốc lên, thì đau đầu, chóng mặt, mắt mờ, ù tai, nóng nảy, dễ giận, ngủ hay mê, mặt có cảm giác nóng rát; Nếu thuộc hư hỏa của Thận nung nấu ở trong, thì lòng bàn tay bàn chân phiền nhiệt, đầu choáng, mắt hoa, lưng và bắp chân đau mỏi, tình dục hưng phấn, di tinh, tảo tiết.

- TƯỚNG PHÓ CHI QUAN 相傅之官

Xem Phế chủ trị tiết.

- TƯỚNG QUÂN CHI QUAN 相军之官

Xem Can chủ mưu lự.

- TỬU BỘT 酒悖

Người say rượu có những hành vi, lời nói không tự chủ.

- TỬU ĐẢN 酒疸

Một loại hoàng đản (vàng da). Do uống rượu quá độ, thấp và nhiệt uất lại nung đốt bên trong, Đởm trấp (dịch mật) tiết ra bên ngoài gây nên bệnh vàng da. Thường thấy người và mắt vàng, trong lòng nóng nảy bứt rứt, mũi khô,  bụng đầy không muốn ăn uống, có lúc buồn nôn...

- TỬU HOÀNG ĐẢN 酒黄疸

Tức chứng Tửu đản.

- TỬU KHÁCH 酒客

Người bệnh vốn nghiện rượu.

- TỬU TỄ 酒剂

Thuốc ngâm rượu. Bỏ vị thuốc vào rượu ngâm một thời gian nhất định hoặc nấu cách thủy, lọc bỏ bã, lấy phần nước trong không có cặn. Phần nhiều là thuốc có tác dụng khu phong hoạt huyết, thông lạc, chỉ thống.

- TỬU TÍCH 酒癖

➊ Bệnh ghiền rượu. ➋ Chứng tửu tích. Còn gọi là tửu trưng (Tích: kết thành khối rắn). Do uống rượu trong thời gian dài, vùng bụng trướng to có khối u cứng, thường kèm theo các biểu hiện lâm sàng là gầy ốm, to bụng, trong bụng có khối u cứng (tương tự xơ gan do ngộ độc rượu).

- TỬU THÍCH 酒刺

Mụn trứng cá. Xem thêm mục Phấn thích.

- TỬU TRA TỴ 酒齇鼻

Chứng đầu mũi đỏ. Chứng trạng chủ yếu: Chót mũi đỏ. Bệnh lâu ngày sẽ biến thành màu đỏ tía, da dày thêm, đầu mũi to ra, gồ ghề như bướu nhỏ. Do Tỳ Vị thấp nhiệt hun đốt lên Phế, huyết ứ ngưng kết. Còn gọi là Xích tỵ.

- TỬU TRƯỚNG 酒胀

Do thường uống rượu, ôn nhiệt uất kết trong Can Tỳ làm tổn thương Tỳ Vị mà phát bệnh. Triệu chứng: bụng trướng to, tiểu ít hoặc có khi đại tiện ra máu.

-

Dân gian gọi là khóe mắt. Khóe mắt là nơi tiếp giáp của mí mắt trên và dưới. Nếu ở sát chân sống mũi thì gọi là khóe mắt trong (Nội tý, Đại tý). Nếu ở cạnh vùng màng tang (gần huyệt Thái dương) thì gọi là khóe mắt ngoài (ngoại tý). Khóe mắt là nơi các mạch máu tập trung rất nhiều. Do Tâm chủ huyết cho nên vùng khóe mắt được xếp thuộc tạng Tâm, gọi là Huyết luân. Còn gọi là Mục tý.

- TÝ

➊ Các loại bệnh tật do tà khí vít lấp ở chi thể, kinh lạc, tạng phủ. ➋ Do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào chi thể, kinh lạc mà dẫn đến các bệnh đau khớp, tê dại, co duỗi khó khăn.         ➌ Các bệnh lý do bế tắc không thông.

- TÝ CHỨNG 痹症

Các chứng khớp xương đau nhức, tê dại, co duỗi khó khăn. Nguyên nhân do phong hàn, thấp tà xâm nhập vào chi thể, kinh lạc mà gây bệnh.

- TÝ CỐT THƯƠNG 臂骨伤

Bao gồm gãy xương cổ tay, gãy xương trụ cẳng tay, hoặc gãy cả xương trụ lẫn xương cổ tay. Nguyên nhân do bị té ngã, bị đánh. Triệu Triệu chứng: sưng đau tại chỗ gãy, vận động hạn chế, có mối gãy, chỗ gãy biến dạng, sờ nắn có âm thanh của xương.

- TÝ HUY XÍCH LẠN 眦帏赤烂

Xem mục Tý xích lạn.

- TÝ KHÍ 痹气

Các bệnh lý do khí huyết bế tắc không thông. Nguyên nhân do dương hư, hàn thịnh làm cho doanh vệ không được điều hòa, huyết không lưu thông, chủ yếu là các chứng đau.

- TÝ LẬU 眦漏

Tức Lậu tinh.

- TÝ NGỌ LƯU CHÚ 子午流注

Phương pháp chọn huyệt châm cứu xưa. Chọn 5 du huyệt trong 12 kinh làm cơ sở, phối hợp với sự biến đổi của năm, tháng, ngày, giờ, can, chi để biết được sự đóng mở của huyệt, từ đó mới chọn lấy huyệt châm. Nếu chọn đúng, tính đúng thì hiệu quả điều trị rất cao đồng thời số lượng huyệt châm cũng rất ít.

- TÝ UNG 臂痈

Ung nhọt mọc ở bên ngoài mặt trước cánh tay.

- TÝ XÍCH LẠN 眦赤烂

Thuộc chứng Nhãn huyền xích lạn. Mắt đỏ đau, kèm có lở loét khóe mắt. Nguyên nhân phần nhiều do bên trong có thấp nhiệt tà uất kết, lại gặp thêm chứng ngoại cảm phong hàn gây ra.

- TỲ

Một trong ngũ tạng. Quan niệm của Đông y về ‘Tỳ’ khác với quan niệm của Y học hiện đại về ‘Lá lách’ từ cấu tạo, vị trí giải phẫu và chức năng. Chức năng sinh lý của Tỳ chủ yếu là hấp thu và vận chuyển các vật chất dinh dưỡng đến các tổ chức khí quan trong cơ thể, tham dự vào tiến trình trao đổi thủy dịch và thống nhiếp sự tuần hành của huyết dịch đến huyết quản. Như một số tật bệnh về hệ tiêu hóa, phù thũng, các chứng xuất huyết mạn tính đều có quan hệ đến sự rối loạn của các chức năng ở tạng Tỳ.

- TỲ ÂM 脾阴

Âm dịch của Tỳ (bao gồm huyết dịch và tân dịch). Là cơ sở vật chất của các hoạt động chức năng.

- TỲ ÂM HƯ 脾阴虚

Do âm dịch của Tỳ bất túc, dẫn đến chức năng tiêu hóa và hấp thu bị trở ngại. Thường thấy đói mà không muốn ăn, người gầy ốm, mệt mỏi, yếu sức, táo bón...

- TỲ BẤT THỐNG HUYẾT 脾不统血

Bệnh lý do Tỳ khí hư không thể thống nhiếp huyết dịch, hoặc huyết không tuần hành trong kinh mạch dẫn đến các bệnh xuất huyết mạn tính, như xuất huyết tử cung…

- TỲ BỆNH 脾病

Một trong những bệnh lý của ngũ tạng.  Triệu chứng: bụng trướng, ruột sôi, tiêu chảy, sắc mặt vàng vọt, bắp thịt teo róc, ăn ít,  khó tiêu, tay chân mệt mỏi yếu sức, phù thũng, lòi trôn trê. Nguyên nhân phần lớn do ăn uống, làm việc quá nhọc mệt gây ra, chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn, thủy thấp bị đình trệ không hóa được, hoặc Tỳ dương hư suy, trung khí hạ hãm gây ra.

- TỲ CAM 脾疳

Một trong năm loại cam. Chứng cam tích thường gặp ở trẻ em. Thường thấy cơ thể trẻ gầy mòn, tinh thần mỏi mệt, yếu sức, lười bú sữa, sắc mặt vàng vọt, bụng to như cái trống, da bụng nổi gân xanh (tuần hoàn bàng hệ), đại tiện phân lỏng, thối khắm, đêm ngủ không yên, hay khóc, hay quấy. Nguyên nhân do Tỳ Vị bị hư tổn, chức năng vận hóa thủy thấp bị rối loạn.

- TỲ CHỦ CƠ NHỤC 脾主肌肉

Một trong những chức năng của Tỳ.  Tác dụng sinh lý của Tỳ là cung cấp các vật chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ nhục và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường. Khi Tỳ có bệnh thì xuất hiện bắp thịt teo róc, mềm nhão, yếu sức. Thường dẫn đến gầy mòn dần dần.

- TỲ CHỦ HẬU THIÊN 脾主后天

Con người sau khi sinh ra, từ sinh trưởng, phát dục chủ yếu nhờ vào các vật chất dinh dưỡng cung cấp. Để có được các chất này hoàn toàn nhờ vào tác dụng tiêu hóa và hấp thu của Tỳ Vị. Cho nên nói Tỳ chủ hậu thiên là như thế.

- TỲ CHỦ TỨ CHI 脾主四肢

Một trong các công năng của Tỳ. Tỳ có công năng là đưa các vật chất dinh dưỡng cung cấp cho tứ chi, giúp cho tứ chi duy trì các hoạt động bình thường. 

- TỲ CHỦ THĂNG THANH 脾主升清

Một trong những chức năng của Tỳ. ‘Thăng’ là đi lên. ‘Thanh’ chỉ vật chất tinh vi. Tỳ có chức năng đưa các vật chất dinh dưỡng đến Tâm, Phế để nuôi dưỡng các tổ chức khí quan toàn thân. Các chức năng này chủ yếu lấy sự thăng phát làm chủ, cho nên nói Tỳ khí chủ thăng thanh là căn cứ vào cách nói này.

- TỲ CHỦ TRUNG ƯƠNG 脾主中央

Dựa vào sự phân loại của học thuyết ngũ hành. Căn cứ vào sự phối hợp ngũ hành và ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) thì Tỳ thuộc trung ương, thuộc thổ. Nhưng chủ yếu nói đến tác dụng của Tỳ là đem chất dinh dưỡng đến với các tổ chức khí quan cơ thể.

- TỲ CHỦ VẬN HÓA 脾主运化

Một trong những chức năng chủ yếu của Tỳ. Tỳ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn đồng thời vận chuyển các chất này đi khắp cơ thể, thông qua quá trình vận chuyển các chất đã được thủy phân và thanh lọc thủy thấp. Tỳ còn tham gia điều tiết sự trao đổi thủy dịch toàn cơ thể.

- TỲ CHỦ VI VỊ HÀNH KỲ TÂN DỊCH  脾主为胃行其津液

Tỳ có tác dụng đưa các vật chất dinh dưỡng sau khi được dạ dày (Vị) thu nhận và tiêu hóa các thức ăn uống đến các tạng phủ và các tổ chức khác trong cơ thể. Đó là nói dạ dày (Vị) chỉ là một cái kho cấp dưỡng, mà cái chính yếu ‘Hành kỳ tân dịch’ (vận chuyển tân dịch) thì phải dựa vào công năng vận hóa của Tỳ.

- TỲ DƯƠNG 脾阳

Chức năng sinh lý của Tỳ trong quá trình hoạt động đối với các tạng phủ khác có tác dụng sản sinh ra nhiệt lượng. Nhiệt lượng theo Đông y chính là Tỳ dương. Nếu Tỳ dương hư xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, thủy thấp đình trệ, phù thũng, tay chân không ấm.

- TỲ DƯƠNG HƯ 脾阳虚

Chứng Tỳ dương hư: chứng trạng chủ yếu là Vị quản lạnh đau, bụng trướng đầy, nấc cục, nôn ói, kém ăn, tiêu chảy hoặc lỵ kéo dài, mỏi mệt, đái ít, phù thũng, gầy còm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư hoãn. Còn gọi là Tỳ Vị hư hàn.

- TỲ HỢP VỊ 脾合胃

Mối quan hệ giữa Tỳ và Vị. Tỳ và Vị có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau, sự tương hợp này là mối liên hệ tạng phủ biểu lý với nhau. Thông qua mối liên hệ kinh lạc, thể hiện sự phối hợp với nhau về công năng sinh lý. Tuy nhiên khi có bệnh lý thì cũng ảnh hưởng lẫn nhau.

- TỲ HƯ 脾虚

Do Tỳ khí hư nhược hoặc Tỳ âm bất túc. Trên lâm sàng có các chứng tiêu hóa kém, bụng đầy, sôi bụng, tiêu chảy...

- TỲ HƯ ĐA DIÊN 脾虚多涎

Chứng nhiều nhớt dãi do Tỳ khí hư nhược không thể thống nhiếp huyết dịch. Triệu chứng: tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, đàm dãi nhiều, trong, loãng.

- TỲ HƯ ĐỚI HẠ 脾虚带下

Một trong các chứng đới hạ. Do chức năng kiện vận thủy thấp của Tỳ bị rối loạn, thấp tà tụ lại dồn xuống hạ tiêu, làm tổn thương hai mạch Nhâm, Đới gây bệnh. Triệu chứng: đới hạ ra nhiều, sắc trắng hoặc vàng nhạt, như nước bọt rỉ rả ra không dứt, kèm thấy sắc mặt vàng nhợt, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, lưng bụng nặng trằn, hoặc thấy chi dưới sưng phù, đại tiện không bón.

- TỲ HƯ KINH BẾ 脾虚经闭

Một trong những chứng bế kinh. Triệu chứng: Ngoài chứng kinh bế ra, còn kèm thấy ăn uống không ngon, ngực bụng đầy tức, kết khối, đại tiện không thông. Nguyên nhân do Tỳ Vị bị tổn thương, ăn uống giảm sút, nguồn sinh hóa không đủ, nên không sinh sản ra huyết dịch.

- TỲ HƯ THẤP KHỐN 脾虚湿困

Do chức năng vận hóa thủy thấp của Tỳ bị suy kém, làm cho thủy thấp ứ trệ, trở ngại sự vận hóa của Tỳ. Chứng trạng chủ yếu là ăn uống kém, vị quản đầy, đại tiện lỏng, lợm giọng nôn ói, chân tay uể oải, nặng thì phù thũng, rêu lưỡi dày nhớt, mạch hoãn...

- TỲ HƯ TIẾT TẢ 脾虚泄泻

 Chứng tiêu chảy, do Tỳ hư, chức năng vận hóa kém, không tiêu hóa được thủy cốc gây bệnh. Triệu chứng: tiêu chảy, ăn uống kém, sắc mặt vàng úa, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhược...

- TỲ KHAI KHIẾU VU KHẨU 脾开窍于口

Tỳ có quan hệ mật thiết với vị giác và ăn uống. Khi tạng Tỳ bị bệnh, cũng làm ảnh hưởng đến khẩu vị. Như Tỳ hư, phần lớn vị giác có cảm giác nhạt nhẽo, không mùi vị.

- TỲ KHÁI 脾咳

Chứng ho do Tỳ có bệnh. Triệu chứng khi ho đau ở hạ sườn phải, đau lan tới vai lưng, nặng thì không xoay trở được, hễ cử động thì ho tăng.

- TỲ KHÍ 脾气

Công năng vận hóa của Tỳ. Bao gồm tiêu hóa thức ăn, vận chuyển chất dinh dưỡng và thủy dịch, thống nhiếp việc tuần hành của huyết dịch trong huyết quản.

- TỲ KHÍ BẤT THĂNG 脾气不升

Do chức năng của Tỳ suy nhược, không đưa chất tinh vi của thủy cốc lên đến Tâm Phế. Thường thấy sắc mặt không tươi, choáng váng, hơi thở ngắn, ăn uống kém, người mệt mỏi hoặc nhìn vật không rõ, tai điếc, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư hoãn.

- TỲ KHÍ BẤT THƯ 脾气不舒

Nguyên nhân do chức năng sơ tiết của Can khí bị rối loạn, hoặc do thấp tà xâm nhập vào bên trong làm ảnh hưởng đến chức năng hấp thu và tiêu hóa của Tỳ. Triệu chứng: ngực bụng trướng đầy, tiêu hóa không tốt, chán ăn, nấc cục.

- TỲ KHÍ CHỦ THĂNG 脾气主升

Tức Tỳ chủ thăng thanh.

- TỲ KHÍ HẠ HÃM 脾气下陷

Tức Trung khí hạ hãm.

- TỲ KHÍ HƯ 脾气虚

Bệnh lý, do chức năng của Tỳ bị suy giảm, gây trở ngại sự hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng.  Thường thấy ăn uống kém, hoặc sau khi ăn trướng bụng, kèm có chóng mặt, xây xẩm, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt không tươi.

- TỲ LAO 脾劳

Một trong ngũ lao. Do no đói thất thường, hoặc buồn lo quá độ làm cho Tỳ bị tổn thương gây nên. Triệu chứng: người gầy mòn, chân tay mỏi mệt, ăn uống kém, đại tiện lỏng nhão...

- TỲ, KỲ HOA TẠI THẦN TỨ BẠCH

脾,其华在唇四白

Chức năng sinh lý của Tỳ biểu lộ ở chung quanh môi. Khi chức năng này bình thường thì môi miệng đỏ tươi, sáng bóng.

- TỲ NHIỆT 脾热

Bệnh lý do nhiệt tà xâm nhập Tỳ hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng gây nên nhiệt chứng như môi đỏ, họng khô, bụng trướng đầy hoặc đau, đại tiện bí kết, tiểu tiện vàng sẻn.

- TỲ NHIỆT ĐA DIÊN 脾热多涎

Do phong nhiệt ủng kết ở Tỳ, làm ảnh hưởng chức năng thống nhiếp thủy dịch của Tỳ sinh ra chứng nhiều đờm dãi.

- TỲ NUY 脾痿

Tức chứng Nhục nuy.

- TỲ OÁ THẤP 脾恶湿

Một trong những đặc điểm sinh lý của Tỳ. Nguyên nhân do thấp tà dễ làm ảnh hưởng tới chức năng vận hóa thủy thấp của Tỳ.

- TỲ PHẾ LƯỠNG HƯ 脾肺两虚

Cả hai tạng Tỳ, Phế đều hư yếu. Thường thấy sắc mặt trắng xanh, ăn uống sút kém, đại tiện phân nát, hụt hơi, ho nhiều đàm, người gầy ốm. Do Tỳ khí suy nhược nên không đưa các vật chất dinh dưỡng lên nuôi dưỡng Phế, làm cho Phế khí cũng hư.

- TỲ PHONG 脾风

➊ Chứng Mạn tỳ phong

➋ Sau khi bị chứng co giật cấp chuyển thành chứng sốt rét.

- TỲ THẬN LƯỠNG HƯ 脾肾两虚

Do Thận dương suy yếu, không thể ôn dưỡng Tỳ dương hoặc do Tỳ dương hư lâu ngày không sung dưỡng Thận dương mà sinh ra chứng Tỳ Thận dương hư. Thường thấy người mát, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, lưng gối hoặc bụng dưới lạnh đau, đại tiện ra phân sống hoặc đi tiêu vào lúc sáng sớm, hoặc phù thũng, tiểu không thông hoặc tiểu nhiều, lưỡi thon, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm nhược.

- TỲ THẤT KIỆN VẬN 脾失健运

Bệnh lý do công năng vận hóa của Tỳ rối loạn. Xuất hiện các chứng trạng rối loạn tiêu hóa như trướng bụng kém ăn, sôi bụng, tiêu chảy... Bệnh lâu ngày thấy sắc mặt vàng vọt, teo cơ, chân tay yếu sức, hoặc phù thũng...

 - TỲ THỐNG HUYẾT 脾统血

 Một trong những chức năng chủ yếu của Tỳ. Tỳ có công năng thống nhiếp huyết dịch khiến cho huyết dịch vận hành bình thường trong mạch máu, không tràn ra bên ngoài. Khi chức năng của Tỳ bị trở ngại, thường thấy các bệnh lý xuất huyết.

- TỲ THỦY

Triệu chứng: Bụng to, tiểu tiện khó, thiếu hơi, chân tay nặng nề. Xem mục Ngũ thủy.

- TỲ TIẾT 脾泄

Chứng tiêu chảy do bệnh lý ở Tỳ. Thường kèm thấy người nặng nề, trong bụng không có cảm giác thoải mái, sắc mặt vàng vọt.

- TỲ TIÊU 脾消

Còn gọi là trung tiêu, ăn nhiều mau đói, nhưng người vẫn gầy ốm. Nguyên nhân phần lớn là do Vị hỏa thịnh gây ra.

- TỲ TINH 脾精

Tinh khí của Tỳ. Tức các chất tinh túy có từ thức ăn uống được Tỳ tiêu hóa và hấp thu. Thuộc về Tỳ dương, là cơ sở vật chất giúp Tỳ làm tốt nhiệm vụ của mình.

- TỲ TÝ 脾痹

Chứng tý thuộc ngũ tạng. Nguyên nhân do cơ tý để lâu ngày chữa không khỏi, lại cảm phải ngoại tà, hoặc do ăn uống không điều độ, làm cho Tỳ khí bị tổn thương gây ra bệnh. Triệu Triệu chứng: tứ chi mỏi, ngực khó chịu, ho, nôn mửa ra nước trong, ngực bụng tức trướng, không thiết ăn uống, ho.

- TỲ ƯỚC 脾约

Chứng Tỳ hư. Do khí hư không chuyển hóa tân dịch, tân dịch trong đường ruột không đủ nên sanh ra các chứng táo bón, phân khô kết.

- TỲ VI DIÊN 脾为涎

Xem Ngũ tạng hóa dịch.

- TỲ VI SINH HÓA CHI NGUYÊN 脾为生化之原

Tức Tỳ chủ trung châu.

- TỲ VỊ ÂM HƯ 脾胃阴虚

Tức Tỳ âm hư.

- TỲ VỊ THẤP NHIỆT 脾胃湿热

Chứng thấp nhiệt uất tích ở Tỳ Vị. Chứng trạng chủ yếu là: thân thể và mắt đều vàng, bụng trướng, ăn uống giảm sút, lợm giọng, người mệt mỏi, đái ít mà vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác.

- TỴ

Một trong ngũ quan. Tức lỗ mũi. Là cơ quan khứu giác có nhiệm vụ ngửi, cũng là cửa ngõ của Phế, Tỵ có quan hệ mật thiết với Tỳ và Đởm.

- TỴ CAM 鼻疳

Do ăn bú không điều độ, thượng tiêu có tích nhiệt, ủng trệ ở trong phổi gây ra. Thường thấy lỗ mũi đỏ ngứa, lở loét lan xuống môi, khạc đàm vàng nhiều, da khô lông rụng, lòng bàn tay chân nóng, hoặc hai bên lỗ mũi lở, chảy mủ.

- TỴ CAN TÁO鼻干燥

Lỗ mũi khô, không có nước mũi. Nguyên nhân do Phế táo, Phế hư, âm huyết bất túc gây ra.

- TỴ CHÂM LIỆU PHÁP 鼻针疗法

Phương pháp châm vào các huyệt vị xung quanh lỗ mũi để phòng và trị bệnh. Dùng liệu pháp này có tác dụng chữa viêm khớp, đau dây thần kinh, ho và hen suyễn.

- TỴ CHUẨN 鼻准

Tức chóp mũi.

- TỴ CỪU 鼻鼽

Chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nhảy mũi. Nguyên nhân do Phế khí hư, vệ khí không cố, kèm có phong hàn gây ra bệnh. Tương đương với chứng viêm mũi dị ứng.

- TỴ ĐINH 鼻疔

Chỉ trong lỗ mũi nổi nhọt, sưng đỏ trướng đau, gây bế tắc lỗ mũi ảnh hưởng đến hô hấp. Nguyên nhân do hỏa độc ngưng tụ ở Phế kinh mà gây ra.

- TỴ KHIẾU BẤT LỢI 鼻窍不利

Tức Tỵ tắc.

- TỴ KHỔNG 鼻孔

Một trong thất khiếu, chỉ hai lỗ mũi.

- TỴ LẬU 鼻漏

Chảy nước mũi. Nguyên nhân do lỗ mũi bị lở ngứa không chữa gây ra hoặc do tiên thiên bất túc.

- TỴ LƯƠNG 鼻梁

Sống mũi. Quan sát nơi này để biết bệnh lý ở tạng Can.

- TỴ NIÊN 避年

Tức Kinh bế.

- TỴ NỤC 鼻衄

Chảy máu mũi. Nguyên nhân do nhiệt ủng kết ở Phế, bức huyết vọng hành; hoặc do Vị nhiệt hun đốt; hoặc Can hỏa thiên vượng; hoặc do Phế Thận âm hư; hoặc do đầu phong, do uống rượu quá nhiều đều có thể gây chảy máu mũi.

- TỴ NỤC HUYẾT 鼻衄血

Chảy máu mũi, chảy máu cam. Xem Tỵ nục.

- TỴ PHONG 鼻风

Trẻ mới sinh do bị nghẹt mũi không thể bú sữa được. Nguyên nhân do cảm phong hàn mà gây ra.

- TỴ SANG 鼻疮

Trên lỗ mũi nổi nhọt lở to như hạt gạo, nặng thì bên ngoài mũi sưng đỏ đau nhức như bị lửa đốt. Nguyên nhân do nhiệt độc xông bốc lên Phế kinh gây ra.

- TỴ TẮC 鼻塞

Nghẹt mũi không thông. Nguyên nhân do phong hàn hoặc phong nhiệt làm cho Phế khí không tuyên gây ra, thường kèm có các biểu chứng khác.

- TỴ TẮC NHỤC 鼻塞肉

Tức Tỵ tức nhục.

- TỴ THẤT 鼻窒

Tức Tỵ tắc.

- TỴ THỐNG 鼻痛

Do hỏa hun đốt Phế kinh hoặc ăn quá nhiều các thức ăn cao lương hậu vị, bên trong sinh thấp tà, bên ngoài lại cảm phải phong hàn gây ra.

- TỴ THŨNG 鼻肿

Lỗ mũi đột nhiên sưng tấy, đau nhức khó chịu. Nguyên nhân do hỏa độc hun đốt Phế kinh gây ra.

- TỴ THƯ 鼻疽

Nhọt mọc trên sống mũi.  Sơ khởi thấy nhọt nổi cứng, màu tím, vùng cục bộ có cảm giác nóng đau, dần dần nung mủ. Nguyên nhân phần nhiều do Phế hỏa hun đốt, nhiệt độc ngưng tụ gây ra.

- TỴ TIẾT 鼻疖

Chứng u nhọt ở lỗ mũi, do Phế kinh có nhiệt. Thường thấy bên trong hoặc bên ngoài lỗ mũi nổi nhọt, vùng cục bộ sưng nóng đỏ đau, lâu thì hóa mủ, trong vòm họng xuất hiện ngòi mủ, đồng thời vùng môi má sưng đỏ, người có cảm giác khó chịu.

- TỴ TOẠI 鼻隧

❶ Bộ phận tiền đình trong lỗ mũi và con đường lưu thông trong khoang mũi. ❷ Tức 2 cánh mũi.

- TỴ TRĨ 鼻痔

Tức Tỵ tức nhục.

- TỴ TRUNG XUẤT HUYẾT 鼻中出血

Tức chứng Tỵ nục.

- TỴ TRỤ 鼻柱

Tức Tỵ lương.

- TỴ TỨC NHỤC 鼻瘜肉

Chỉ trong mũi mọc cục thịt. Triệu chứng: nghẹt mũi, khứu giác giảm sút. Nguyên nhân do phong hàn uất trệ ở Phế, tân dịch ủng tắc gây ra (Tương đương với chứng polip mũi – Mũi mọc thịt thừa).

- TỴ UYÊN 鼻渊

Bệnh chứng. Do phong hàn hoặc phong nhiệt, hoặc Đởm di nhiệt ở não, hoặc kiêm khí hư gây ra. Triệu chứng: nghẹt mũi, không biết mùi thơm thối, nước mũi vàng tanh hôi, váng đầu, đau đầu, hay quên... Tương đương với viêm hốc mũi.

- TỴ XÍCH 鼻赤

Tức bệnh lỗ mũi đỏ. Tức Tửu tra tỵ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top