Đông Dược Công Đức

kiến thức đông y ; phòng đông y quận 2 ; mỹ phẩm đông y ; thuốc thiên nhiên đông dược công đúc

sách về thuốc đông y ,cây thuốc đông y , bài thuốc đông y, thưc phẩm chức năng , sách y học đông y ,

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức
Đông Dược Công Đức
Chi tiết bài viết

NHỮNG BÀI THUỐC NAM CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN CẤP, MẠN TÍNH

 

Lương y Nguyễn Công Đức

Nguyên Giảng viên ĐH Y Dược TP. HCM

 

Bài 1: Tang cúc lô căn 

Bài thuốc:

         Tang diệp 20g, Cúc hoa 20g, Cát cánh 12g, Hạnh nhân 10g, Liên kiều 10g, Lô căn 20g.

Chủ trị:

         Chữa các chứng viêm phế quản cấp thuộc thể phong nhiệt phạm phế mhư: Ho, tiếng ho nặng hoặc đàm vàng hơi thở ồ ồ, sốt không cao, đổ mồ hôi, miệng hơi khát, họng đau, tiểu vàng, mạch phù sác.

Công hiệu:

         Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Ho do phong hàn không nên chọn dùng bài này.

Giải thích:

         Trong bài Tang diệp, Cúc hoa có tác dụng tân lương thanh thấu, sơ phong thanh nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh tuyên giáng phế khí, chỉ khái hóa đàm; Liên kiều thanh tâm tiết nhiệt; Lô căn thanh nhiệt sinh tân chỉ khát. Các vị cùng dùng chung với nhau có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.

Bài 2: Bách hợp tang hạnh 

Bài thuốc:

         Bách hợp 20g, Bông cây sò huyết 20g, Hạnh nhân 10g, Tang bạch bì 20g.

Chủ trị:

         Dùng chữa các chứng ho hơi thở ồ ồ, họng khô ngứa, đàm ít hoặc kèm có phát sốt, đau đầu trong viêm phế quản.

Công hiệu:

         Nhuận phế hóa đàm chỉ khái.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Đối với chứng viêm phế quản cấp do phế hư, hàn đàm và chứng cầu phân sệt do tỳ hư thì không nên chọn dùng bài thuốc này.

Giải thích:

         Bông cây sò huyết sử dụng trong bài có tác dụng chỉ khái hóa đàm nhuận phế hạ khí; Hạnh nhân tuyên phế chỉ khái hóa đàm; Tang bạch bì vị ngọt tính mát có tác dụng tả phế bình suyễn; Bách hợp nhuận phế chỉ khái. Các vị khi dùng chung với nhau là có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế chỉ khái hóa đàm.

Bài 3: Khương bối tang ngư 

Bài thuốc:

         Qua lâu nhân 20g, Qua lâu bì 20g, Xuyên bối mẫu 10g, Tang bạch bì 20g, Ngư tinh thảo 30g.

Chủ trị:

         Ho tiếng đàm nặng đục, đàm vàng đặc nhiều hoặc kèm có tanh hôi, mặt đỏ miệng khô ráo lưỡi đỏ rêu vàng.

Công hiệu:

         Thanh nhiệt tuyên phế điều đàm chỉ khái.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Các chứng ho không có nhiệt chứng hoặc tỳ vị hư nhược thì thận trọng khi dùng bài này.

Giải thích:

         Qua lâu dùng để làm thuốc thì có phân ra Qua lâu nhân và Qua lâu bì. Qua lâu nhân giỏi về tuyên phế hóa đàm nhuận trường thông tiện; Qua lâu bì giỏi về thanh hóa nhiệt đàm khoan hung lợi khí. Trong bài cả 2 vị được dùng chung với nhau thì vừa có tác dụng khoan trung lợi khí, thanh điều đàm nhiệt mà còn thông qua tác dụng nhuận trường thông tiện mà đưa đàm xuống dưới; Xuyên bối mẫu giỏi về thanh hóa nhiệt đàm; Tang bạch bì tả phế mà giáng khí; Ngư tinh thảo thanh phế nhiệt mà tiêu đàm. Các vị cùng dùng thì có tác dụng thanh nhiệt điều đàm. Nếu chứng trạng còn nhẹ có thể dùng Xuyên bối mẫu 10g, Ngư tinh thảo 30g, xương sống heo 500g, Đại táo 5 trái hầm lấy nước uống.

Bài 4: Thanh táo nhuận phế 

Bài thuốc:

         Mạch môn 20g, Sa sâm 20g, Hạnh nhân 10g, Tang diệp 20g, Bách hợp 20g, Lê tươi 1 trái.

Sa sâm

Chủ trị:

         Ho khan không đàm, kèm có miệng khô, họng ráo, tiểu vàng, cầu táo.

Công hiệu:

         Dưỡng âm nhuận táo, thanh phế chỉ khái.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Các chứng ho hàn, vị hàn thận trọng khi dùng bài này.

Giải thích:

         Hàn tà dễ gây tổn thương phế. Trong bài dùng Mạch môn, Sa sâm, Bách hợp, Trái lê tươi có tác dụng dưỡng phế âm mà nhuận phế táo; Tang diệp có tác dụng thanh phế nhiệt, Hạnh nhân tuyên phế giáng khí. Cả bài đều có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, tuyên phế, chỉ khái.

Bài 5: Sơphong thanh phế 

Bài thuốc:

         Tang diệp 20g, Liên kiều 10g, Cam thảo đất 20g, Lô căn 20g, Hạnh nhân 12g.

Chủ trị:

         Chữa các chứng viêm phổi mới phát gây sốt, sợ lạnh, toàn thân đau mỏi, ho, tức ngực.

Công hiệu:

         Tân lương giải biểu tuyên phế chỉ khái.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Phế hư, vị hàn thận trọng khi dùng bài này.

Giải thích:

         Phong nhiệt khi phạm vào phế khí không tuyên giáng mà sinh bệnh. Chữa nên tuyên phế làm chủ. Trong bài các vị Tang diệp, Liên kiều có vị cay mát có tác dụng thấu biểu để tán nhiệt tà ra ngoài; Cam thảo đất giải nhiệt độc; Lô căn tiết nhiệt sinh tân; Hạnh nhân tuyên phế chỉ khái. Các vị cùng dùng chung với nhau thì có tác dụng tân lương giải biểu, tuyên phế chỉ khái.

Bài 6: Mạch đông bách hợp ý nhân 

Bài thuốc:

         Mạch môn 20g, Bách hợp 30g, Ý dĩ nhân 30g.

Chủ trị:

         Viêm phế quản thường thấy khó khạc đàm, miệng khô.

Công hiệu:

         Nhuận phế chỉ khái hóa đàm.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Viêm phế quản không có nhiệt chứng thì không nên dùng bài này.

Giải thích:

         Mạch môn có tác dụng dưỡng âm nhuận phế táo; Bách hợp nhuận phế chỉ khái, hóa đàm. Ý dĩ nhân thấm thấp lợi thủy, tiêu ung bài nùng. 3 vị cùng dùng chung có công dụng nhuận phế chỉ khái, hóa đàm bài nùng.

Bài 7: Bách bộ đơn cầm 

Bài thuốc:

         Bách bộ 18g, Đơn sâm 20g, Hoàng cầm 10g.

Đơn sâm

Hoàng cầm

Chủ trị:

         Lao phổi thấy ho đàm ít sốt về chiều, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.

Công hiệu:

         Thanh nhiệt nhuận phế ức khuẩn.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Tỳ vị hư hàn thì không nên chọn dùng bài này. Cữ ăn các thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Phụ nữ có thai không dùng.

Giải thích:

         Lao phổi là do vi trùng lao gây ra. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy Bách bộ, Đơn sâm đều có tác dụng ức chế vi trùng lao ở người, Hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt tả phế hỏa. Có nơi người ta dùng 3 vị thuốc trên chế thành viên nén uống chữa bệnh lao có kết quả tốt.

Bài 8: Hoàng ngư  bối địa

Bài thuốc:

         Hoàng tinh 30g, Ngư tinh thảo 20g, Xuyên bối mẫu 10g, Địa cốt bì 20g.

Hoàng tinh

Địa cốt bì

Chủ trị:

         Chữa lao phổi thấy ho kéo dài đàm ít hoặc đàm vàng xanh, 2 gò má đỏ. Sốt nhẹ, mồ hôi trộm.

Công hiệu:

         Dưỡng âm nhuận phế.

Cách dùng:

         Mỗi ngày 1 thang, đổ 3 chén nước (600 ml) sắc còn 1 chén rưỡi (150 ml). Uống ấm 3 lần,mỗi lần nửa chén.

Cấm kỵ:

         Người tỳ vị hư hàn không nên chọn dùng bài này. Cử ăn các thức ăn cay nóng, rượu bia thuốc lá.

Giải thích:

         Hoàng tinh có tác dụng dưỡng âm nhuận phế. Nghiên cứu thực nghiệm của dược lý hiện đại cho thấy nước sắc hoàng tinh có tác dụng trên chuột và heo (lợn) bị mắc bệnh lao. Hiệu quả gần giống như Rimifon (isoniazid) ; Ngư tinh thảo thanh nhiệt hóa đàm; Xuyên bối mẫu thanh phế hóa đàm chỉ khái; Địa cốt bì dưỡng âm thanh hư nhiệt. các vị cùng dùng thì có công dụng thanh nhiệt tư âm nhuận phế. Có thể dùng trong lao phổi thể xuất tiết và hang lao có các chứng như ho, sốt nhẹ, mồ hôi trộm.

 

Sản phẩm liên quan
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top